PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại giá thể đến tỷ lệ sống cây Đẳng sâm Bắc
Các bình chứa cây con in vitro, sau 4 tuần ra rễ, đưa ra cảm ứng với môi trường ngoài 10 - 15 ngày. Sau đó tiến hành rửa sạch rễ, để ráo nước và cấy vào các bầu chứa giá thể đã chuẩn bị trước theo các công thức. Kết quả thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tỷ lệ sống của cây Đẳng sâm Bắc in vitro sau 30 ngày theo dõi
Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CT5
Qua bảng 4.6 cho thấy: Trong cùng một điều kiện thí nghiệm các giá thể khác nhau cho kết quả thí nghiệm là khác nhau.
Trong 5 công thức thí nghiệm, CT2 sau 30 ngày chăm sóc cho tỉ lệ sống thấp nhất, thấp hơn mẫu đối chứng ở CT1 do cát có độ ẩm thấp, theo thời gian độ xốp có giảm nên giai đoạn đầu cây phát triển kém hơn so với đất. Trong khi ở CT5 cho tỉ lệ sống cao nhất 94,33% cây cho lá xanh sẫm và phát triển mạnh.
Để đánh giá ảnh hưởng của các giá thể đến khả năng phát triển của cây Đẳng sâm Bắc, nhóm tác giả đi xác định chiều cao và số lá của cây. Kết quả cho thấy ở các
nghiệm CT3, CT4, CT5 cây phát triển tốt hơn và số lá tăng lên, do trấu hun là giá thể có chứa nhiều khoáng chất và kali, thoát nước tốt và mùn cưa là giá thể có khả năng giữ ẩm tốt, nhưng độ thoáng khí thấp do đó ảnh hưởng để khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Trong đó ở công thức CT5 cây phát triển mạnh nhất với chiều cao cây trung bình 7,95 cm, đồng thời số lá tăng lên trung bình 10,02 lá. Sự phát triển mạnh của Đẳng sâm Bắc ở giá thể đất + xơ dừa được lý giải là do xơ dừa giúp cho đất tơi xốp, có khả năng duy trì độ ẩm, chứa chất hữu cơ giúp thúc đẩy sự phát triển của rễ, do đó có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.