Trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại điểm bán hàng OCOP

Một phần của tài liệu TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC CHỦ THỂ OCOP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 52 - 56)

Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng NHTT “Sâm cau Ba Chẽ” và NHCN “Trà hoa vàng Ba Chẽ”. Hoàn thành Hỗ trợ bao bì, tem nhãn sản phẩm OCOP cho các Tổ hợp tác trên địa bàn huyện, cụ thể: Hỗ trợ THT mật ong Thị trấn 1.000 bộ tem dán chai mật ong; Hỗ trợ THT ong mật xã Lương Mông 1.000 bộ tem dán chai mật ong; Hỗ trợ THT Thanh long Nam Sơn 4.000 tem dán quả; Hỗ trợ THT lá thuốc người Dao xã Đồn Đạc 1.200 tem đóng túi lá thuốc tắm người Dao. Tổng kinh phí hỗ trợ tem nhãn là 24,97 triệu đồng.

Thực hiện theo Nghị quyết 45/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ngân sách đã hỗ trợ 73,752 triệu đồng từ nguồn vốn nông thôn mới cho các đơn vị đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.

Năm 2017, các thành viên trong hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đã tổ chức đánh giá tổng số 08 sảm phẩm (trong đó: 02 sản phẩm đạt 5 sao; 06 sản phẩm đạt 4 sao), cụ thể: Sản phẩm đạt 5 sao gồm các

sản phẩm: Nhóm đồ uống có cồn (Rượu Nấm lim xanh Ba Chẽ; Rượu Ba kích Ba Chẽ). Sản phẩm đạt 4 sao gồm các sản phẩm: Nhóm đồ uống không cồn

(Nấm lim xanh khô Ba Chẽ; Sâm cau khô; Ba kích khô); Măng mai khô; Mật

ong rừng; Trà hoa vàng.

Kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh năm 2017 Ba Chẽ có 08 sản phẩm đạt giải, cụ thể: Có 03 sản phẩm đạt 4 sao (gồm: Hoa trà hoa vàng, Rượu nâm lim, rượu ba kích). 05 sản phẩm đạt 3 sao (Ba kích tím khô, nấm lim xanh khô, sâm cau rừng, mật ong rừng Ba Chẽ, măng mai khô).

3.2.3.2.Thực hiện năm 2018

Ban Chỉ đạo OCOP huyện được thành lập theo Quyết định 1823/QĐ- UBND ngày 30/8/2017 gồm 28 thành viên, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; Các xã, thị trấn đều có Ban điều hành OCOP của xã. Tổ giúp việc Chương trình OCOP gồm 06 thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo OCOP cấp huyện thực hiện Chương trình.

Ban điều hành OCOP huyện Ban hành Quyết định số 2475a/QĐ-BCĐ ngày 08/11/2017 ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm trên địa bàn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017 - 2020, quy định chế độ hoạt động của Ban điều hành, phân công cụ thể nhiệm vụ các thành viên Ban điều hành cấp huyện.

Đối với các xã: Ban Chỉ đạo cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn các xã trên cơ sở Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã, thành lập Ban Chỉ đạo OCOP

cấp xã, đến nay đã có 8/8 xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, đi vào hoạt động.

BCĐ đã tổ chức định kỳ tiến hành họp giao ban đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ đã và đang triển khai. Đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện thời gian tới.

* Công tác phân bổ vốn cho chương trình OCOP: Phân bổ ngân sách huyện trực tiếp cho chương trình OCOP: Xác định các nhiệm vụ trong tổ chức triển khai thực hiện chương trình OCOP huyện Ba Chẽ, huyện đã thống nhất bố trí nguồn ngân sách 143,9 triệu đồng cho hoạt động của BCĐ.

* Công tác triển khai chính sách hỗ trợ: Ngoài thực hiện chính sách hỗ

trợ phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung theo Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND: Trong năm đã phê duyệt 31 dự án phát triển sản xuất với sự tham gia của 159 hộ dân. Trong đó: chăn nuôi 18 dự án (01 dự án trả nợ năm 2017 và 17 dự án mới) có 112 hộ tham gia (Trâu 04 dự án, 05 hộ, quy mô 41 con; bò 04 dự án, 31 hộ, quy mô 366 con; gà 06 dự án, 40 hộ, quy mô 30.565 con; ong 04 dự án, 36 hộ, quy mô 1.237 tổ); 12 dự án trồng trọt: Trà hoa vàng 03 dự án, 26 hộ, quy mô 8,8 ha; Ba kích 03 dự án, 06 hộ, quy mô 5,5 ha; cây ăn quả (bưởi, cam, ổi) 06 dự án, 15 hộ, quy mô 8,3 ha và 01 dự án hỗ trợ thành lập mới 01 HTX. Tổng kinh phí 12.305 triệu đồng, trong đó vốn dân đối ứng 5.826 triệu đồng; nhu cầu vốn hỗ trợ: 6.479 triệu đồng.

Công tác tổ chức cuộc thi đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và cấp tỉnh: Trong năm thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể về tổ chức cuộc thi đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2018, đồng thời thông báo cho các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp, HTX về các nội dung, yêu cầu, hồ sơ chi tiết. Ngoài ra cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP thống nhất đưa 03 sản phẩm đủ điều kiện theo yêu cầu đăng ký gửi Tỉnh.

Kết quả thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm mới tham gia chu trình OCOP: Ngay từ đầu năm huyện luôn chú trọng hoạt động tư

vấn, hoàn thiện sản phẩm OCOP, sau khi có kết quả cuộc thi đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, sản phẩm chưa đủ điều kiện huyện đã thông báo và yêu cầu đơn vị bổ sung, điều chỉnh lại. Đến nay có 02 đơn vị đã hoàn thiện đầy đủ theo yêu cầu.

Tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế: Duy trì 04 tổ chức tham gia chương trình OCOP (01 doanh nghiệp, 01 Hợp tác xã, 01 Tổ hợp tác, 01 hộ gia đình). Tư vấn hướng dẫn thành lập Tổ hợp tác Mật ong Nam Sơn, hoàn thiện đặt hàng chai lọ đựng mật, thiết kế tem nhãn và mang mẫu mật ong phân tích kiểm nghiệm. Hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX hoàn thiện các nội dung còn thiếu, chưa đạt yêu cầu đối với các sản phẩm Mật ong, Sâm cau.

Công tác hỗ trợ, tư vấn lập Kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh: Thực

hiện rà soát các sản phẩm tham gia chương trình OCOP từ 2013 đến nay. Trên cơ sở đó, những sản phẩm nào có tiềm năng sẽ xây dựng phương án/dự án hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm để trình phê duyệt, hỗ trợ thực hiện trong thời gian tới.

Công tác quản lý nhãn mác sản phẩm: Thực hiện rà soát tất cả các sản

phẩm tham gia chương trình OCOP của huyện và hướng dẫn ghi nhãn mác theo đúng qui định.

Một phần của tài liệu TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC CHỦ THỂ OCOP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)