4.2.4.1. Tỷ lệ sống sót của rầy lưng trắng S. furcifera ở các pha phát dục
Kết quả theo dõi tỷ lệ sống sót ở các pha phát dục trước trưởng thành của RLT trong quá trình nuôi sinh học ở nhiệt độ 23,12± 0,59 oC, ẩm độ 85,9 ± 0,95% ,thức ăn cung cấp cho RLT là giống lúa bắc thươm 7 kết quả được trình bày tại bảng 4.7.
Khi nuôi RLT bằng giống lúa Bắc thơm số 7 ở giai đoạn cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, tỷ lệ trứng nở đạt 77,06% (tỷ lệ trứng không nở là 22,94%), pha rầy non tuổi 1 đến tuổi 5 có tỷ lệ sống sót khá cao đạt từ 93,69- 97,46%. Như vậy tỷ lệ sống từ
trứng đến trưởng thành vũ hóa đạt là 61,18% (tỷ lệ chết các pha trước giai đoạn trưởng thành là 38,82%).
Bảng 4.7. Tỷ lệ sống sót ở các pha phát dục của rầy lƣng trắng S. Furcifera
trong phòng thí nghiệm Pha phát dục (x) Số cá thể theo dõi (quả, con) Số cá thể chết (quả, con) Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ sống sót (%) Trứng 170 39 22,94 77,06 Rầy non tuổi 1 131 8 6,11 93,85 Rầy non tuổi 2 123 5 4,07 95,93 Rầy non tuổi 3 118 3 2,54 97,46 Rầy non tuổi 4 115 4 3,48 96,52 Rầy non tuổi 5 111 7 6,31 93,69 Tổng 170 66 38,82 61,18
Ghi chú: Điều kiện To: 23,12 ± 0,59 oC, Ao: 85,9 ± 0,95 %
Thức ăn là giống lúa Bắc thơm số 7
Tỷ lệ nở của trứng trong điều kiện nhiệt độ 23,12oC, ẩm độ 85,9 % trong nghiên cứu của chúng tôi là 77,06%, thấp hơn so với kết quả của Đinh Văn Thành và cs. (2011), ở điều kiện nhiệt độ 24,7oC, ẩm độ 64,8%, cùng nuôi trên giống lúa Bắc thơm số 7 tỷ lệ trứng nở là 90,1%. Nhưng cao hơn so với kết quả theo dõi của Nguyễn Đức Khiêm (1995), ở điều kiện nhiệt độ là 24,9 – 26,4oC và ẩm độ là 93 – 94% thì tỉ lệ trứng nở là 47,8%. Theo Hồ Thị Thu Giang và cs.(2011) tỷ lệ chết của rầy non khi nuôi trên lúa 15 ngày tuổi là 16,67%, tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả này (tỷ lệ chết của pha rầy non là 20,61%).
4.2.4.2. Bảng sống của rầy lưng trắng S. furcifera
Đối với rầy lưng trắng S. furcifera, việc xác định bảng sống có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng phát triển quần thể, biết được thời gian RLT sinh sản nhiều hay ít, từ đó có giải pháp chủ động ngăn ngừa sự gây hại của RLT đối với cây lúa.
Kết quả về các chỉ tiêu sinh học cơ bản (Bảng sống) của rầy lưng trắng S. furcifera ở nhiệt độ 23,12± 0,59oC, ẩm độ 85,9 ± 0,95% được trình bày tại bảng 4.8 và hình 4.5.
