Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục truyền thống yêu nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Trung học phổ thông ở Nam Định hiện nay (Trang 94 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục truyền thống yêu nước

2.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho học sinh THPT ở Nam Định hiện nay

2.3.1. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Nam Định hiện nay cho học sinh THPT ở Nam Định hiện nay

Đổi mới nội dung giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT hiện nay phải gắn liền lí luận với thực tiễn. Phù hợp với tâm – sinh lý và trình độ của từng học sinh nhằm xây dựng nên những con người mới có đủ các phẩm chất tốt đẹp và tài năng, phát triển một cách toàn diện.

Việc đổi mới nội dung giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Nam Định hiện nay phải được căn cứ trên những hoạt động và nhu cầu bên trong của từng cá nhân cụ thể, giúp cho người học định hình và lựa chọn được phương pháp và tổ chức năng lực của từng cá nhân tránh việc đổi mới nội dung học tập có sự áp đặt từ bên ngoài vào.

Đổi mới nội dung giáo dục phải đào tạo ra những lớp người có cả về tố chất, năng lực lẫn phẩm chất đạo đức, tránh việc tạo ra một loạt người giống nhau. Người học phải có tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, tư duy phản biện. Nội dung giáo dục toàn diện sẽ giúp cho người học tự rèn luyện được bản thân mình và trưởng thành hơn. Nội dung giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà còn cung cấp kỹ năng cho người học.

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được lồng ghép vào các môn học đạo đức, văn học, lịch sử, giáo dục công dân và lồng ghép với phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Tăng cường quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Đồng thời phổ biến kiến thức về pháp luật, kỹ năng xã hội cho học sinh.

Trước kia phương pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh chủ yếu là giảng lý thuyết trên lớp theo kiểu thầy giảng trò nghe, cung cấp cho người học những kiến thức đã có sẵn theo chương trình Sách giáo khoa, phương pháp giáo dục này làm thui chột đi khả năng tư duy sáng tạo của học sinh mà đặc biệt là việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh rất trừu tượng. Học sinh THPT không sống trong những năm tháng chiến đấu gian khổ của lịch sử dân tộc thì không thể hiểu hết được những khó khăn mà nhân dân ta đã trải qua cũng như không thể hiện hết được lòng yêu nước của mình đối với quê hương, đất nước. Vì vậy, cần phải đổi mới phương pháp giáo dục. Có thể áp dụng phương pháp giáo dục mà trong đó người dạy không trao cho người học kiến thức có sẵn mà sẽ chỉ cho học sinh THPT cách làm, cách thực hiện để có thể có được những kiến thức ấy. Phương pháp này sẽ đánh thức, thúc đẩy khả năng tư duy của học sinh THPT chứ không phải bắt học sinh thực hiện theo khuôn mẫu có sẵn.

Phương pháp giáo dục người thầy là chủ đạo trong giờ học cũng cần được đổi mới. Thay vào đó trong những giờ học lấy người học làm trung tâm. Người học chủ động, tích cực tham gia vào quá trình dạy học và chủ động chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn và kiểm tra giám sát của người thầy. Thay đổi mối quan hệ giữa người dạy và người học, giữa những người học với nhau là rất cần thiết để tạo nên một kết quả giáo dục tốt đẹp.

Đối tượng giáo dục chịu ảnh hưởng những tác động lớn của hoàn cảnh lịch sử, môi trường sinh sống và luôn luôn mong muốn vươn lên góp công sức của mình vào công cuộc dựng xây và phát triển đất nước vì vậy cần phải tôn trọng đối tượng giáo dục, tránh áp đặt, mệnh lệnh. Giáo dục truyền thống yêu nước chính là một hoạt động nhận thức, chỉ có sự nhận thức một cách tự

nguyện, tự giác thì kết quả giáo dục mới đạt hiệu quả cao. Việc áp đặt trong giáo dục là biểu hiện của việc thiếu dân chủ, không bình đẳng, không tôn trọng học sinh.

Giáo dục truyền thống yêu nước phải kết hợp với giáo dục lí trí, tình cảm, bởi ở độ tuổi học sinh THPT xúc cảm được tiến hành trên cơ sở sự nhận thức lí tính. Đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, giáo dục tư tưởng, tình cảm phải kết hợp với hoạt động thực tiễn. Không giáo dục bằng lý thuyết khô khan mà phải kết hợp với liên hệ thực tiễn để giáo dục có hiệu quả. Muốn giáo dục truyền thống yêu nước thì giáo viên phải làm gương cho học sinh – giáo dục “ nêu gương” cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, bởi các em thường học tập và làm theo những gì thầy cô giáo nói và làm.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước dưới nhiều hình thức khác nhau như giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua việc tổ chức các buổi đi thực tế. Trong buổi đi thực tế, điều trước tiên phải làm là tạo một không khí hứng thú cho các bạn học sinh THPT. Thông qua việc tổ chức các câu hỏi tìm hiểu ban đầu về truyền thống của dân tộc nói chung và của Nam Định nói riêng. Cũng trong buổi đi thực tế, học sinh THPT sẽ tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của các anh hùng dân tộc – người con của tỉnh Nam Định.

Điều này sẽ làm cho học sinh THPT không chỉ có cảm giác hứng thú mà còn có thể tích lũy được cho bản thân những kiến thức nhất định về lịch sử dân tộc từ đó đánh thức lòng biết ơn, sự kính trọng của học sinh THPT đối với các thế hệ người đi trước đã hy sinh xương máu của mình để bảo vệ cho Tổ quốc.

Giải pháp này là rất quan trọng vì chỉ có thông qua các chuyến đi thực tế mới có thể biết được học sinh hiểu về lịch sử của dân tộc đến đâu. Từ đó mới

có biện pháp kịp thời giúp học sinh phát huy được truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Trung học phổ thông ở Nam Định hiện nay (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)