Các biện pháp phòng chống rầy lưng trắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống rầy lưng trắng sogatella furcifera horvath tại yên mỹ, hưng yên năm 2019 (Trang 37 - 43)

Phần 3 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.4. Các biện pháp phòng chống rầy lưng trắng

3.4.4.1. Xác định mức độ nhiễm rầy lưng trắng của một số giống lúa trồng phổ biến tại Hưng Yên

Hưng yên đối với rầy lưng trắng theo 2 phương pháp: Phương pháp đánh giá trong ống nghiệm và phương pháp đánh giá trên khay mạ, với nguồn rầy phục vụ cho thí nghiệm được chuẩn bị sẵn là rầy lưng trắng tuổi 2.

- Thí nghiệm được thực hiện với giống lúa: Syn 6; Thục Hưng; KD18; TH3-3; Nếp87, Nếp TK 90; Q5; Bắc thơm số 7, giống Q5...

Sử dụng giống chuẩn nhiễm là TN1

Đánh giá khả năng chống chịu của các giống lúa với rầy lưng trắng trong ống nghiệm

- Thí nghiệm đánh giá khả năng chống chịu của các giống với rầy lưng trắng trong ống nghiệm theo phương pháp đánh giá tính kháng của 1 số giống với rầy nâu và rầy lưng trắng của Hồ Thị Thu Giang và cs. (2012).

- Chuẩn bị cây lúa: Các giống lúa được gieo vào các khay nhựa, khi cây mạ được 3 lá tiến hành thí nghiệm.

- Tiến hành thí nghiệm: Mỗi giống lúa chọn 1 dảnh sinh trưởng tốt, nhổ khỏi khay, rũ bỏ đất và rửa sạch, dùng bông thấm nước quấn quanh gốc mạ và cho vào ống nghiệm (kích thước Ø2,0 x 20cm). Bông được thấm nước đủ ẩm để giữ cho cây mạ luôn tươi. Mỗi công thức (giống lúa) gồm 3 lần nhắc lại trong 3 ống, sau đó dùng ống hút 5 cá thể rầy non tuổi 2 thả vào mỗi ống nghiệm. Đánh số thứ tự trên ống nghiệm theo từng giống của từng lần lặp lại. Hàng ngày kiểm tra, bổ sung giữ cho bông luôn ẩm đảm bảo cho cây mạ sinh trưởng tốt.

Cấp hại của rầy lưng trắng trên cây mạ được đánh giá vào thời điểm 5 đến 7 ngày sau lây nhiễm rầy lưng trắng, khi có 1 trong các giống lúa bắt đầu khô chết do rầy lưng trắng gây hại. Cấp hại được đánh giá theo triệu chứng cây mạ bị hại như sau:

Cấp hại và triệu chứng cây mạ bị hại

Cấp hại Tỉ lệ chết của rầy nâu nhỏ và triệu chứng cây mạ

0 ≥ 70% rầy chết, cây mạ khỏe. 1 < 70% rầy chết cây mạ khỏe.

3 Cây mạ bị biến vàng bộ phận (≤ 50%)

5 Hầu hết các bộ phận cây bị biến vàng (> 50%) 7 Cây mạ đang héo

Dựa trên cấp hại để xác định mức độ mẫn cảm của giống gồm: Mức kháng cao từ 0-2,5 điểm; mức kháng từ 2,6-3,5 điểm; mức kháng vừa từ 3,6-4,9 điểm; nhiễm vừa từ 5,0-6,0; mức nhiễm từ 6,1-7,0; mức nhiễm nặng từ 7,1-9,0.

Đánh giá mức độ nhiễm rầy lưng trắng của các giống lúa trên khay mạ

- Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp đánh giá khả năng nhiễm của các giống lúa với rầy trong khay mạ của Viện lúa Quốc tế (IRRI, 2002).