Trong điều kiện nhiệt độ 23,12± 0,59oC, ẩm độ 85,9 ± 0,95%, sau 30 ngày tuổi tỷ lệ sống của quần thể trưởng thành cái RLT theo dõi đạt 100%, sau 37 ngày tuổi tỷ lệ sống đạt 92%, đến 50 ngày tuổi toàn bộ cá thể trưởng thành cái
chết. Đến 23 ngày tuổi trưởng thành cái RLT bắt đầu sinh sản, kết thúc sinh sản vào 40 ngày tuổi. Điều đó cho thấy khoảng thời gian sinh sản của quần thể RLT là 17 ngày. Sức sinh sản của trưởng thành cái RLT từ 28 đến 35 ngày tuổi khá cao, sức sinh sản của trưởng thành cái RLT đạt cao nhất vào 31 ngày tuổi, trung bình đạt 5,3 cá thể cái/trưởng thành cái mẹ. Từ 36 ngày tuổi trở đi, sức sinh sản giảm dần, đến 40 ngày tuổi trưởng thành cái RLT ngừng sinh sản. Sau khi ngừng sinh sản 10 ngày toàn bộ trưởng thành cái của RLT chết.
Bảng 4.8. Bảng sống của rầy lƣng trắng S. furcifera
Ngày tuổi (x) Tỷ lệ sống (lx) Sức sinh sản (mx) lx.mx 1-22 1,0000 0,000 0,000 23 1,0000 0,357 0,357 24 1,0000 1,000 1,000 25 1,0000 2,071 2,071 26 1,0000 1,714 1,714 27 1,0000 1,786 1,786 28 1,0000 3,786 3,786 29 1,0000 4,786 4,786 30 1,0000 4,857 4,857 31 0,9286 5,286 4,908 32 0,9286 4,071 3,781 33 0,9286 3,929 3,648 34 0,9286 3,714 3,449 35 0,9286 3,071 2,852 36 0,9286 2,071 1,924 37 0,9286 1,357 1,260 38 0,8517 0,643 0,548 39 0,7857 0,143 0,112 40 0,5714 0,000 0,000 41 0,4286 0,000 0,000 42 0,3571 0,000 0,000 43 0,2143 0,000 0,000 44 0,1429 0,000 0,000 45 0,1429 0,000 0,000 46 0,1429 0,000 0,000 47 0,0714 0,000 0,000 48 0,0714 0,000 0,000 49 0,0714 0,000 0,000 50 0,0000 0,000 0,000 Hệ số nhân một thế hệ R0= 42,84
Hình 4.5. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rầy lƣng trắng S. furcifera
So sánh chỉ tiêu này với một số loài cùng nhóm rầy hại thân lúa cho thấy: Hệ số nhân một thế hệ của rầy nâu nhỏtrên giống lúa bắc thơm số 7 ở điều kiện 25oC và 30oC ẩm độ 85% là 52,07 và 32,91 (Trần Quyết tâm và cs., 2013). Hệ số nhân một thế hệ của rầy nâu ở điều kiện nhiệt độ 23oC đến 33oC và ẩm độ 58% đến 90% là 10,02 (San San Win et al., 2011). Như vậy hệ số nhân một thế hệ của RLT nuôi ở điều kiện nhiệt độ 23,12± 0,59oC, ẩm độ 85,9 ± 0,95% thấp hơn so với rầy nâu nhỏ nuôi ở điều kiện 25oC, ẩm độ 85%, nhưng cao hơn cũng so với rầy nâu nhỏ nuôi ở điều kiện 30oC, ẩm độ 85% và rầy nâu nuôi ở nhiệt độ 23oC đến 33oC và ẩm độ 58% đến 90%.
4.2.4.3. Các chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy lưng trắng S. furcifera
Từ kết quả bảng sống đã tính toán được một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy lưng trắng S. furcifera (bảng 4.9).
Bảng 4.9. Chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy lƣng trắng S. furcifera
Chỉ tiêu theo dõi Chỉ số
Hệ số nhân một thế hệ Ro 42,84 Thời gian một thế hệ tính theo đời con T (ngày) 34,65 Thời gian một thế hệ tính theo mẹ TC (ngày) 30,79 Thời gian tăng đôi quần thể DT (ngày) 5,83 Tỷ lệ tăng tự nhiên r 0,1188 Giới hạn tăng tự nhiên 1,122
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên (r) của RLT ở nhiệt độ 23,12± 0,59oC, ẩm độ 85,9 ± 0,95% là 0,1188, như vậy cứ sau 1 ngày đêm số lượng cá thể trong quần thể RLT tăng lên là 11,88%. Thời gian của một thế hệ tính theo mẹ là 30,79 ngày và tính theo đời con là 34,65 ngày. Thời gian tăng đôi số lượng quần thể (DT) là 5,83 ngày và hệ số nhân của một thế hệ Ro là 42,84.
