7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Nâng cao vai trò của giáo viên trong việc giáo dục truyền thống
yêu nước cho học sinh THPT ở Nam Định hiện nay. Đặc biệt là vai trò của giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân
Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Người Việt Nam yêu quê hương, đất nước của mình. Tình yêu đó được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh gian khổ, kiên cường của dân tộc ta để chống lại giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước. Từ tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, lòng tôn kính đối với ông bà, tổ tiên. Từ tình cảm giản dị đó mà dần phát triển lên thành tình cảm gắn bó vói xóm làng, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước, yêu nhân loại.
Hiện nay trong việc giáo dục cho học sinh THPT về truyền thống yêu nước rất quan trọng. Việc giáo dục này phụ thuộc phần lớn vào giáo viên. Vì vậy mà cần phải nâng cao vai trò của giáo viên, đặc biệt là vai trò của giáo viên dạy giáo dục công dân là rất quan trọng, để mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức.
Trong quá trình dạy học, việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT được các thầy cô giáo hết sức quan tâm. Chính vì vậy mà các thầy cô giáo phải là tấm gương sáng để các em noi theo. Trước hết các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo dạy môn giáo dục công dân phải nắm vững kiến thức chuyên môn, phải đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu học tập của từng học sinh THPT. Giáo viên phải là người thầy có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng truyền đạt kiến thức tốt cho học sinh. Có như vậy thì học sinh THPT mới có thể tiếp thu bài một cách tốt nhất.
Muốn nâng cao được chất lượng dạy học của giáo viên dạy môn giáo dục công dân thì mỗi người thầy phải có sự đầu tư cả về kỹ năng lẫn kiến thức. Phải thiết kế được một bài giảng thật sự có chất lượng. Để tiết học có hiệu quả và đảm bảo thời gian thì giáo viên phải xác định được mục tiêu cần phải thực hiện. Giáo viên cần tích cực nâng cao chất lượng giờ dạy, chú trọng yêu cầu hiệu quả việc lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT trong các môn học, giờ học.
Môn giáo dục công dân có vị trí hết sức quan trọng đối với việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm chất đạo đức, về quyền và nghĩa vụ của công dân sẽ giúp cho học sinh có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Giúp cho học sinh hình thành nhân cách, đạo đức và giúp cho học sinh hiểu được truyền thống yêu nước thiêng liêng của dân tộc ta.
Giáo dục công dân là môn học có ý nghĩa lớn trong toàn bộ chương trình dạy học và học tập ở tất cả các trường THPT, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà toàn thế giới nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng đã và đang có nhiều thay đổi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Là bộ môn khoa học trực tiếp tập trung vào việc xây dựng cho học sinh THPT có được thế giới quan khoa học và nhân sinh quan, có lập trường vững vàng, có lý tưởng sống, có hoài bão và ước mơ cao đẹp, đặc biệt là có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Trong đời sống xã hội, môn giáo dục công dân có nhiều ưu thế trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nói chung và giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT nói riêng.
Môn giáo dục công dân không chỉ giáo dục cho học sinh THPT lòng yêu nước, thương người, sự căm thù đối với các thế lực thù địch mà còn bồi dưỡng cho học sinh THPT biết yêu cái đẹp, có óc sáng tạo, thẩm mỹ, biết cách ứng xử có văn hóa và đúng mực trong cuộc sống. Hơn nữa giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nói chung và giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Nam Định hiện nay nói riêng là một trong những nhiệm vụ của bộ môn giáo dục công dân ở các trường THPT mà người giáo viên phải quán triệt và thực hiện để góp phần hình thành và phát triển nhân cách đạo đức cho học sinh THPT.
Giáo viên dạy môn giáo dục công dân có thể lấy ví dụ về nhiều tấm gương trong lịch sử dân tộc của các chiến sỹ đã anh dũng không ngại hy sinh xương máu của bản thân mình để đem lại độc lập, tự do, cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho thế hệ sau để các em học sinh THPT có thể nêu gương mà phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Đồng thời suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân mình đối với quê hương, đất nước.
Giáo viên phải giáo dục cho học sinh hiểu trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử dân tộc thì truyền thống yêu nước luôn cần được giữ gìn và phát huy.
Trong thời kỳ đất nước bị giặc ngoại xâm xâm chiếm thì truyền thống yêu nước thể hiện ở chỗ: Mọi người sẵn sàng quên bản thân mình hy sinh, quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ quốc.
Trong thời kỳ đất nước được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì truyền thống yêu nước thể hiện ở chỗ: Mọi người quyết tâm khắc phục những hậu quả của chiến tranh và quyết tâm tiến hành đổi mới đất nước bằng hàng loạt các chủ trương, chính sách.
Trong thời kỳ hiện nay, truyền thống yêu nước thể hiện ở chỗ: Mọi người hăng say học tập, hăng say lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất cải thiện đời sống xã hội. Đặc biệt trong tình hình Biển Đông có nhiều biến động leo thang như hiện nay thì nhiều chiến sỹ đã sẵn sàng tự nguyện lên đường để ra nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ biển Đảo quê hương, đất nước.
Như vậy, đứng trước thực trạng trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định như hiện nay, giáo viên và nhà trường cũng như các ban, ngành Sở Giáo dục và Đào tạo cần phải có những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.
Đối với giáo viên: Không ngừng trau dồi vốn kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ của mình trong việc sử dụng trang thiết bị trong dạy học. Bởi muốn truyền đạt kiến thức đến học sinh thì giáo viên phải là người có vốn kiến thức sâu rộng, chính xác. Muốn học sinh hiểu và thực hành được các trang thiết bị trong học tập thì giáo viên phải là người có sự am hiểu và biết sử dụng chúng một cách thành thạo. Để công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần phải thay đổi phương pháp giáo dục
sao cho phù hợp, phải phát triển hơn nữa phương pháp dạy học theo hướng tích cực lý thuyết đi đôi với thực hành.
Đối với nhà trường và các ban, ngành Sở Giáo dục và Đào tạo: Cần có sự đầu tư về kinh phí để làm phong phú, đa dạng hơn các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục. Nhà trường tiếp tục đầu tư, xây dựng, mở rộng và hoàn thiện phòng thiết bị. Đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị dạy học có chất lượng để đảm bảo khai thác tối đa tính năng sử dụng các trang thiết bị dạy học. Thường xuyên theo dõi, kiểm ra việc sử dụng thiết bị của giáo viên, mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Có như vậy thì công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Nam Định mới đạt hiệu quả.