Nội dung cơ bản của truyền thống yêu nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Trung học phổ thông ở Nam Định hiện nay (Trang 27 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Truyền thống yêu nƣớc và giáo dục truyền thống yêu nƣớc ở Việt

1.1.3. Nội dung cơ bản của truyền thống yêu nước

Một là, Yêu nước là yêu gia đình, xóm làng, quê hương, đất nước.

Lòng yêu nước của người Việt Nam xuất phát từ những tình cảm đơn sơ, mộc mạc, giản dị. Trước tiên đó là tình yêu đối với gia đình, dòng họ. Tình cảm gia đình của người Việt Nam sâu đậm, mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm với các thành viên khác. Tiếp đến là tình cảm với quê hương, đất nước. Mỗi khi xa quê hương, người Việt Nam luôn nhớ tới những tình cảm hết sức đặc biệt này – nơi mà mỗi người đã được sinh ra và cống hiến hết mình cho cuộc đời.

Tình yêu quê hương, đất nước bắt nguồn từ chính cuộc sống hàng ngày của mỗi người, gắn liền với tuổi thơ đầy mơ ước, gắn liền với những hình ảnh hết sức thân thuộc. Chính tình yêu quê hương thắm thiết đã thôi thúc, kêu gọi các thế hệ thanh niên và tất cả mọi người đoàn kết lại, kiên cường đấu tranh để bảo vệ đất nước, phấn đấu xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

Đồng bào, nòi giống là những gì thiêng liêng, gắn kết giữa những con người Việt Nam lại với nhau. Mỗi người dân Việt Nam lại yêu nước theo cách riêng của mình và đều cảm thông sâu sắc đối với những nỗi đau của đồng bào dân tộc mình, luôn mong muốn cho đồng bào của dân tộc có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Khi xa quê hương, đất nước họ luôn hướng về quê hương, Tổ quốc.

Đó chính là tình yêu quê hương của con người Việt Nam. Tình yêu quê hương được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam.

Qua câu ca dao, tục ngữ, qua những lời ru, tiếng hát đã cho thấy được niềm yêu mến, tự hào dân tộc, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu quê hương đất nước tha thiết của con người Việt Nam.

Hai là, Yêu nước là lòng tôn kính với ông bà, tổ tiên, những người có công với Tổ quốc.

Trước khi thể hiện lòng yêu nước đối với Tổ quốc thì có lẽ trước tiên ta phải biết yêu thương những người xung quanh chúng ta. Phải biết yêu thương, tôn kính đối với tổ tiên, ông bà. Có yêu thương, tôn kính tổ tiên, ông bà thì mới có thể yêu nước một cách chân chính. Lòng tôn kính đối với ông bà, tổ tiên chính là một yếu tố văn hóa đặc sắc trong đời sống của con người Việt Nam.

Người Việt Nam yêu nước luôn hướng về cội nguồn, về ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Con người Việt Nam sống phải biết ân đức sâu dày của tổ tông, hiền nhân đã xây dựng nên đất nước thanh bình và dạy dỗ chúng ta nên người.

Ba là, Yêu nước là phải có ý thức tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Dân tộc Việt Nam không chỉ có truyền thống lâu đời về lao động sản xuất, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc mà còn xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc do nhân dân các dân tộc góp sức tạo nên.

Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đã được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên truyền thống văn hóa ấy không phải là cái bất biến mà chúng luôn thay đổi theo sự biến đổi của lịch sử, thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Cho nên, việc tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là rất quan trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang tiến hành mở cửa, giao lưu, hội nhập quốc tế.

Trong cuốn sách “Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhâp” của GS.TS Ngô Đức Thịnh, trên cơ sở nghiên cứu chuyên sâu đã đề xuất định nghĩa khái quát về khái niệm

Giá trị như sau: “Giá trị là quan niệm về cái có ý nghĩa, được cộng đồng xã hội lựa chọn, cùng nhau chia sẻ và tôn vinh. Đối với mỗi thành viên trong nhóm, giá trị là cái đáng ước ao, cần phải ước ao và khi đạt được sẽ bùng nở sự thăng hoa tinh thần. Chính vì vậy, thực thi giá trị có tác dụng điều tiết đối với các hoạt động của con người, tìm hiểu giá trị giúp ta tiếp cận với các động lực ẩn tang trong đời sống xã hội” [72, tr.30].