So với kết quả của San San Win et al., (2011) ở điều kiện nhiệt độ 23oC đến 33oC và ẩm độ 58% đến 90% thì tỷ lệ tăng tự nhiên (r) của RLT cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng tự nhiên (r) của rầy nâu N. lugens là 0,0677 nhưng thời gian tăng đôi quần thể của rầy nâu (DT) lại cao hơn so RLT (DT) của rầy nâu là 10,42 ngày. So với kết quả của Trần Quyết Tâm và cs. (2013) thì thì tỷ lệ tăng tự nhiên (r) của RLT lại thấp hơn của rầy nâu nhỏ L. striatellus cũng nuôi trên giống lúa bắc thơm số 7, ở 25oC tỷ lệ tăng tự nhiên (r) là 0,1194 và ở 30oC là 0,1294, thời gian tăng đôi quần thể của rầy nâu nhỏ lại thấp hơn so với RLT lần lượt là 5,81 và 5,36 ngày ở điều kiện nhiệt độ tương ứng 25oC và 30oC.
4.3. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC CỦA RẦY LƢNG TRẮNG
4.3.1. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng S. furcifera trên đồng ruộng
Điều tra diễn biến mật độ của RLT được tiến hành trong vụ sản xuất lúa Xuân năm 2019, từ khi cấy đến giai đoạn lúa chín. Kết quả điều tra diễn biến mật độ RLT được trình bày tại hình 4.6.
Hình 4.6. Diễn biến mật độ rầy lƣng trắng trong vụ xuân 2019 tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hƣng Yên
Qua kết quả điều tra cho thấy, trong vụ lúa Xuân 2019 tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, trên giống lúa Bắc thơm số 7 rầy lưng trắng phát sinh ngay từ đầu vụ khi cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh với mật độ là 15,3- 39 con/ m2 và rầy lưng trắng phát sinh gây hại kéo dài trong suốt cả vụ. Trong vụ lúa Xuân 2019 rầy lưng trắng hình thành 2 cao điểm gây hại, cao điểm gây hại thứ 1 vào giai đoạn cây lúa cuối đẻ nhánh với mật độ là 252 con/m2 và cao điểm thứ 2 vào giai đoạn lúa đòng già trước trỗ với mật độ là 251,3 con/m2
. Mật độ rầy lưng trắng giảm dần về cuối vụ vào thời kỳ lúa đỏ đuôi mật độ là 72 con/ m2
4.3.2. Ảnh hƣởng một số yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ rầy lƣng trắng S. furcifera trên đồng ruộng
Để xác định ảnh hưởng của yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ RLT trên đồng ruộng. Đề tài đã tiến hành điều tra đánh giá ảnh hưởng của mộ số yếu tố sinh thái chính đến diễn biến phát sinh gây hại của RLT trong vụ Xuân 2019 tại Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên, đó là giống lúa, chân đất.
4.3.2.1. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên một số giống được trồng phổ biến trong vụ Xuân 2019 tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Để xác định ảnh hưởng của giống lúa trồng phổ biến trong vụ Xuân tại Yên Mỹ, Hưng Yên đến diễn biến mật độ RLT trên đồng ruộng. Vụ Xuân 2019, chúng tôi đã tiến hành điều tra diễn biến mật độ RLT trên 5 giống lúa trồng phổ biến trong vụ Xuân tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên gồm Bắc thơm số 7, Nếp 87, Thiên ưu 8, Khang dân 18 và Q5 đến mật độ RNN. Kết quả điều tra được trình bày tại bảng 4.10 và hình 4.7.
