Sự lựa chọn con đường cho nhà văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô típ hành trìnhtrong Những linh hồn chếtcủa N.V. Gogol (Trang 107 - 110)

13 Về vấn đề không gian trong sáng tác của Gogol, Robert Maguire đã lý

3.3.1. Sự lựa chọn con đường cho nhà văn

Trong chương 7 của trường ca Những linh hồn chết, thả mình vào những cảm giác bất tận của những cuộc hành trình, tác giả đã tìm ra một khoảng lặng hợp lý để xen vào tác phẩm những ý kiến của mình về nghề văn.

Gogol đã chia các nhà văn thành hai kiểu. Kiểu nhà văn thứ nhất là hình mẫu của những nhà văn lãng mạn mà Gogol gặp nhan nhản trong đời thực: "Sung sướng thay nhà văn trốn không tả những tính cách phẳng lặng mà sự tầm thường vô vị đè nén nặng nề và làm cho người ta chán ngán, để chuyên tả những tâm hồn cao thượng làm vinh dự cho loài người; trong những hình tượng luôn luôn đổi thay như một cơn lốc, họ được chọn chỉ vài nét đặc sắc hiếm có, họ không bảo giờ phải phản bội âm điệu cao cả của thiên tài mình,

104

không hề hạ cố đến những kẻ phù sinh hèn mọn, mà chỉ cao bay, xa cuộc đời phàm tục, không niềm cao cả tuyệt vời. Số phận cao cả của họ lại càng đáng thèm muốn vì họ được ở giữa những nhân vật thượng lưu của họ như ở trong gia đình và danh vọng của họ vang lừng khắp vũ trụ. Họ phỉnh nịnh người đời và làm người ta say sưa, bằng cách che khuất hiện thực, giấu giếm những khuyết điểm mà chỉ phô trương vẻ lớn lao đẹp đẽ của loài người." [7, 208]. Đó là những nhà văn sung sướng bởi "thiên hạ đều vỗ tay hoan hô và lũ lượt kéo nhau theo xe khải hoàn của họ" [7, 208].

Kiểu nhà văn thứ hai là những nhà văn lấy đối tượng phản ánh là hiện thực khắc nghiệt: "Một số phận khác chờ đợi nhà văn dám khuấy lớp bùn ghê tởm của những sự hèn hạ mà cuộc đời của chúng ta sa lầy vào, dám lặn ngụp xuống vực thẳm của những bản tính lạnh ngắt, ti tiện tầm thường, mà trong cuộc hành hương của chúng ta ở dương thế, nhiều khi gian khổ biết bao, mỗi bước chúng ta lại gặp, nhà văn, với một nét dao trổ tàn nhẫn dám phơi bầy ra chỗ thanh thiên bạch nhật, cái mà đôi mắt hờ hững của chúng ta không chịu nhìn thấy!" [7, 209]. Đón đợi nhà văn ấy chỉ là "sự phê phán của những kẻ đương thời, lòng lim dạ sắt và giả nhân giả nghĩa, họ sẽ cho những công trình sáng tác thân yêu của nhà văn là những bài viết điên cuồng và báng bỉ, họ đem những thói hư tật xấu của nhân vật gán cho tác giả" [7, 209]. Bởi lẽ "những người đương thời từ chối không muốn công nhận rằng những tấm kính dùng để soi xét những cử động của những côn trùng không nhìn thấy cũng quí như tấm kính cho phép ta quan sát mặt trời, (...), họ phủ nhận rằng một tiếng cười mạnh mẽ cũng chẳng thua kém gì một mối xúc cảm trữ tình đẹp đẽ, mà đối với cái méo mặt, méo mày của những anh hề hát tuồng thì cách nhau một trời một vực" [7, 210].

Gogol biết rằng kiểu nhà văn thứ nhất dễ dàng tồn tại hơn và có một số phận may mắn hơn nhưng ông cười khinh bỉ vào thứ sung sướng phù du ấy.

