Kết quả thực hiện chương trình OCOP từn ăm 2017 đến năm 2019

Một phần của tài liệu TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC CHỦ THỂ OCOP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 51 - 62)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Kết quả triển khai chương trình OCOP trên địa bàn huyện BaChẽ

3.2.3. Kết quả thực hiện chương trình OCOP từn ăm 2017 đến năm 2019

3.2.3.1. Thực hiện năm 2017

Trên địa bàn huyện có 01 công ty, 01 hợp tác xã, 01 tổ hợp tác và 01 hộ sản xuất kinh doanh ẩm thực tham gia chương trình OCOP, nông lâm sản tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá và bán hàng tại Hội chợ với tổng số 23 mặt hàng được sản xuất và chế biến từ nông lâm sản trên địa bàn. Một số sản phẩm đã nhận được phản hồi tích cực từ phía thị trường, hàng sản xuất đáp ứng được nhu cầu người dân. UBND huyện Ba Chẽ đã bố trí 01 cán bộ hướng dẫn các chính sách áp dụng chương trình cho doanh nghiệp, HTX, THT và hộ sản xuất; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng sản xuất cho các đơn vị tham gia.

Huyện luôn cân đối nguồn ngân sách để bố trí cho các hoạt động hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP. Trong năm 2017, ngân sách huyện đã bố trí 131,722 triệu đồng cho hoạt động đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm OCOP, trong đó:

Hỗ trợ các đơn vị tham gia Hội chợ tỉnh Quảng Ninh, ngân sách hỗ trợ 33 triệu đồng cho hoạt động quảng bá, đưa sản phẩm của địa phương tham gia Hội chợ. UBND huyện đăng ký 23 danh mục sản phẩm OCOP của địa phương để trưng bầy tại 02 Hội chợ OCOP (Hội chợ xuân 2017 và Hội chợ OCOP Quảng Ninh lần thứ V năm 2017). Tham gia Hội chợ gồm các sản phẩm của 04 đơn vị:

Công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Đạp Thanh: Hoa trà hoa vàng, trà túi lọc Came Gold, lá trà hoa vàng khô, mật ong; HTX kinh doanh dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ: Sâm cau rừng, rượu ba kích, rượu nấm lim, ba kích tím khô, nấm lim xanh khô, măng mai muối ớt; THT ong mật Thị trấn: Mật ong;

Hộ sản xuất Tô Thị Điệp: Bánh lá ngải, bánh cốc mò, bánh dậm, bột nghệ, bột tam thất, rau củ quả các loại, chuối rừng khô, xà phao, cây dược liệu khô, ngô xay, muối ớt.

Đánh giá: Tất cả các sản phẩm OCOP của địa phương đều được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; hàng hóa tham gia Hội chợ đều được niêm yết giá theo đúng quy định và bán theo giá niêm yết; các đơn vị tham gia Hội chợ đều tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn xã hội.

Hỗ trợ điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại điểm bán hàng OCOP của huyện và trụ sở HTX kinh doanh dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ.

Hình 3.2. Trưng bày, gii thiu sn phm ti đim bán hàng OCOP

Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng NHTT “Sâm cau Ba Chẽ” và NHCN “Trà hoa vàng Ba Chẽ”. Hoàn thành Hỗ trợ bao bì, tem nhãn sản phẩm OCOP cho các Tổ hợp tác trên địa bàn huyện, cụ thể: Hỗ trợ THT mật ong Thị trấn 1.000 bộ tem dán chai mật ong; Hỗ trợ THT ong mật xã Lương Mông 1.000 bộ tem dán chai mật ong; Hỗ trợ THT Thanh long Nam Sơn 4.000 tem dán quả; Hỗ trợ THT lá thuốc người Dao xã Đồn Đạc 1.200 tem đóng túi lá thuốc tắm người Dao. Tổng kinh phí hỗ trợ tem nhãn là 24,97 triệu đồng.

Thực hiện theo Nghị quyết 45/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ngân sách đã hỗ trợ 73,752 triệu đồng từ nguồn vốn nông thôn mới cho các đơn vị đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.

Năm 2017, các thành viên trong hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đã tổ chức đánh giá tổng số 08 sảm phẩm (trong đó: 02 sản phẩm đạt 5 sao; 06 sản phẩm đạt 4 sao), cụ thể: Sản phẩm đạt 5 sao gồm các

sản phẩm: Nhóm đồ uống có cồn (Rượu Nấm lim xanh Ba Chẽ; Rượu Ba kích Ba Chẽ). Sản phẩm đạt 4 sao gồm các sản phẩm: Nhóm đồ uống không cồn

(Nấm lim xanh khô Ba Chẽ; Sâm cau khô; Ba kích khô); Măng mai khô; Mật

ong rừng; Trà hoa vàng.

Kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh năm 2017 Ba Chẽ có 08 sản phẩm đạt giải, cụ thể: Có 03 sản phẩm đạt 4 sao (gồm: Hoa trà hoa vàng, Rượu nâm lim, rượu ba kích). 05 sản phẩm đạt 3 sao (Ba kích tím khô, nấm lim xanh khô, sâm cau rừng, mật ong rừng Ba Chẽ, măng mai khô).

3.2.3.2.Thực hiện năm 2018

Ban Chỉ đạo OCOP huyện được thành lập theo Quyết định 1823/QĐ- UBND ngày 30/8/2017 gồm 28 thành viên, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; Các xã, thị trấn đều có Ban điều hành OCOP của xã. Tổ giúp việc Chương trình OCOP gồm 06 thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo OCOP cấp huyện thực hiện Chương trình.

Ban điều hành OCOP huyện Ban hành Quyết định số 2475a/QĐ-BCĐ ngày 08/11/2017 ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm trên địa bàn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017 - 2020, quy định chế độ hoạt động của Ban điều hành, phân công cụ thể nhiệm vụ các thành viên Ban điều hành cấp huyện.

Đối với các xã: Ban Chỉ đạo cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn các xã trên cơ sở Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã, thành lập Ban Chỉ đạo OCOP

cấp xã, đến nay đã có 8/8 xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, đi vào hoạt động.

BCĐ đã tổ chức định kỳ tiến hành họp giao ban đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ đã và đang triển khai. Đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện thời gian tới.

* Công tác phân bổ vốn cho chương trình OCOP: Phân bổ ngân sách huyện trực tiếp cho chương trình OCOP: Xác định các nhiệm vụ trong tổ chức triển khai thực hiện chương trình OCOP huyện Ba Chẽ, huyện đã thống nhất bố trí nguồn ngân sách 143,9 triệu đồng cho hoạt động của BCĐ.

* Công tác triển khai chính sách hỗ trợ: Ngoài thực hiện chính sách hỗ

trợ phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung theo Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND: Trong năm đã phê duyệt 31 dự án phát triển sản xuất với sự tham gia của 159 hộ dân. Trong đó: chăn nuôi 18 dự án (01 dự án trả nợ năm 2017 và 17 dự án mới) có 112 hộ tham gia (Trâu 04 dự án, 05 hộ, quy mô 41 con; bò 04 dự án, 31 hộ, quy mô 366 con; gà 06 dự án, 40 hộ, quy mô 30.565 con; ong 04 dự án, 36 hộ, quy mô 1.237 tổ); 12 dự án trồng trọt: Trà hoa vàng 03 dự án, 26 hộ, quy mô 8,8 ha; Ba kích 03 dự án, 06 hộ, quy mô 5,5 ha; cây ăn quả (bưởi, cam, ổi) 06 dự án, 15 hộ, quy mô 8,3 ha và 01 dự án hỗ trợ thành lập mới 01 HTX. Tổng kinh phí 12.305 triệu đồng, trong đó vốn dân đối ứng 5.826 triệu đồng; nhu cầu vốn hỗ trợ: 6.479 triệu đồng.

Công tác tổ chức cuộc thi đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và cấp tỉnh: Trong năm thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể về tổ chức cuộc thi đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2018, đồng thời thông báo cho các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp, HTX về các nội dung, yêu cầu, hồ sơ chi tiết. Ngoài ra cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP thống nhất đưa 03 sản phẩm đủ điều kiện theo yêu cầu đăng ký gửi Tỉnh.

Kết quả thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm mới tham gia chu trình OCOP: Ngay từ đầu năm huyện luôn chú trọng hoạt động tư

vấn, hoàn thiện sản phẩm OCOP, sau khi có kết quả cuộc thi đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, sản phẩm chưa đủ điều kiện huyện đã thông báo và yêu cầu đơn vị bổ sung, điều chỉnh lại. Đến nay có 02 đơn vị đã hoàn thiện đầy đủ theo yêu cầu.

Tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế: Duy trì 04 tổ chức tham gia chương trình OCOP (01 doanh nghiệp, 01 Hợp tác xã, 01 Tổ hợp tác, 01 hộ gia đình). Tư vấn hướng dẫn thành lập Tổ hợp tác Mật ong Nam Sơn, hoàn thiện đặt hàng chai lọ đựng mật, thiết kế tem nhãn và mang mẫu mật ong phân tích kiểm nghiệm. Hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX hoàn thiện các nội dung còn thiếu, chưa đạt yêu cầu đối với các sản phẩm Mật ong, Sâm cau.

