Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hệ thống tín dụng chính thống trên địa bàn huyện BaChẽ
- Hình thức tổ chức phong phú, đa dạng với sự tham gia của nhiều đối tượng có liên quan: Phối hợp với các phòng, ban, ngành; Cơ quan khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Chính trị - Xã hội huyện Ba Chẽ tổ chức đối thoại doanh nghiệp thông qua các buổi Hội thảo, Hội nghị và giao ban nhằm kịp thời nắm bắt tháo gỡ những khó khăn, giải đáp và phản hồi các ý kiến, kiến nghị của Doanh nghiệp, đồng thời thông tin, phổ biến cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng, lãi suất và các cơ chế chính sách khác có liên quan. Tổ chức Chương trình kết nối, ký kết cho vay vốn trực tiếp giữa Ngân hàng - Doanh nghiệp; Doanh nghiệp tham gia chương trình cho vay bình ổn thị trường, tiểu thương tại chợ truyền thống trên địa huyện Ba Chẽ;
- Trong quá trình thực hiện kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp và theo đề nghị của Huyện, Ngân hàng đã mở rộng thêm đối tượng là hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, tiểu thương ở các chợ đầu mối….Từ đó, các đối tượng tiếp nhận, thụ hưởng lợi ích của chương trình ngày càng phong phú, đa dạng về thành phần kinh tế, ngày càng nhiều về lượng vốn tín dụng được hỗ trợ, giải ngân.
- Hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn huyện trong năm 2018 tăng trưởng ổn định cả về doanh số cho vay, dư nợ cho vay, dư nợ tiền gửi, góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tính đến ngày 30/11/2018, tổng dư nợ cho vay đạt 366 tỷ đồng (Ngân hàng CSXH 191 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT 175 tỷ đồng) tăng 16% so với cùng kỳ, trong đó dư nợ cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đạt 270 tỷ đồng tăng 16,3%CK (Ngân hàng CSXH 160 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT đạt 110 tỷ đồng). Tổng dư nợ tiền gửi đạt 259,7 tỷ đồng tăng 17,4% CK (Ngân hàng CSXH 13,7 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT 246 tỷ đồng),
trong đó dự nợ tiền gửi dân cư đạt 231,3 tỷ đồng tăng 11,5% CK (Ngân hàng CSXH 13,3 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT 218 tỷ đồng). Đã có 3.061 lượt hộ, cá nhân, doanh nghiệp được vay vốn tín dụng, tăng 673 lượt vay so với cùng kỳ.
Trao đổi về vấn đề tiếp cận vốn của các chủ thể OCOP (Doanh nghiệp, HTX, THT): Bà Đàm Thị Chạ, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, cho biết:
Thứ nhất, hầu hết các chủ thể OCOP sản xuất nông nghiệp có kinh doanh
tốt, nhưng hệ thống hành chính yếu nên khó xây dựng được hồ sơ vay vốn theo yêu cầu phần lớn các chủ thể OCOP hiện nay có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng đủ điều kiện cho vay theo quy định; phương án kinh doanh thiếu tính khả thi. Để tiếp cận được vốn, trước hết, các chủ thể OCOP phải chuyển đổi mô hình hoạt động, giải quyết được những hạn chế… Đặc biệt, các cấp, ngành của huyện, tỉnh cần chủ động phối hợp thực hiện giao đất; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nông nghiệp để các chủ thể OCOP có tài sản thế chấp vay vốn đầu tư kinh doanh”.
Thứ hai, cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh triển khai chương trình tín dụng xây dựng nông thôn mới cho các chương trình tín dụng chính sách, tập trung đầu tư các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục triển khai các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn, tín dụng cho các chủ thể OCOP. Về phần mình, các chủ thể OCOP cần nâng cao năng lực quản trị, tài chính bằng cách thu hút thêm vốn cổ phần, tăng cường tích lũy vốn; thực hiện nghiêm Luật Kế toán đảm bảo tính chính xác, kịp thời thông tin cung cấp cho ngân hàng;
Thứ ba, tiếp tục chỉ đạo tập trung vốn tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông
thôn theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ, triển khai các chương trình tín dụng đặc thù đối với một số mặt hàng nông sản, cho vay theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực, có giá trị thương mại cao, tác động lan tỏa tới
nền kinh tế và số đông hộ nông dân nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, các đơn vị chủ thể OCOP còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường đầu ra do các điều kiện tín dụng khác như: năng lực người đứng đầu điều hành chủ thể OCOP chưa đáp ứng được yêu cầu; phương án, dự án thiếu tính khả thi, hiệu quả; đặc biệt khả năng tài chính của chủ thể OCOP và vốn góp của thành viên chủ thể OCOP chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy phần lớn số chủ thể OCOP không đủ điều kiện để tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Qua trao đổi với Ông Vũ Văn Minh, Giám đốc Hợp tác xã kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ cho biết:
Được sự hỗ trợ của huyện, thời gian qua các sản phẩm OCOP của địa phương được hỗ trợ xây dựng, phát triển quảng bá thương hiệu. Huyện luôn quan tâm hỗ trợ về vốn vay ưu đãi, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp để doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã đầu tư thiết bị máy móc, hỗ trợ thủ tục hoàn thiện tem, nhãn mác, bao bì, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến sản phẩm. Đến nay, HTX Kinh doanh dịch vụ lâm sản ngoài gỗ có 2 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục. Về vấn đề vốn chúng tôi rất cần để mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chúng tôi đã làm hồ sơ vay vốn nhưng vẫn chưa thể tiếp cận được với vốn tín dụng do tài sản nhà xưởng máy móc của chúng tôi chưa đủ điều kiện để thế chấp.