Một số nhân tố tác động đến công tác giáo dục truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Trung học phổ thông ở Nam Định hiện nay (Trang 36 - 94)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Những nhân tố tác động, tầm quan trọng và yêu cầu của công tác giáo

1.2.1.2. Một số nhân tố tác động đến công tác giáo dục truyền thống

nước cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay.

Truyền thống yêu nước là một trong những truyền thống đạo đức quý báu nhất của dân tộc ta. Truyền thống ấy được thể hiện qua suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cho đến ngày nay truyền thống yêu nước vẫn được đại bộ phận dân cư tiếp tục giữ gìn và phát huy. Các thế hệ trước luôn ý thức được truyền thống tốt đẹp này cần phải được giữ gìn vì vậy mà đã truyền lại cho thế hệ sau thông qua việc kể các câu chuyện hay bằng sự giáo dục về truyền thống yêu nước. Tuy nhiên, hiện nay khi mà đất nước đang trên đà phát triển, tiến hành giao lưu, mở cửa thì việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thanh niên nói chung và cho học

sinh THPT nói riêng cũng chịu sự tác động của một số nhân tố như: Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Internet, các trang mạng xã hội.

Thứ nhất, sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đến việc

giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Việt Nam.

Kinh tế thị trường là sản phẩm của nền văn minh nhân loại. Nó không chỉ tồn tại trong chủ nghĩa tư bản mà đến chủ nghĩa xã hội nó vẫn còn tồn tại. Kinh tế thị trường có quá trình phát triển hết sức lâu dài, sự phát triển ấy có những nét riêng của từng quốc gia.

Ở Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lấy mục đích nâng cao đời sống nhân dân để phấn đấu nhưng vẫn thực hiện theo quy luật kinh tế thị trường – tức là sản xuất kinh doanh phải có lãi, nếu không cạnh tranh trong thị trường được thì sẽ dẫn đến bị phá sản.

Hội nhập quốc tế được hiểu là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết các nước với nhau dựa trên cơ sở chia sẻ lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực và tuân thủ theo luật lệ trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. Hội nhập quốc tế vượt lên trên hợp tác quốc tế thông thường. Nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia.

Hội nhập quốc tế ở Việt Nam được Đảng ta khẳng định trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X như sau: “Chủ động hội nhập quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực [14, tr.112].

Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng ta đã nêu rõ bốn quan điểm cơ bản: Một là, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Hai là, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. Ba là, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại. Bốn là,

chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn bè đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Như vậy đến Đại hội lần thứ XII đảng ta đã xác định: “Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo và các lĩnh vực khác. Bảo đảm hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu” [16, tr.56].

Như vậy khi Việt Nam tiến hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì đã tạo nên một sự phát triển mới cho đất nước. Bên cạnh những giá trị mà nó đem lại cho sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội thì nó cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các giá trị truyền thống của dân tộc ta, đặc biệt là truyền thống yêu nước. Vì vậy mà khi tiến hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chúng ta cần phải chú ý đến việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT.

Một là, Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế vừa tạo điều kiện vừa đặt

ra yêu cầu là các bạn học sinh phải thường xuyên học tập, nâng cao tri thức một cách toàn diện.

Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho học sinh học tập thể hiện ở việc khi kinh tế phát triển thì đời sống của học sinh cũng được nâng lên do vậy các em có điều kiện để học tập. Trường lớp ngày càng khang trang, các trang thiết bị được trang bị ngày càng nhiều, phương tiện đi lại cho học sinh cũng trở nên thuận lợi hơn. Như vậy với sự phát triển của kinh tế thị trường thì học sinh có điều kiện để học tập tốt hơn.

Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng đặt ra yêu cầu cho học sinh phải thường xuyên học tập và không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức của mình. Khi học sinh đã nắm vững được kiến thức văn hóa cơ bản rồi thì việc

giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc cho các em cũng có nhiều thuận lợi hơn. Học sinh sẽ tiếp thu sự giáo dục ấy một cách chủ động và tích cực.

Hai là, Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế làm tăng tính năng động,

sáng tạo cho học sinh THPT.

Khi mà đất nước tiến hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế thì nó đòi hỏi con người phải có tính năng động, sáng tạo. Trong việc lĩnh hội tri thức hay bất kỳ một vấn đề, một hoạt động nào cũng đòi hỏi học sinh phải có sự năng động và sáng tạo. Trong các hoạt động tập thể các em cần phải phát huy tính năng động để có thể hòa nhập được với tập thể. Trong học tập cần có tính sáng tạo để việc học đạt kết quả cao.

