Phát huy tính tự giáo dục, tự giác rèn luyện đạo đức truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Trung học phổ thông ở Nam Định hiện nay (Trang 97 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Phát huy tính tự giáo dục, tự giác rèn luyện đạo đức truyền thống

yêu nước của dân tộc của học sinh THPT ở Nam Định hiện nay

Học sinh THPT ở Nam Định là những chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người trẻ, khỏe, có lòng nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với những cái mới, cái tiến bộ. Việc phát huy tính tự giáo dục, tự giác rèn luyện đạo đức truyền thống yêu nước của dân tộc là một giải pháp quan trọng giúp học sinh THPT nhanh chóng tiến bộ và trưởng thành hơn. Đó là điều kiện tiên quyết quyết định đến kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân.

Tự giáo dục bản thân chính là một quá trình tự thân vận động của học sinh, là sự chiến thắng bản thân mình. Để làm được điều này đòi hỏi học sinh THPT phải có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm cao độ trong việc rèn luyện đạo đức và tài năng của mình. Đây là một đòi hỏi hết sức nghiêm túc của quá trình tự giáo dục bản thân, đặc biệt là ý thức tự giác.

Việc xây dựng nhân cách đạo đức cho học sinh THPT ở Nam Định hiện nay không chỉ là việc tiếp thu những chuẩn mực đạo đức, những giá trị đạo đức đã có sẵn mà còn là do quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức, biết chắt lọc những gì quý giá mà thực tiễn cuộc sống của bản thân mỗi người tạo thành. Quá trình tự hoàn thiện của mỗi cá nhân đóng một vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc hình thành nhân cách đạo đức cũng như vốn kiến thức của mỗi bạn học sinh THPT hiện nay. Có thể nói, nếu không có quá trình tự giác rèn luyện đạo đức cho bản thân, không có quá trình tự giáo dục của mỗi học sinh thì tất cả những tác động, giáo dục từ bên ngoài vào dù tốt đến đâu cũng không có hiệu quả.

Phải hình thành cho học sinh nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi bạn học sinh có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ và

nỗ lực vươn lên tự khẳng định bản thân mình. Mỗi học sinh phải xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình đối với chính bản thân mình, đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Sống có lý tưởng, có ước mơ, hoài bão, khát khao vươn tới những cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi học sinh cũng không ngừng tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế bản thân để vượt qua mọi cám dỗ và những biểu hiện tiêu cực của xã hội, những biểu hiện của lối sống ích kỷ, lối sống thực dụng, vì lợi ích của mình mà trà đạp lên lợi ích của người khác.

Để nâng cao việc tự giáo dục bản thân của học sinh THPT ở Nam Định hiện nay thì cần phải có sự quan tâm của các ban, ngành trong việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho học sinh THPT. Cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh có thể phát huy khả năng độc lập trong học tập, tham gia các hoạt động xã hội.

Học sinh THPT tự giáo dục bản thân mình là một quá trình rất khó khăn. Vì vậy để làm được điều này đòi hỏi học sinh THPT cần phải có ý chí, nghị lực vươn lên không ngừng, tự giác rèn luyện trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày để từng bước hình thành nhân cách đạo đức tốt đẹp của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Trung học phổ thông ở Nam Định hiện nay (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)