PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến khả năng
4.2.1. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng nhân nhanh
thể hiện ở bảng 4.1.
Kết quả cho thấy CT1 (đối chứng) chỉ xử lý bằng nước cất vô trùng toàn bộ mẫu nghiên cứu đều bị nhiễm. Khi khử trùng bằng dung dịch Javen 60% trong thời gian 5 phút tỷ lệ mẫu sống không nhiễm được cải thiện với tỉ lệ sống khá thấp chỉ đạt 15,56%. Tăng thời gian khử trùng lên 10 phút cho tỷ lệ mẫu sống không nhiễm cao nhất đạt 61,11%. Tiếp tục tăng thời gian khử trùng lên 15 phút và 20 phút kết quả tỷ lệ mẫu sống không nhiễm giảm dần do thời gian tiếp xúc với mẫu dài nên mẫu bị chết tăng lên. Như vậy khi khử trùng mẫu Đẳng sâm Bắc bằng dung dịch Javen 60% thời gian thích hợp là 10 phút.
Hình 4.1. Kết quả khử trùng mẫu đoạn thân Đẳng sâm Bắc bằng dung dịch Javen 60% trong 10 phút
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh chồi Đẳng sâm Bắc năng nhân nhanh chồi Đẳng sâm Bắc
4.2.1. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng nhân nhanh chồi Đẳng sâm Bắc Đẳng sâm Bắc
Cytokinin ảnh hưởng rõ rệt và rất đặc trưng lên sự phân hóa cơ quan của thực vật, đặc biệt là sự phân hóa chồi vì vậy để tăng hệ số nhân chồi người ta đã bổ sung thêm một số chất có trong nhóm cytokinin trong môi trường nuôi cấy.
Trong thí nghiệm này chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi Đẳng sâm Bắc, mẫu được đưa vào môi trường có bổ sung BAP với nồng độ từ 0 - 3mg/l. Theo dõi mẫu cấy sau 4 tuần nuôi cấy, kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng nhân nhanh chồi Đẳng sâm Bắc (sau 4 tuần nuôi cấy)
Công thức (CT) CT 1 (ĐC) CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Chồi tốt: Chồi khỏe, mập, xanh; Chồi trung bình: Chồi khỏe, màu xanh; Chồi kém: Chồi yếu, nhỏ.
Với giá trị F đạt 42,21 và giá trị Fcrit đạt 2,84 các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhau và ảnh hưởng đến hệ số nhân chồi.
CT1 (ĐC) khi không bổ sung chất kích sinh trưởng hiện tượng xuất hiện chồi mới rất ít qua 3 lần cấy chuyển. Trên các môi trường có bổ sung BAP, đều ghi nhận có hiệu quả tăng sinh chồi. Khi bổ sung BAP có nồng độ (0,5 - 3 mg/l) hệ số nhân chồi giảm dần đồng thời chồi có hiện tượng bị mọng nước và đạt cao nhất ở CT3 tương ứng 6,3 ± 0,2 lần.
Kết quả thu được có thể được giải thích như sau: BAP là một trong các cytokinin có vai trò trong việc hoạt hóa quá trình phân bào, nhờ đó có tác dụng tái sinh và phân hóa chồi cho cây. Khi tăng dần nồng độ BAP trong môi trường nuôi cấy thì hệ số nhân chồi tăng. Nhưng khi tiếp tục tăng nồng độ BAP lên một mức độ nhất định không cho kết quả cao hơn đồng thời có xu hướng giảm do hàm lượng BAP cao có thể gây độc cho mẫu, từ đó gây ức chế khả năng tạo chồi cho mẫu. Kết quả nghiên