Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Trung học phổ thông ở Nam Định hiện nay (Trang 102 - 116)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hộ

trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Nam Định hiện nay

Gia đình – nhà trường – xã hội chính là bộ ba có mối quan hệ mật thiết với nhau để tạo ra môi trường giáo dục tổng hợp để hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức cho học sinh THPT. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là tam giác giáo dục quan trọng đối với mỗi người. Sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và nâng đỡ là những đòn bẩy cho sự phát triển toàn diện của mọi cá nhân”.

Gia đình chính là môi trường giáo dục đầu tiên trực tiếp và thường xuyên cho con cái của mình về truyền thống yêu nước của dân tộc, Lòng yêu quê hương, đất nước, yêu nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Trong mỗi gia đình, cha mẹ, ông bà, anh chị em phải là tấm gương tốt cho con, có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh. Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường để nắm bắt thông tin và có biện pháp xử lý kịp thời.

Gia đình góp phần không nhỏ vào việc giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử quê hương, đất nước mình và các truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc Việt nam. Truyền thống yêu nước được hình thành và phát triển dựa trên hai yếu tố quan trọng đó là dân tộc và lãnh thổ. Giáo dục lịch sử cho con cái chính là nội dung hết sức quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước. Gia đình có thể giáo dục lịch sử cho con cái bằng nhiều hình thức khác nhau như: Kể các câu chuyện, miêu tả về quá khứ đầy hào hùng của dân tộc; Sử dụng lời nói sinh động, giàu hình ảnh vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính tình cảm ruột thịt đặc thù.

Gia đình còn góp phần giáo dục cho con cái của mình không chỉ có sự hiểu biết về các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, dạy kiến thức mà còn giáo dục cho con có thái độ nhận thức đúng đắn đối rằng bên cạnh việc học tập thì các em cũng cần phải biết lao động. Gia đình chính là người định hướng cho các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp, công việc sau này.

Hiện nay khi mà đất nước đang tiến hành hội nhập quốc tế thì các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở độ tuổi các bạn học sinh THPT, lứa tuổi đang có nhiều thay đổi về mặt suy nghĩ thì gia đình chính là nhân tố quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn và khắc phục các tệ nạn xã hội, những tư tưởng lệch lạc không đúng với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của học sinh THPT trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Khi khẳng định vai trò của gia đình trong giáo dục nói chung và giáo dục truyền thống yêu nước nói riêng, Đảng ta chỉ rõ: “Giáo dục con người là chiến lược của mọi chiến lược, nhằm xây dựng những con người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…. Hoàn thành sự

nghiệp đó trước hết phải thực hiện có hiệu quả việc giáo dục nói chung và giáo dục lối sống nói riêng trong mỗi gia đình” [15, tr.34].

Nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc tác động một cách có mục đích, có kế hoạch để hình thành nhân cách xã hội của thế hệ trẻ nói chung và học sinh hệ THPT Nam Định nói riêng. Đồng thời xã hội hóa cá nhân theo những yêu cầu xã hội và nền giáo dục mong đợi.

Nhà trường cần phải xác định một cách nghiêm túc vai trò của công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Để công tác giáo dục đạt hiệu quả cao, cần phải đa dạng các hình thức giáo dục như: Tuyên truyền về các giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngoài việc dạy kiến thức trên lớp, nhà trường có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nhân cách, đạo đức của nhiều anh hùng dân tộc như tấm gương về sự anh dũng đã hy sinh xương máu của mình để quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của anh hùng Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu,...; Các cuộc thi tìm hiểu nhân các ngày lễ lớn nhằm khơi dậy ý thức tự tôn, lòng tự hào về dân tộc mình ở học sinh. Tuy nhiên việc tuyên truyền, giáo dục và tổ chức các hoạt động ngoại khóa cần phải căn cứ vào độ tuổi và trình độ của các em. Có như vậy thì công tác giáo dục mới đạt kết quả như mong muốn.

Trong Nhà trường cần phát động phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”; Thi đua giữa các lớp học trong Nhà trường. Nhà trường cần phải kiến tạo nên một môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh về nề nếp, kỷ luật. Tạo ra không gian sinh hoạt giáo dục đạo đức thường xuyên cho học sinh. Nhà trường giữ vai trò quan trọng và chủ động trong giáo dục con người.

Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, Nhà trường cần tập trung chú ý phát triển tốt hai nhân tố cốt lõi hàng đầu trong công tác giáo dục đó là Thầy và trò. Người thầy phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ,

dạy sao cho “Dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực”. Học trò phải thi đua học tập thật tốt, giữ đúng kỷ luật, phong cách của người học sinh.

Trong Nhà trường, người thầy không nhất thiết phải dạy môn học về đạo đức thì mới nêu gương, giáo dục cho học sinh về đạo đức mà người thầy dạy học với cả tất cả tâm huyết nghề nghiệp của mình, thể hiện đúng tác phong, lối ứng xử thông qua hoạt động dạy học của mình. Như vậy thì nâng cao chất lượng, năng lực cho giáo viên cả về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp là một yêu cầu quan trọng hàng đầu trong việc cải thiện kết quả giáo dục hiện nay.

Đối với các tổ chức xã hội, hiện nay học sinh đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng. Học sinh THPT đã và đang chịu ảnh hưởng từ môi trường kinh tế - xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để học sinh phấn đấu rèn luyện bản thân mình và trưởng thành hơn. Cần phải tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn, tổ chức thực hiện “ Nề nếp – kỷ cương ”, các phong trào thi đua trong học tập – sinh hoạt, các hoạt động nội, ngoại khóa, các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa – Uống nước nhớ nguồn nhằm thu hút học sinh, các tập thể tham gia vào những hoạt động

bổ ích để giáo dục về lòng yêu nước, lòng nhân ái, lối sống tốt đẹp cho học sinh THPT.

Sự kết hợp chặt chẽ của bộ ba trên sẽ tạo điều kiện để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao. Muốn vậy cần giải quyết một số điểm sau:

Một là, Trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

THPT, giữa gia đình, nhà trường và xã hội phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung và phương pháp giáo dục.

Hai là, Gia đình – nhà trường – xã hội phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tích cực trong việc phối hợp để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT. Đây là một vấn đề có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc giáo dục.

Ba là, Gia đình – nhà trường – xã hội phải phải phối hợp chặt chẽ với nhau bằng các hoạt động cụ thể để các em có thể tham gia hoạt động và thực hiện một cách tích cực, chủ động. Đây là một hoạt động bổ ích, giúp học sinh rèn luyện, tự nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với bản thân, cộng đồng xã hội. Như vậy, việc kết hợp giáo dục giữa gia đình – nhà trường – xã hội là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Nam Định hiện nay. Đây là giải pháp cần sự quan tâm đặc biệt từ các tổ chức để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT Nam Định nói riêng

Tiểu kết chƣơng 2

Truyền thống yêu nước chính là một trong những truyền thống quý báu nhất của dân tộc ta không chỉ trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập cho dân tộc mà ngay cả khi đất nước đã được tự do, độc lập thì truyền thống ấy vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc đối với con người Việt Nam. Trong những năm qua, công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa tỉnh Nam Định đang được nhiều gia đình, nhà trường và các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội quan tâm, đầu tư và đẩy mạnh hơn nữa. Điều đó được thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc, động viên chia sẻ của các bậc phụ huynh đối với học sinh; Qua việc tổ chức dạy và học của giáo viên trong các nhà trường thông qua học tập trên lớp và các hoạt động ngoại khóa; Qua sự quan tâm, đầu tư của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức nhiều sân chơi bổ ích và tổ chức nhiều phong trào, các cuộc vận động vừa mang tính giải trí vừa mang tính giáo dục để tuyên truyền, giáo dục đối với các Đoàn viên, Thanh niên và học sinh các trường THPT Nam Định để các em nhận thức được ý thức trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Giúp học sinh hiểu rõ hơn về những giá trị tốt đẹp của truyền thống yêu nước.