Kết quả điều tra cho thấy trong 5 giống lúa là Bắc thơm số 7 (BT7), Nếp 87, Thiên ưu 8, Khang dân 18 (KD18) và Q5. Rầy lưng trắng xuất hiện sớm trên giống lúa Bắc thơm số 7 ở ngày điều tra 09/3 khi lúa ở giai đoạn đẻ nhánh với mật độ là 15,3 con/m2 trong khi đấy trên các giống lúa khác chưa thấy RLT xuất hiện. Mật độ rầy lưng trắng cũng hình thành 2 cao điểm gây hại, cao điểm 1 ở giai đoạn cuối đẻ nhánh và cao điểm 2 ở giai đoạn đòng trước trỗ. Ở cao điểm 1 mật độ rầy lưng trắng trên 2 giống lúa là Bắc thơm số 7 và Nếp 87 có mật độ RLT là cao nhất (252 và 244 con/m2) và cao gấp gần 3 lần so với mật độ RLT trên 2 giống lúa là KD 18 và Q5. Mật độ RLT trên giống lúa Thiên ưu 8 thấp hơn so với 2 giống lúa BT7 và Nếp 87 nhưng cao hơn so với KD 18 và Q5. Tại cao
điểm 2 ở giai đoạn lúa đòng già trước trỗ mật độ rầy lưng trắng cao nhất trên giống Bắc thơm số 7, trên 2 giống lúa Thiên ưu 8 và Nếp 87 là tương đương nhau nhưng thấp hơn so với BT 7, cũng giống như cao điểm 1 mật độ rầy lưng trắng trên 2 giống Q5 và Khang dân 18 là thấp nhất. Trung bình qua các kỳ điều tra số liệu của bảng cho thấy mật độ rầy lưng trắng trung bình cao nhất trên giống lúa BT7 là 104.62 con/m2, tiếp theo là trên giống lúa nếp 87 đạt trung bình là 93,03 con/m2. Trên các giống lúa Thiên ưu 8, khang dân 18 và Q5 mật độ rầy lưng trắng trung bình lần lượt là 85,56; 49,82 và 38,36 con/m2.
Bảng 4.10. Diến biến mật độ rầy lƣng trắng lƣng trắng S. furcifera trên một số giống lúa trồng phổ biến vụ xuân 2019 tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ,
tỉnh Hƣng Yên
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trƣởng Mật độ rầy lƣng trắng (con/m2) BT 7 Nếp 87 KD 18 Thiên ƣu 8 Q5 02/3 Hồi xanh 0 0 0 0 0 09/3 Đẻ nhánh 15,3 a 0,0 b 0,0 b 0,0 b 0,0 b 16/3 Đẻ nhánh 39,0 a 54,7 a 0,0 b 40,3 a 0,0 b 23/3 Đẻ nhánh rộ 85,3 a 96,0 a 49,3 b 76,0 a 35,3 b 30/3 Cuối đẻ nhánh 252,0 a 244,3 ab 84,0 c 199,7 b 83,3 c 06/4 Phân hóa đòng 118,3 a 135,7 a 63,3 a 107,0 a 66,0 a 13/4 Đòng 123,0 a 114,7 a 75,0 b 112,3 a 68,3 b 20/4 Đòng 100,7 a 83,0 ab 55,3 bc 60,7 bc 46,7 c 27/4 Đòng già 251,3 a 195,0 b 89,7 c 192,0 b 72,0 c 4/5 Trỗ - phơi màu 113,7 a 112,7 a 61,7 b 102,7 a 52,7 b 11/5 Ngậm sữa 101,7 a 68,3 c 58,0 c 89,0 b 37,7 d 18/5 Chắc xanh 87,7 a 56,3 b 79,0 ab 71,3 ab 24,7 c 25/5 Đỏ đuôi 72,0 a 48,7 b 32,3 c 61,3 ab 12,0 d Trung bình 104.62 93.03 49.82 85.56 38.36
Ghi chú: - Trong phạm vi cùng một hàng, các giá trị mang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05.