Công tác hỗ trợ, tư vấn lập Kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh: Thực

hiện rà soát các sản phẩm tham gia chương trình OCOP từ 2013 đến nay. Trên cơ sở đó, những sản phẩm nào có tiềm năng sẽ xây dựng phương án/dự án hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm để trình phê duyệt, hỗ trợ thực hiện trong thời gian tới.

Công tác quản lý nhãn mác sản phẩm: Thực hiện rà soát tất cả các sản

phẩm tham gia chương trình OCOP của huyện và hướng dẫn ghi nhãn mác theo đúng qui định.

Hình 3.3. Giy chng nhn s dng nhãn hiu OCOP

Ứng dụng KHCN: Hoàn thành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

“Sâm cau Ba Chẽ” và nhãn hiệu chứng nhận “Trà hoa vàng Ba Chẽ” tại Cục sở hữu trí tuệ.

Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất sản phẩm thực hiện đảm bảo các tiêu chuẩn, quy phạm: Tiếp tục hướng dẫn các đơn vị thực hiện phân tích chất lượng

sản phẩm và thực hiện công bố hợp qui đối với các sản phẩm bắt buộc phải công bố theo qui định.

Việc xây dựng Kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP chủ lực các cấp:

Huyện đã ban hành Kế hoạch số 60a/KH-UBND ngày 15/4/2018 về phát triển các sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm OCOP định hướng cấp quốc gia giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn huyện Ba Chẽ hiện tiếp tục triển khai.

Củng cố, nâng cao chất lượng 09 sản phẩm đã có: Măng mai, Mật ong, Nấm linh chi, Ba kích tím, Nấm lim xanh khô, Sâm cau, Trà hoa vàng, Rượu Ba kích, Rượu Nấm lim; phát triển thêm 8 sản phẩm mới: Lá tắm người Dao; Trà

túi lọc từ bột hoa trà hoa vàng; Thanh Long; Mía tím cắt khúc hút chân không; Rượu sắn cá chảu; Khoai sọ 1 củ; Gạo nương; Sản phẩm ẩm thực đặc hữu (bánh lá ngải, bánh cốc mò, sà phao) và 02 sản phẩm OCOP Du lịch (Du thuyền trên sông cổ ngựa và thăm lò gốm cổ; Lễ Hội miếu Ông miếu bà).

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của 09 tổ chức kinh tế hiện có: Công ty cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh, HTX kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ; HTX Toàn dân; HTX Thanh Sơn; THT nông nghiệp Lương Mông; THT ong mật Lương Mông, THT ong mật Thị trấn; THT lá tắm người Dao Đồn Đạc; THT Thanh long Nam Sơn.

Hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế:Tham gia 03 cuộc xúc tiến thương mại giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, cụ thể: Tham gia Hội chợ OCOP xuân 2018, tại Hạ Long: 06 gian hàng; 04 đơn vị tham gia; 25 sản phẩm. Doanh thu đạt 370 triệu đồng. Tham gia Lễ hội Hoa Anh Đào - Mai vàng Yên Tử 2018 tại Uông Bí: 02 gian hàng; 02 đơn vị tham gia; 11 sản phẩm. Doanh thu khoảng 50 triệu đồng. Tham gia Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc Quảng Ninh năm 2018: 06 gian hàng, doanh thu 200 triệu đồng

3.2.3.3.Thực hiện năm 2019

Công tác tuyên truyền: Nhằm tuyên truyền sâu rộng đến người dân và

người tiêu dùng về sản phẩm OCOP của địa phương, công tác tuyên tuyền được triển khai thường xuyên, liên tục, cụ thể: Phát sóng 24 số chuyên mục “chung tay xây dựng nông thôn mới”. Thực hiện tổng số 116 tin, bài, phóng sự đăng đăng tải trên phát thanh huyện, cổng thông tin điện tử của tỉnh, của huyện và các phương tiện, báo chí khác; Tuyên truyền bằng panô tấm lớn: 27 chiếc; bảng tin: 09 chiếc; khẩu hiệu 09 chiếc; Tuyên truyền các sản phẩm OCOP tại Hội chợ OCOP tại Hà Nội, tại tỉnh và lễ hội Đình Làng Dạ, Miếu Ông – Miếu Bà; Tổ chức cho 03 đại biểu cán bộ huyện, doanh nghiệp, HTX tham dự hội nghị tập huấn phát triển sản phẩm OCOP do Ban xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức.