- Thí nghiệm được thực hiện với giống lúa: Syn 6; Thục Hưng; KD18; TH3-3; Nếp 87, Nếp TK 90; Q5; Bắc thơm số 7, giống Q5,… và giống chuẩn nhiễm TN1.

- Chuẩn bị khay mạ: Các giống lúa được ngâm ủ nảy mầm và mỗi giống lúa được gieo một hàng trong khay, khay có kích thước 22cm x 30 cm, mỗi hàng (giống lúa) gồm 10 cây, các hàng mạ cách nhau 2 cm. Mỗi giống được gieo 1 hàng theo thứ tự ngẫu nhiên trên khay mạ, thí nghiệm được lạp lại 3 lần trên 3 khay mạ. Khi cây lúa được 2,5 lá thì tiến hành thí nghiệm thả rầy lưng trắng.

- Tiến hành thí nghiệm: Dùng ống hút, hút thả 25 con rầy non tuổi 2 trên một hàng mạ.

- Đếm số rầy tập trung trên mỗi giống lúa tại thời điểm 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày và 9 ngày sau thả.

- Đánh giá mức độ gây hại của rầy nâu, rầy lưng trắng trên các giống lúa: Đánh giá cấp hại của từng hàng mạ của mỗi giống lúa trong khay sau 9 ngày thả rầy lưng trắng theo thang 9 cấp và xác định mức độ nhiễm của từng giống theo phương pháp triển khai trong ống nghiệm.

Thang điểm đánh giá tính chống chịu của rầy lƣng trắng

Thang điểm Triệu chứng cây mạ Mức độ nhiễm

0 Không bị hại Kháng cao 1 Bị hại rất nhẹ Kháng cao 3 Lá thứ nhất và lá thứ 2 của hầu hết cây mạ bị biến

vàng cục bộ Kháng 5 Cây biến vàng và còi cọc rõ rệt, 10-25% số cây

héo hoặc chết, số cây còn lại còi cọt nghiêm trọng Nhiễm TB 7 Hơn ½ số cây chết Nhiễm 9 Tất cả cây mạ chết Nhiễm nặng

3.4.4.2. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc xử lý hạt giống đối với rầy lưng trắng

- Công thức thí nghiệm: 04 công thức, nhắc lại 03 lần, mỗi 0l lần nhắc lại trong 1 xô nhựa (Ø25cm x 30cm).

- Phương pháp xử lý hạt giống: theo hướng dẫn xử lý thuốc của nhà sản xuất, kinh doanh và theo từng loại thuốc.

- Phương pháp tiến hành:Mộng mạ sau khi đã được xử lý thuốc tiến hành gieo vào các xô nhựa (20 hạt gieo/xô), các xô nhựa phía trên được quay bằng mika trong để rầy không thoát ra ngoài. Đặt xô nhưa thí nghiệm trong nhà lưới. Khi cây mạ có 1 lá thật thì tiến hành thả rầy lưng trắng vào xô nhựa, mỗi xô thả 50 cá thể rầy lưng trắng tuổi 2 - 3. Nhắc lại 3 lần (3 xô)

- Thời gian theo dõi: Đếm số lượng rầy lưng trắng còn sống sau thả 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày sau khi thả.

Công thức Thuốc xử lý hạt giống Hoạt chất Liều lƣợng (g,ml/1kg giống) 1 Cruiser Plus 312,5 FS Thiamethoxam 262.5g/l + Difenoconazole 25g/l + Fludioxonil 25g/l 0,5

2 Kola Gold 660 WP Imidacloprid 300g/kg +

Metconazole 360g/kg 1,0 3 Sakura 40WP Dinotefuran 25% + Hymexazol

(min 98%) 15% 0,5 4 Đối chứng Không xử lý thuốc

- Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng rầy lưng trắng sống; Hiệu lực của thuốc (%).

