Giai đoạn huấn luyện và đưa cây con ra môi trường thực tiễn sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống bằng in vitro cây đẳng sâm bắc (codonopsis pilosula (franch ) nannf ) (Trang 25 - 28)

Cây con trong ống nghiệm được sản xuất dưới điều kiện lý tưởng (nhân tạo) về nhiệt độ, ánh sáng và môi trường dinh dưỡng. Để cấy cây ra bầu đất với tỷ lệ sống cao cần phải huấn luyện cây cho cứng cáp trước khi cho ra khỏi ống nghiệm. Cây được huấn luyện bằng cách đặt ống nghiệm (bình cây) trong điều kiện ánh sáng và nhiệt độ tự nhiên với cường độ ánh sáng từ 5000 - 10.000 lux, nếu lớn hơn 10.000 lux cần phải che bớt lượng ánh sáng. Thời gian huấn luyện khoảng 6 - 8 ngày để cây con quen dần với điều kiện tự nhiên. Khi thân chuyển sang màu của tự nhiên, lá xoè ra đầy đủ thì có thể tiến hành cấy chuyển vào bầu đất.

Chú ý: Không nên kéo dài thời gian huấn luyện vì để lâu rễ bị đen, lá úa vàng, khi đó tỷ lệ sống khi cấy vào bầu đất hoặc luống đất sẽ không cao.

Ra ngôi:

- Tạo dung dịch hồ rễ. Trước khi hồ rễ ít 12 giờ, trộn đất tầng B với dung dịch thuốc tím 0,1 %. Khi dùng rửa thuốc tím bằng nước sạch từ 3 - 4 lần và tạo cho đất ở dạng hồ loãng để hồ rễ cây, Tỷ lệ 1 đất 1 nước - Tạo bầu: Bầu được làm bằng nhựa PE có đường kính và chiều cao tùy theo từng loại cây, thông thường sử dụng các loại bầu có đường kính 5 - 6 cm, cao 11 cm không có đáy hoặc có đáy thì phải đục lỗ ở đáy hoặc xung quanh để thoát nước. Thành phần ruột bầu: Dùng đất tầng B đập nhỏ, sàng bỏ rễ cây và các tạp chất khác.

- Xử lý bầu, luống đất: Trước khi cấy cây 12 - 24 giờ, đất phải được xử lý bằng dung dịch thuốc tím 0,1% (hoà thuốc tím vào nước và dùng ô doa tưới đều lên bề mặt đất cho thấm sâu 1,5 - 2 cm. Vào mùa nguy cơ nấm bệnh cao nồng độ thuốc tím phải cao hơn 0,2 - 0,3%.

- Thao tác ra ngôi: Lấy cây mầm từ trong lọ ra bằng cách đổ ra lòng bàn tay, nhặt từng cây một cho ra khỏi nền nuôi cấy sau đó rửa sạch thạch bằng nước sạch hồ rễ bằng đất đã được khử trùng, các thao tác này phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm tổn thương cho cây. Cấy cây đã hồ rễ vào bầu đất như cấy cây con từ hạt. Khi cấy chú ý cho rễ thẳng và xoè ra tự nhiên, không bị cuốn lại với nhau hoặc bị gập lên trên mặt bầu.

Chăm sóc cây mô sau khi cấy:

- Thời gian quan trọng nhất là tuần cấy đầu tiên, cần phải theo dõi độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp từ 25 – 30oC, độ ẩm từ 85 - 90%, cần chú ý điều chỉnh ánh sáng cho cây quang hợp, những ngày trời nắng cần chú ý phải che giâm để giảm bớt ánh sáng trực xạ, tốt nhất là che giâm từ 7 - 10 ngày sau khi cấy, độ tàn che 50 - 60%.

- Sau 3 tuần thì bón thúc bằng cách tưới phân NPK (5:10:3) nồng độ 0,3% rồi tiếp tục 5 - 7 ngày tưới một lần. Sau khi tưới song cần tưới rửa lại bằng nước sạch.

- Phun phòng nấm bệnh bằng dung dịch Bellate nồng độ 5 g/10 lít nước phun cho 100 m2 thời gian một tuần một lần, nếu phát hiện nấm bệnh cần phun nồng độ cao hơn và thời gian ngắn hơn có thể 3 - 5 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh.

Phân loại cây con: Sau khi cây được 45 - 50 ngày cần tiến hành phân loại cây con để có chế độ chăm sóc phù hợp tạo ra các luống cây đồng đều đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn

- Hãm cây: Ngừng tưới phân trước khi đi trồng hai tuần. Trong trường hợp phải lưu giữ cây ở vườn ươm lâu hơn thì rất hạn chế tưới phân và nước để hăm cây.

- Đỉnh sinh trưởng, đoạn thân, hạt giống được thu thập từ người dân, phải có lý lịch rõ ràng. Các nguồn vật liệu nhân giống sạch bệnh này được trồng bảo quản trong điều kiện cách ly theo hệ thống nhà lưới cấp 3.

PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống bằng in vitro cây đẳng sâm bắc (codonopsis pilosula (franch ) nannf ) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w