Như vậy có thể thấy giá trị bao gồm tất cả những gì có lợi cho mọi người, cho cộng đồng, cho mọi quốc gia dân tộc và cho cả nhân loại.

Văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người. Nó phản ánh mối quan hệ tương tác giữa con người với thiên nhiên và xã hội. Mối quan hệ tương tác đó mang tính biện chứng, thể hiện rất rõ qua hàng loạt các cách hiểu khác nhau về văn hóa.

Trong cuốn sách: “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng “Văn hóa là một hệ thống thống nhất hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [71, tr.46 ].

Tại kỳ họp năm 1982 tại Mexico, UNESCO đã định nghĩa tổng quát về văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng hòa các đặc tính nổi bật về tinh thần, vật chất, trí tuệ và tình cảm mà chúng đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó bao gồm không chỉ nghệ thuật và văn học mà cả lối sống, những quyền cơ bản của nhân loại các hệ thống giá trị truyền thống và tín ngưỡng”.

Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được khẳng định rất rõ trong lịch sử của dân tộc như: Ý thức liên kết cộng đồng qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước; Đó là chủ nghĩa yêu nước truyền thống

và sự đấu tranh quyết liệt đối với những hành vi đi ngược lại với lợi ích dân tộc; Đó là chủ nghĩa nhân văn, lòng nhân ái đậm chất người Việt như “ Thương người như thể thương thân” Hay “ Lá lành đùm lá rách”.

Trong quá trình giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc phải có sự linh hoạt, không bảo thủ mà phải có sự tiếp thu, tiếp nhận có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong nền văn hóa của nhân loại. Giữ gìn nền văn hóa dân tộc phải đi liền với việc chống lại những phong tục, tập quán, lề thói cũ đã lạc hậu và lỗi thời. Tuy nhiên không làm suy giảm các giá trị văn hóa truyền thống mà ngược lại còn phải tạo lập cơ sở vật chất cho sáng tạo văn hóa.

Trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống phải kết hợp với giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong giao lưu văn hóa cần giữ vững nguyên tắc “ Sự trao đổi và đối thoại văn hóa là bình đẳng”, làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ, chấp nhận và tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Đồng thời tạo cơ sở để giải quyết xung đột và điều hòa lợi ích chung. Cần tiếp thu và chọn lọc cái hay, cái tốt đẹp của dân tộc khác, bổ sung cái mình không có hoặc thiếu hụt.

Trong quá trình bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống cần phải chú ý đến việc tôn trọng và phát huy vai trò của cộng đồng – chủ thể văn hóa. Trong công ước quốc tế bảo vệ đa dạng văn hóa năm 2003, UNESCO đã khẳng định vai trò to lớn của cộng đồng và cho rằng “Không có văn hóa nếu không có người dân và cộng đồng”.

Như vậy, văn hóa gắn liền với lịch sử. Nó là bằng chứng xác nhận về lịch sử đã qua đầy hào hùng của dân tộc. Việc tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là rất quan trọng, đặc biệt là vấn đề này cần có sự tự thân vận động của cộng đồng. Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam là thành quả của hàng ngàn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng dân tộc ta. Là kết quả

giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Đồng thời văn hóa Việt Nam đã hun đúc lên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh con người, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Bốn là, Yêu nước là kiên cường đấu tranh bảo vệ độc lập – chủ quyền –

thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước vì vậy mà tình yêu đất nước đã ngấm vào máu thịt của mỗi con người Việt Nam và trở thành truyền thống quý báu của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết và cho rằng: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” [ 58, tr.38]. Chiến thắng oai hùng, vang dội như: Vua Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng; Nhà Trần ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông; Lê Lợi đánh thắng quân Minh.... Sau đó là chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã chứng minh cho khẳng định của Hồ Chí Minh.

Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với toàn thể dân tộc Việt Nam và thế giới rằng: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do,... Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập” [56, tr.1-4].

Độc lập là lợi ích tối cao, bất khả xâm phạm của của một dân tộc quốc gia khi bị mất nước, bị mất độc lập thì phải đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, bảo đảm cho quốc gia không bị thống trị hoặc lệ thuộc bởi một quốc gia khác. Khi đất nước đã có độc lập, chủ quyền, thống nhất dân tộc thì phải kiên quyết giữ vững quyền thiêng liêng đó bằng mọi cách, với tất cả sức mạnh của

dân tộc. Sau đó, Người đã khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [56, tr. 4].

Như vậy, độc lập – chủ quyền – thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mọi quốc gia dân tộc. Là các thành tố hữu cơ không thể tách rời, tạo nên các quyền dân tộc cơ bản của mọi quốc gia. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là một biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước và là nghĩa vụ của mọi người.

Ngày nay, trước yêu cầu của thực tiễn, lòng yêu nước của người dân Việt Nam thể hiện bằng nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu như trước kia lòng yêu nước thể hiện ở việc sẵn sàng hy sinh chiến đấu, chiến thắng chống giặc ngoại xâm thì ngày nay lòng yêu nước đó là thoát cảnh nghèo đói, ngu dốt, lạc hậu. Quyết tâm xây dựng thành công CNXH vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh” [14, tr.108]. Yêu nước ngày nay còn gắn liền với việc chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, chống nạn tham nhũng, các tệ nạn xã hội. Yêu nước phải luôn có lòng tự tôn, tự hào về dân tộc mình để có thể chiến thắng được mọi kẻ thù. Vì vậy mà yêu nước phải luôn gắn liền với mục tiêu xây dựng CNXH.

Những mặt tích cực của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam như: Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc vì vậy khi đất nước có giặc ngoại xâm, nhân dân cả nước đồng lòng, đoàn kết với nhau để đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Nhờ có truyền thống yêu nước quý báu mà nhân dân ta đã vượt qua những khó khăn, thử thách, kiên cường, bất khuất và đoàn kết với nhau để chống lại những âm mưu của thù địch.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực ấy cũng tồn tại những hạn chế và nó tồn tại dưới dạng những phong tục, tập quán, những thói quen, nếp suy

nghĩ và trong cách ứng xử. Có nguồn gốc trong lịch sử và chính cuộc sống hàng ngày. Những hạn chế như trong suy nghĩ của nhiều người sẵn sàng đánh đổi tất cả, thậm chí là Tổ quốc để có một cuộc sống khá giả. Vì vậy, dần xuất hiện hiện tượng coi trọng kinh tế, danh vị, coi trọng lợi ích cá nhân hơn lợi ích tập thể mà chà đạp lên những tình nghĩa từ trong gia đình đến ngoài xã hội.

Tinh thần sẵng sàng xả thân vì nước vốn có trước kia có dấu hiệu giảm sút như hiện tượng nhiều thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự, không muốn cống hiến, chỉ muốn hưởng thụ.

Xuất hiện tư tưởng sùng bái một cách tuyệt đối giá trị vật chất và giá trị tinh thần của các nước tư bản phát triển dẫn đến đánh mất lòng tự hào dân tộc. Khi đất nước tiến hành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta chưa lường hết được những tác động xấu mà nó đem lại như giá trị truyền thống yêu nước dần bị mai một. Thay vào đó là những giá trị hiện tại.

Những hạn chế của truyền thống yêu nước còn thể hiện ở chỗ quá đề cao phẩm chất, tinh thần chiến đấu mà xem nhẹ vấn đề độc lập. Tình cảm yêu nước mang đậm nét cộng đồng nhưng ít khuyến khích thường bị chê trách.

Với những hạn chế như vậy cho thấy truyền thống yêu nước cũng bộc lộ ra tính lỗi thời và lạc hậu và cần phải được khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Trung học phổ thông ở Nam Định hiện nay (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)