3.4.4.3. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với rầy lưng trắng bằng biện pháp phun tiễn chân mạ

Công thức Thuốc thí nghiệm Hoạt chất Liều lƣợng (kg,lít/ha)

1 Chess 50WG Pymetrozine (min 95%) 0,30 2 Penalty 40WP Acetamiprid 20% + Buprofezin 20% 1,00 3 Lobby 25WP Buprofezin (min 98 %) 0,70 4 Pexena 106 SC Triflumezopyrim 0,25 5 Đối chứng Phun nước lã

- Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm được triển khai với 5 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại trong các xô nhựa, kích thước xô (Ø25cm x 30cm), phía

trên xô được quây bằng mika trắng. - Phương pháp tiến hành: Giống lúa được ngâm ủ nảy mầm và gieo vào trong các khay nhựa kích thước (20x30 cm), mỗi khay ứng với 1 một công thức.

Khi cây mạ được 2,5-3 lá tiến hành phun thuốc tiễn chân mạ theo công thức trên. Sau 2 – 3 ngày phun thuốc tiến hành nhổ mạ cấy vào các xô nhựa, mỗi xô nhựa cấy 10 dảnh mạ.Sau khi cấy lúa 3 ngày tiến hành thả rầy lưng trắng. Số lượng rầy được thả là 50 con tuổi 2-3/xô. Nhắc lại 3 lần (3 xô).

- Thời gian theo dõi: Đếm số lượng rầy còn sống sau thả 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày sau thả.

- Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng rầy lưng trắng sống; Hiệu lực (%) của thuốc được hiệu chỉnh theo công thức Abbott.

H (%) =

C - T

x 100 C

Trong đó: H là hiệu lực của thuốc

C là số RLT còn sống ở công thức đối chứng T là số RLT còn sống ở công thức thí nghiệm

3.4.4.4. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng

Thí nghiệm được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc trừ rầy hại lúa (QCVN 01-29 : 2010/BNNPTNT). Cụ thể:

- Thí nghiệm diện hẹp, 3 lần nhắc lại: Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB)

- Công thức thí nghiệm:

Công

thức Thuốc thí nghiệm Hoạt chất

Liều lƣợng (lít, kg/ha)

1 PEXENA 106 SC Triflumezopyrim 0,25 2 ACNIPYRAM 50WP Nitenpyram (min 95%) 0,5 3 CHESS 50WG Pymetrozine (min 95%) 0,5 4 OSHIN 20WP Dinotefuran (min 89%) 0,25 5 ĐỐI CHỨNG Phun nước lã

- Diện tích mỗi ô: 30m2, dải bảo vệ 1 m, khoảng cánh giữa các ô 1,0 m, mỗi công thức 1 loại thuốc.

- Thời điểm phun: Phun thuốc 01 lần khi rầy cám rộ mật độ >1.000 con/m2

- Dụng cụ phun thuốc: Dùng bình bơm tay đeo vai. - Lượng nước thuốc phun 400 lít/ha.

- Phương pháp phun rải thuốc: phun ướt đều lá thân, bông, Nếu lúa đang giai đoạn phơi màu thì phun khi chiều mát để hạn chế ảnh hưởng của thuốc tới cây lúa.

- Thời gian điều tra: Điều tra trước phun 1 ngày và sau phun1; 3; 5; 7 và 10 ngày. - Phương pháp điều tra: theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-29 : 2010/BNNPTNT.

- Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ RLT (con/m2).

- Hiệu lực của thuốc được hiệu chỉnh theo công thức Henderson – Tilton. Ta x Cb

H (%) = ( 1 - ) x 100 Tb x Ca

Trong đó: H là hiệu lực của thuốc

Ta là số RLT sống ở các công thức thí nghiệm sau xử lý Tb là số RLT sống ở các công thức thí nghiệm trước xử lý Ca là số RLT sống ở công thức đối chứng sau xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống rầy lưng trắng sogatella furcifera horvath tại yên mỹ, hưng yên năm 2019 (Trang 37 - 43)