Học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay – Một số đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Trung học phổ thông ở Nam Định hiện nay (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Những nhân tố tác động, tầm quan trọng và yêu cầu của công tác giáo

1.2.1.1. Học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay – Một số đặc điểm

Học sinh THPT là thời kỳ đầu của lứa tuổi thanh niên từ 15 đến 18 tuổi, là lớp người trẻ tuổi có ước mơ, hoài bão với lý tưởng hết sức cao đẹp. Đó là

lứa tuổi có sức khỏe và trí lực dồi dào, ham học hỏi, lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt nhận thức. Họ là lớp người đại biểu cho tương lai của đất nước.

Học sinh THPT là một bộ phận của thanh niên còn đang được giáo dục trên ghế nhà trường, là một phận không thể thiếu trong xã hội và đặc biệt là được xã hội quan tâm, chăm sóc và đào tạo một cách có mục đích, có nội dung và có hệ thống để trở thành lực lượng lao động và những nhà quản lí xã hội trong tương lai. Các em chính là lực lượng đóng góp sức trẻ của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Học sinh THPT ở Việt Nam có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, về sự phát triển thể chất

Học sinh THPT đang ở trong độ tuổi trưởng thành về mặt cơ thể. Ở độ tuổi này các em có sức khỏe và sự chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lí và nhân cách cũng như sự lựa chọn nghề nghiệp sau này. Ở tuổi đầu thanh niên, nếu không được giáo dục tốt, các em rất dễ bị kích động, dễ sa vào những tệ nạn xấu như hút thuốc, không lành mạnh trong học tập và vui chơi. Sự kích động này một phần là do các bạn học sinh THPT còn đang ở trong độ tuổi trưởng thành, phần khác cũng là do cách sống của mỗi cá nhân. Nhìn chung thì trong độ tuổi này học sinh THPT còn có nhiều sự thay đổi, phát triển về thể chất vì vậy mà rất cần đến sự định hướng, điều chỉnh của gia đình để các em có thể phát triển một cách toàn diện.

Thứ hai, về nhân cách của học sinh THPT

Một là, Sự phát triển của tự ý thức. Tự ý thức là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh. Nó có giá trị to lớn đối với việc phát triển tâm lí của các em. Tự ý thức biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu, tự đánh giá những đặc điểm tâm lí của mình theo quan điểm về mục đích của cuộc sống. Các em không chỉ nhận thức về mình mà còn nhận thức được vị trí của mình

trong xã hội. Ở độ tuổi này các em không chỉ chú ý đến vẻ bề ngoài mà còn chú trọng đến phẩm chất bên trong. Đặc biệt là ý thức muốn làm người lớn đã khiến các em có nhu cầu khẳng định bản thân mình, muốn thể hiện cá tính độc đáo của riêng mình, muốn được người khác quan tâm và chú ý tới.

Hai là, Sự hình thành thế giới quan. Là nét chủ yếu trong tâm lí độ tuổi

này bởi học sinh THPT sắp phải bước vào một cuộc sống hoàn toàn mới ngoài xã hội, phải xa rời vòng tay che chở của bố mẹ. Vì vậy, học sinh THPT có nhu cầu khám phá những điều mới mẻ về cuộc sống. Học sinh THPT quan tâm nhiều đến vấn đề về các giá trị đạo đức, cái tốt – cái xấu, quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Tuy nhiên nhiều học sinh THPT vẫn chưa được trang bị đầy đủ về thế giới quan nên vẫn còn có suy nghĩ sống hưởng thụ, sống một cách thụ động, phụ thuộc vào người khác, không có ý chí vươn lên. Trước tình hình này gia đình, nhà trường cần phải khéo léo khuyên bảo và dạy các em để các em không có suy nghĩ lệch lạc và chọn cho mình một hình ảnh lí tưởng đúng đắn để phấn đấu vươn lên.

Thứ ba, về sự phát triển trí tuệ.

Học sinh THPT là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển trí tuệ. Cơ thể đã được hoàn thiện nên đã tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Trí nhớ của học sinh THPT trong độ tuổi này có sự phát triển rõ rệt. Trong việc học bài học sinh THPT đã rút ra được những ý chính, những vấn đề quan trọng, nhận thức được những vấn đề nào cần phải ghi nhớ và học thuộc từng chữ, từng câu, những vấn đề nào không cần ghi nhớ mà chỉ cần đọc và hiểu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn học bài một cách máy móc, thụ động, không vạch ra được mục đích học tập. Đánh giá thấp việc phải học bài cũ trước khi đến lớp vì vậy mà việc học đạt kết quả kém.

Trong hoạt động tư duy các bạn học sinh có sự phát triển mạnh. Học sinh THPT đã có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và

sáng tạo.Năng lực tư duy phát triển góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lí mới. Trước bất kì một vấn đề nào các em cũng tự đặt ra câu hỏi và tìm cách giải quyết chúng hay có thái độ đồng tình cũng như phản đối trước một quan điểm nào đó. Ở độ tuổi này học sinh THPT đã mạnh dạn đưa ra ý kiến riêng của mình mà không nhút nhát như ở độ tuổi thiếu niên. Như vậy ở lứa tuổi này học sinh THPT đã có thể nhận thức và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại hạn chế, đó là học sinh THPT chưa phát huy hết khả năng học tập một cách độc lập, sáng tạo mà vẫn nhờ vào sự định hướng của gia đình và thầy cô giáo. Vì thế mà gia đình và giáo viên cần giúp đỡ các em để có được một tư duy sáng tạo, tích cực trong học tập. Việc phát triển khả năng nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải giải quyết.

Như vậy, với những đặc điểm như trên ta thấy học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay đang ở trong lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt nhận thức cũng như tâm sinh lí vì vậy mà học sinh THPT rất cần đến sự định hướng, quan tâm của người lớn để có thể phát triển một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Trung học phổ thông ở Nam Định hiện nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)