Tuy nhiên bên cạnh những giá trị mà kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đem lại thì nó cũng tồn tại những hạn chế như: Trong nền kinh tế thị trường, học sinh trở nên thực dụng hơn, nhiều bạn chỉ đề cao giá trị vật chất mà coi thường giá trị tinh thần. Đặc biệt là các bạn sùng bái đồng tiền một cách mù quáng cho rằng “ Có tiền là có tất cả” hay “ Có tiền mua tiên cũng được”. Không ít học sinh vì đồng tiền mà thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại chủ nghĩa nhân đạo như giết người cướp của, gây gổ đánh nhau dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng bạo lực học đường, con cái hắt hủi, đối xử tệ bạc với cha mẹ chỉ vì lợi ích kinh tế. Việc quá đề cao vai trò của đồng tiền đã làm cho nhiều học sinh THPT quên đi lý tưởng, mục tiêu cách mạng.

Lối sống thực dụng làm cho con người sống ích kỷ và có thái độ xa cách với người khác. Sống thờ ơ, chỉ biết có mình, không quan tâm đến người khác. Khi chúng ta càng tiến hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế thì đạo đức của con người cũng từ đó mà suy giảm. Nó làm tăng lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân của học sinh và việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT cũng gặp nhiều khó khăn. Như

vậy, mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến một phận lớp người trong xã hội nói chung, một bộ phận học sinh THPT nói riêng có lối sống chạy theo đồng tiền, buông thả, quay lưng với văn hóa, với truyền thống của dân tộc.

Thứ hai, sự tác động của Internet, các trang mạng xã hội đến việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Việt Nam.

Ngày nay, việc kết nối mạng Internet đã trở nên phổ biến. Thật khó tưởng tượng được nếu như trong giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển như hiện nay mà thiếu Internet. Rất nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội sử dụng đến Internet như trong giáo dục, y tế, thương mại, ngoại giao.... Đối với học sinh THPT nhờ có Internet mà các em có thể dễ dàng đọc được tin tức xã hội, những vấn đề đang xảy ra hàng ngày. Trong học tập, nếu như trước kia học sinh THPT phải đến tận trường để nghe thầy cô giáo dạy thì nay các em chỉ cần ở nhà với một chiếc máy tính có kết nối mạng Internet là các em đã có thể trao đổi được với giáo viên của mình. Internet còn chứa đựng một kho kiến thức khổng lồ vì vậy mà học sinh THPT có thể tra cứu bất cứ thông tin nào mà mình cần một cách nhanh chóng.

Có Internet mọi người đều bình đẳng như nhau, có thể bày tỏ ý kiến của mình trên các diễn đàn, bình luận những vấn đề mà mình quan tâm. Việc sử dụng Internet vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tiết kiệm được thời gian cho học sinh. Việc giáo dục kiến thức văn hóa và giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT cũng có nhiều thuận lợi.

Đối với các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber... đã tạo điều kiện để học sinh có thể trao đổi với gia đình, thầy cô, bạn bè một cách dễ dàng. Trên các trang mạng xã hội có rất nhiều ý kiến, kiến thức bổ ích mà khi các bạn học sinh tiếp xúc sẽ kích động đến tâm lí của các em như có nhiều bài viết về lòng yêu nước của dân tộc ta, khi học sinh đọc được các em cũng sẽ

thấy lòng tự hào về quá khứ đầy gian khổ mà anh dũng của dân tộc ta trong lịch sử để có thể bảo vệ được đất nước và kêu gọi mọi người chung tay gìn giữ truyền thống quý báu ấy của dân tộc ta. Các em được bày tỏ ý kiến riêng của mình trên các trang mạng xã hội và ý kiến đó sẽ được nhiều người biết đến. Với sự phát triển của Internet và các trang mạng xã hội như hiện nay đã tạo điều kiện để các bạn học sinh THPT có điều kiện học tập tốt hơn, bày tỏ quan điểm cá nhân của mình một cách mạnh dạn hơn. Việc giáo dục cho học sinh THPT cũng từ đó mà đạt kết quả cao.

Tuy nhiên bên cạnh những tiện lợi mà chúng đem lại thì cũng tồn tại những bất cập như nhiều bạn học sinh THPT đã không chịu tìm tòi sách vở để học mà cứ thấy có khó khăn là lại lên Internet để tra cứu. Điều này làm cho khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh không phát triển được, học sinh học tập một cách thụ động, có tư tưởng dựa dẫm vào Internet. Một số học sinh THPT còn lợi dụng Internet để chơi game trực tuyến, làm hao tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, một số khác lại lợi dụng để lên các trang mạng xã hội đọc những bài viết phản động nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chúng đưa ra những thông tin sai lệch nhằm lôi kéo những người nhẹ dạ tin vào những bài viết này. Đôi khi học sinh THPT còn lợi dụng vấn đề được bày tỏ quan điểm cá nhân trên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự, uy tín của các thầy cô.