Qua khảo sát và các số liệu thu được từ nhà trường,các tổ chức xã hội về kết quả học tập cũng như số lượng tham gia, tinh thần tham gia của học sinh các trường THPT ở Nam Định cho thấy đa số học sinh THPT đã có ý thức được lợi ích của việc học tập và dần hình thành cho mình ý thức trách nhiệm, không ngừng rèn luyện đạo đức, hoàn thiện nhân cách, sống có mục tiêu, hoài bão, có lý tưởng, hình thành cho mình vốn kiến thức sâu rộng để không mắc phải các tệ nạn xã hội, định hướng cho mình ý thức trách nhiệm đối với công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước ngày càng phát triển và văn minh hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Nam Định vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Bên cạnh nhiều học sinh đã tích cực, học tập, xác định cho mình mục tiêu, lý tưởng sống cao đẹp thì còn không ít học sinh chưa có sự chủ động, tích cực trong học tập, rèn luyện đạo đức. Học sinh THPT vẫn phải để cha mẹ nhắc nhở. Thậm chí nhiều em còn mắc các tệ nạn xã hội dẫn đến kết quả học tập thấp, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cũng dần bị mai một. Công tác giáo dục trong nhiều nhà trường, các tổ chức xã hội chưa có được sự quan tâm, đầu tư thích hợp. Đứng trước thực trạng đó mà yêu cầu cấp thiết đặt ra đó là phải tăng cường thực hiện công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Nam Định hiện nay.

Như vậy, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể nên phải đảm bảo tính chặt chẽ của quá trình quản lý giáo dục. Đó là một quá trình mang tính toàn vẹn và thống nhất từ các khâu Lập kế hoạch – tổ chức – thực hiện – chỉ đạo – kiểm tra – đánh giá kết quả. Để công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Nam Định đạt hiệu quả cao thì những giải pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể giáo dục, các ban ngành, đòan thể. Có như vậy mới giúp các em học sinh có được sự thay đổi trong nhận thức của mình và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

KẾT LUẬN

Trong lịch sử, dân tộc ta đã phải trải qua biết bao những năm tháng chiến đấu gian khổ để bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc. Trong lịch sử lâu dài ấy đã tạo điều kiện để hình thành nên những giá trị đạo đức quý giá cho dân tộc Việt Nam. Một trong những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp ấy phải kể đến truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Nhờ có truyền thống này mà dân tộc ta đã không ngại hy sinh mồ hôi, xương máu của mình để bảo vệ cho đất nước có được sự bình yên. Truyền thống yêu nước đã và đang được các thế hệ người Việt Nam tiếp tục giữ gìn, phát huy và phát triển trong giai đoạn đất nước có những biến động như hiện nay.

Ngày nay truyền thống yêu nước được thế hệ trẻ nói chung và học sinh THPT ở Nam Định nói riêng hết sức quan tâm và phát triển bằng nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt là thể hiện bằng những hành động, hoạt động thiết thực. Mặc dù ở độ tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng học sinh THPT ở Nam Định luôn ý thức được là sẽ sẵn sàng có những hành động thiết thực để bảo vệ quê hương, đất nước, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của mình. Nhất là khi tình hình trong nước cũng như khu vực hiện nay có nhiều biến động. Những căng thẳng trên biển Đông đang ngày càng trở nên trầm trọng. Học sinh THPT ở Nam Định quyết tâm học tập thật tốt để đạt kết quả cao, không ngừng trau dồi vốn kiến thức của mình, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống để mai sau trở thành người có ích cho đất nước. Đem tri thức, sức mạnh của mình góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

Các bạn học sinh THPT ở Nam Định còn tham gia tích cực các hoạt động xã hội như: Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức để hiểu hơn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Tham gia các hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ những người cô đơn, nghèo khó. Tất cả những điều này đều thể

hiện lòng yêu nước sâu đậm của các bạn học sinh THPT ở Nam Định đối với đất nước.

Trong những năm vừa qua, công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT Nam Định đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Trong quá trình thực hiện bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục. Để công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT Nam Định đạt hiệu quả cao, luận văn xin đề xuất những giải pháp như trên để khắc phục những hạn chế và hoạt động giáo dục đạt kết quả cao. Đào tạo ra những con người có đủ năng lực và phẩm chất để mai sau có thể đem năng lực, phẩm chất, sức mạnh ấy góp công sức của mình vào sự nghiệp giáo dục nói riêng và xây dựng, phát triển đất nước nói chung ngày càng văn minh, giàu mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1957), Từ điển Hán việt, NXB Sự thật, Hà Nội.

2. Lê Thị Tuyết Ba (2010), Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên, Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp Nhà nước.

3. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (1998), Cơ sở lý luận và thực tiễn

để xây dựng chương trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Trung học phổ thông ở Nam Định hiện nay (Trang 102 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)