Hình 3.4.T chc Hi Trà hoa vàng ti huyn Ba Ch

Công tác duy trì, phát triển các sản phẩm OCOP:Triển khai có hiệu quả chủ đề của năm 2019 là “nâng cao hiệu quả hoạt động Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP” nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; tăng cường quản lý và nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm OCOP, trong đó tập trung: Củng cố, nâng cao chất lượng 09 sản phẩm đã có: Măng mai, Mật ong, Nấm linh chi, Ba kích tím, Nấm lim xanh khô, Sâm cau, Trà hoa vàng khô, Rượu Ba kích, Rượu Nấm lim; phát triển thêm 8 sản phẩm mới: Lá tắm người Dao; Trà túi lọc từ bột hoa trà hoa vàng và lá Trà hoa vàng; Thanh Long; Rượu chắn cá chảu; Khoai sọ 1 củ; Gạo nương; Sản phẩm ẩm thực đặc hữu (bánh lá ngải, bánh cốc mò, sà phao) và 02 sản phẩm OCOP Du lịch (Du thuyền trên sông cổ ngựa và thăm lò gốm cổ; Lễ Hội miếu Ông miếu bà).

Phát triển 02 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (Ba kích, Trà hoa vàng) theo Quyết định số 3401/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt danh mục các sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia giai đoạn 2018 – 2020, cụ thể:Chủ động hướng dẫn, doanh nghiệp đổi mới mẫu mã bao bì sản phẩm, phát triển sản phẩm mới

và nâng cấp chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ (liên

hệ với đơn vị tư vấn để thiết kế và sản xuất thử mẫu bao bì sản phẩm Trà hoa vàng tư cây tre); Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Ba kích

tím Ba Chẽ và Trà hoa vàng Ba Chẽ; Kết nối tiêu thụ với các cửa hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh; đưa sản phẩm tham gia các Hội chợ OCOP thường niên do tỉnh tổ chức và các Hội chợ thương mại khác trong và ngoài tỉnh.

Tham gia thi đánh giá xếp hạng các sản phẩm OCOP: Công tác tổ chức

cuộc thi đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và cấp tỉnh: Triển khai các văn bản chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể về tổ chức cuộc thi đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2019, đồng thời thông báo cho các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp, HTX về các nội dung, yêu cầu, hồ sơ chi tiết. Thành lập Hội đồng thẩm định đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP thống nhất đưa 06 sản phẩm đủ điều kiện theo yêu cầu đăng ký gửi Tỉnh (01 sản phẩm đề nghị nâng hạng sao; 02 sản phẩm thi cấp lại sao; 02 sản phẩm đã tham gia OCOP nhưng chưa đạt sao; 01 sản phẩm thi mới).

Hình 3.5. Hi nghđánh giá, phân hng sn phm OCOP

Kết quả thi cấp tỉnh: 01 sản phẩm (Trà hoa vàng khô) nâng hạng đạt 5 sao; 03 sản phẩm (Rượu Chắn cá chảu, Ba kích tím khô, Mật ong) đạt 3 sao; 02

sản phẩm (Trà túi lọc Came gold, Măng mai khô) đề nghị cấp lại sao đạt 4 sao. Qua đó nâng tổng số sản phẩm đạt sao theo Chương trình OCOP của huyện lên 10 sản phẩm (01 sản phẩm đạt 5 sao, 04 sản phẩm đạt 4 sao và 05 sản phẩm đạt 3 sao).

Hình 3.6. Giy chng nhn OCOP ca UBND tnh Qung Ninh

Công tác xúc tiến thương mại: Năm 2019, đã đăng ký doanh nghiệp tham

gia 06 Hội chợ thương mại và OCOP nhằm quảng bá và xúc tiến thương mại như: Hội chợ OCOP Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2019 tại Hà Nội từ ngày 11/01-15/01/2019 với 02 đơn vị và 14 sản phẩm, doanh thu đạt 70 triệu; Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2019 từ ngày 25/01-30/01/2019 với 04 đơn vị và 25 sản phẩm, doanh thu đạt 315 triệu; Tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh hè 2019 từ ngày 26/4 - 01/5/2019 với 03 đơn vị và 16 sản phẩm, doanh thu đạt 139,5 triệu đồng; Tham gia Tuần xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Công viên Sun World Hạ Long (26/7-28/7/2019) với 02 doanh nghiệp và 12 sản phẩm

Một phần của tài liệu TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC CHỦ THỂ OCOP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)