105

Kiên quyết lựa chọn đi theo con đường của nhà văn hiện thực, Gogol đồng thời cũng xác định trước số phận nghiệt ngã và bất công đang chờ đợi mình: "... những kẻ phỉ báng đem giá trị của nhà văn chưa ai biết tiếng ra chế giễu chua cay; anh ta chẳng hề được ai hưởng ứng một lời và đành phải cô lập giữa đường đời. Khắc khổ thay sự nghiệp của anh ta, cay đắng thay nỗi cô đơn của anh ta!" [7, 210]. Nhưng con đường chông gai không thể làm chùn bước người nghệ sĩ Nga kỳ lạ ấy. Gogol ý thức rất rõ về vai trò cải tạo xã hội của một nhà văn nói chung và của bản thân ông nói riêng: "Còn tôi, tôi biết một uy lực ở trên chúng ta bắt tôi còn phải lâu nữa đi sát cánh với những nhân vật dị kì của tôi, phải ngắm qua cái cười ngoài mặt và những giọt lệ bất ngờ, cái diễn biến vô tận của trò đời. Còn lâu nữa, nguồn cảm hứng mới trào ra từng đợt dữ dội hơn, từ óc tôi đang lúc phấn khích thiêng liêng; và thiên hạ run sợ sẽ tiên cảm là những lời lẽ uy nghiêm sắp từ đấy vang lên như sấm dậy..." [7, 210].

Với Gogol, trách nhiệm công dân đã giúp ông dũng cảm bước tiếp với một niềm tin sắt đá: "Ai là người đã từng quyết chí làm tròn nhiệm vụ một cách trung thực thì không thể để cho hoàn cảnh chi phối mình được, nếu cần, thà ngửa tay ra ăn xin chứ quyết không nhượng bộ trước những lời chê trách hời hợt hay những ước lệ giả dối của xã hội. Người nào đã vì muốn tuân theo những ước lệ giả dối đó mà làm hỏng một tác phẩm có ích cho nước nhà, thì người đó không phải là người yêu nước." [7, 430]. Gogol yêu nước theo cách của riêng ông. Lòng yêu nước xui ông "chơi một khúc nhạc buồn", giúp ông vững tâm nhìn thẳng vào những ung nhọt đang nằm sâu trong gốc rễ của đời sống và thẳng tay phơi bày chúng trước công luận để hướng đến một sự cải biến: "Có những thời mà người ta chỉ có thể hướng một xã hội hay cả một thế hệ về cái thiện bằng cách cho nó thấy hết sự bỉ ổi của nó, có những thời mà

106

cách tốt nhất để nói đến cái mỹ, cái thiện là vạch rõ ngay một cách thật rõ một con đường đưa mỗi người đến được cái thiện, cái mỹ" [7, 442].

Nhưng Gogol có thể nhìn thấy con đường đi của mình mà chưa thể nhìn ra con đường đi cho dân tộc. Ông hiểu rằng cần phải thay đổi nhưng không biết sẽ thay đổi từ đâu. Ông mong muốn sẽ tìm ra một giải pháp ngay trên mảnh đất hiện thực mà ông đang khai phá nhưng rốt cục, kết quả chỉ là một sự ảo tưởng. Dẫu không thể bước qua "cái bóng" của chính mình nhưng Gogol đã lờ mờ nhận ra những hạn chế cần phải khắc phục: "Tôi chưa đặt được nhân vật của mình đứng thật vững trên cái mảnh đất mà rồi đây sẽ là đất của chúng, tôi chưa bao bọc chúng trong một bầu không khí có tính chất Nga đầy đủ" [7, 436]. Sự trung thực và nghiêm khắc của Gogol là biểu hiện cao nhất của đạo đức nghệ sĩ.

Gogol từng khảng khái tự viết về mình trong một lá thư gửi bạn: "Tôi sinh ra không phải để mở đầu cho một thời đại văn học mà để làm tròn một nhiệm vụ đơn giản hơn, một nhiệm vụ mà mỗi người trong chúng ta đều phải nghĩ đến, chứ không riêng gì tôi. Lĩnh vực của tôi là tâm hồn, là việc nghiên cứu cuộc đời một cách nghiêm túc" [7, 442]. Mặc dù Gogol nói rằng mình chỉ là người làm tròn "một nhiệm vụ đơn giản" nhưng cái nhiệm vụ đơn giản ấy chính là thước đo tầm vóc của một nhà văn hiện thực vĩ đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô típ hành trìnhtrong Những linh hồn chếtcủa N.V. Gogol (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)