Hình 4.7. Diễn biến mật độ rầy lƣng trắng S. furcifera trên một số giống lúa trồng phổ biến vụ xuân 2019 tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hƣng Yên
So sánh với kết quả thí nghiệm trong phòng cho thấy kết quả thí nghiệm trong phòng phù hợp với kết quả điều tra đồng ruộng. Các giống lúa Nếp 97, Bắc thơm số 7, Thiên ưu 8 đều là những giống nhiễm đến nhiễm nặng rầy lưng trắng. Các giống Khang dân 18, Q5 là những giống kháng vừa đến kháng rầy lưng trắng.
4.3.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố chân đất đến mật độ rầy lưng trắng tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Điều tra mật độ RLT trên các chân đất được tiến hành trong vụ Xuân năm 2019 trên giống lúa Bắc thơm số 7 (giống lúa chiếm hơn 35% tổng diện tích gieo trồng của tỉnh Hưng Yên nói chung cũng như tại xã Liêu Xá nói riêng). Địa điểm điều tra tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Kết quả cho thấy mật độ RLT trên giống lúa Bắc thơm số 7 cấy ở các chân đất khác nhau trong vụ Xuân năm 2019 là khác nhau (bảng 4.11). Ở đầu vụ từ kỳ điều tra ngày 02/3 đến kỳ điều tra 23/3 (tương ứng giai đoạn lúa hồi xanh đến đẻ nhánh rộ), mật độ RLT trên lúa cấy ở cả 3 chân đất còn thấp nhưng cũng đã có sự sai khác rõ rệt giữa mật độ RLT trên lúa cấy ở chân đất cao với mật độ RLT trên lúa cấy ở chân đất trũng, Mật độ RLT trên chân đất trũng cao hơn so với mật độ RLT trên chân đất cao và chân đất vàn. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất ở kỳ điều tra ngày 30/3 khi mật độ RLT ở cao điểm 1 trong vụ Xuân, mật độ RLT trên lúa cấy ở chân đất trũng là cao nhất đạt là 345,7 con/ m2, sau đó đến trên lúa cấy ở chân đất vàn với mật độ RLT đạt là 252,0 con/ m2, mật độ RLT thấp nhất trên
lúa cấy ở chân đất cao là 197,3 con/ m2.
Bảng 4.11. Diễn biến mật độ rầy lƣng trắng trên các chân đất vụ xuân năm 2019 tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hƣng Yên
Ngày, tháng điều tra Giai đoạn sinh trƣởng Mật độ rầy lƣng trắng (con/m2) Cao Vàn Trũng 02/3 Hồi xanh 0 0 0 09/3 Đẻ nhánh 12,7 b 15,3 b 26,7 a 16/3 Đẻ nhánh 31,7 b 39,0 ab 49,7 a 23/3 Đẻ nhánh rộ 45,0 b 85,0 a 107,0 a 30/3 Cuối đẻ nhánh 197,3 c 252,0 b 345,7 a 06/4 Phân hóa đòng 84,0 b 118,3 ab 146,7 a 13/4 Đòng 87,0 b 123,0 b 234,7 a 20/4 Đòng 73,0 b 100,7 b 247,9 a 27/4 Đòng già 217,0 b 251,3 b 467,1 a 4/5 Trỗ - phơi màu 156,0 b 113,7 b 268,4 a 11/5 Ngậm sữa 121,0 b 101,7 b 230,7 a 18/5 Chắc xanh 63,0 b 87,7 b 208,0 a 25/5 Đỏ đuôi 32,0 c 72,0 b 112,0 a Trung Bình 86,13 104,59 188,03
Ghi chú: - Trong phạm vi cùng một hàng, các giá trị mang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05.
Hình 4.8. Diễn biến mật độ rầy lƣng trắng S. furcifera trên giống lúa BT 7 trồng trồng trên một số chân đất trong vụ xuân 2019 tại xã Liêu Xá,
Ở cao điểm thứ 2 của RLT trong vụ lúa Xuân (kỳ điều tra ngày 27/4 khi