Qua những lợi ích và tác hại của Internet và các trang mạng xã hội như trên ta thấy, nếu sử dụng chúng đúng cách, có chọn lọc thì nó trở nên có ích. Còn nếu không biết khai thác chúng một cách hợp lí, không có chọn lọc thì nó sẽ đem lại những hậu quả khôn lường.Vì vậy mà gia đình, nhà trường cần phải giáo dục cho học sinh việc sử dụng Internet và các trang mạng xã hội một cách đúng đắn, không nên quá lạm dụng chúng. Việc lợi dụng Internet quá sẽ làm cho học sinh có thái độ ỷ lại, học tập một cách thụ động.

Như vậy với các nhân tố như trên đã có tác động mạnh mẽ đến việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở nước ta hiện nay.

1.2.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay

Thế hệ trẻ nói chung và học sinh THPT ở Việt Nam nói riêng là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy mà mọi hoạt động giáo dục đều phải hướng tới hình thành một thế giới quan đúng đắn và tri thức khoa học cho các em. Tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay bao gồm những nội dung:

Thứ nhất, Giáo dục truyền thống yêu nước là cơ sở để hoàn thiện nhân cách đạo đức cho học sinh THPT Việt Nam xứng đáng với thế hệ trẻ của cha ông đã đi trước.

Đa số học sinh THPT có động cơ học tập, rèn luyện đạo đức một cách đúng đắn, có tinh thần ý chí phấn đấu vươn lên vượt khó. Nhiều học sinh THPT khi ra trường đã chọn cách là sẽ thi vào một trường Đại học, Cao đẳng mà mình thích, số khác lại chọn cách đi học nghề hay nhiều bạn học sinh có học lực kém biết khả năng của mình đã chọn cách đi tìm việc làm luôn để phụ giúp gia đình. Như vậy, cho dù các bạn chọn cách nào thì cũng cho thấy được ý chí muốn vươn lên, không chịu phụ thuộc vào bất kỳ ai, các bạn làm chủ được bản thân mình. Đó là điều quý giá trong thời kỳ đất nước đang mở của, hội nhập như hiện nay.

Trong xã hội hiện nay nhiều hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và quy mô rộng lớn, tình hình biển Đông càng ngày càng diễn ra hết sức căng thẳng, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lôi kéo, dụ dỗ các bạn trẻ vào con đường tội phạm, tìm mọi cách để chống phá Đảng và Nhà nước ta, chống phá thành quả cách mạng của dân tộc. Đứng trước thực tế này, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp để giáo dục

học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng có tinh thần cảnh giác người xấu, tinh thần cảnh giác cách mạng, một trong những biện pháp ấy phải kể đến biện pháp giáo dục giá trị truyền thống yêu nước của dân tộc bằng nhiều hình thức khác nhau. Với biện pháp này cho thấy bằng tinh thần hăng say không ngừng rèn luyện đạo đức, tích cực trong học tập, tin tưởng vào mục tiêu lý tưởng, học sinh THPT đang dần hình thành cho mình lối sống cao đẹp, sống có lý tưởng, sống có ước mơ, hoài bão, đặc biệt là không ngừng hoàn thiện nhân cách đạo đức của mình.

Một phần không thể thiếu trong việc giáo dục đó là phải chú ý xây dựng lý tưởng, niềm tin, hoàn thành nhiệm vụ công dân cho học sinh. Học sinh THPT đang chuẩn bị được hưởng quyền, nghĩa vụ công dân và thực hiện nghĩa vụ công dân. Nếu không có niềm tin, lòng tin bị suy giảm, tin mù quáng vào một điều gì đó thì các em sẽ không thể làm tròn nghĩa vụ công dân của mình.

Như vậy, mục đích của giáo dục truyền thống yêu nước là để học sinh THPT nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với xã hội; Là sự chuẩn bị về nhận thức để các em chủ động thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ cá nhân, làm chủ bản thân mình. Giáo dục truyền thống yêu nước để các em trở thành những công dân có ích cho xã hội, tự giác, tự nguyện đón nhận và thực hiện bổn phận, nghĩa vụ công dân của mình. Qua đó là cơ sở để học sinh THPT hoàn thiện nhân cách đạo đức của mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Thứ hai, Giáo dục lòng yêu xóm làng, yêu quê hương – đất nước sẽ khơi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh Trung học phổ thông ở Nam Định hiện nay (Trang 36 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)