Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Kết quả triển khai chương trình OCOP trên địa bàn huyện BaChẽ
3.2.2. Kết quả triển khai thực hiện chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm
phẩm tỉnh Quảng Ninh” (OCOP) giai đoạn 2017- 2020 trên địa bàn huyện
Ba Chẽ
Cụ thể hóa Đề án Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh” trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 – 2020. Là cơ sở để Ban chỉ đạo chương trình OCOP huyện hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai chương trình OCOP tại địa phương giai đoạn 2017-2020.
Chương trình OCOP là nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển kinh tế - xã hội nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân mang tính ổn định và bền vững. Các phòng, ban, ngành của huyện, các xã, thị trấn đưa chương trình OCOP vào chương trình công tác trọng tâm hàng năm và giai đoạn 2017-2020 để thực hiện có hiệu quả.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (huyện, xã) và lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP. Thực hiện Chu trình OCOP thường niên liên tục, hằng năm tổ chức thi đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện và lựa chọn tham gia thi cấp tỉnh.
Phát triển ít nhất 25 sản phẩm OCOP, trong đó: Củng cố và phát triển 09 sản phẩm OCOP đã có từ 2014-2016 (tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi): Măng mai, Mật ong, Nấm linh chi, Ba kích tím, Nấm lim xanh khô, Sâm cau, Trà hoa vàng, Rượu Ba kích, Rượu Nấm lim. Phát triển mới 16 sản phẩm, (năm 2017: 05 sản phẩm; năm 2018: 9 sản phẩm; năm 2019 - 2020: 02 sản phẩm). Lựa chọn và xác định ít nhất có 02 sản phẩm cấp huyện để tập trung đầu tư để đạt tiêu chí là sản phẩm cấp tỉnh và tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia (Ba kích tím, Trà hoa vàng).
Phát triển vùng sản xuất tập trung đến 2020: Ba kích trồng tập trung phát triển với tổng diện tích 1.500 ha, tại các xã: Lương Mông 200ha; Minh Cầm
80ha; Thanh Lâm 770ha; Thanh Sơn 250ha; Đồn Đạc 200ha. Trà hoa vàng tập trung phát triển với tổng diện tích 500 ha, tại các xã: Lương Mông 90ha; Minh Cầm 50ha; Đạp Thanh 130ha; Thanh Lâm 50ha; Thanh Sơn 120ha; Đồn Đạc 60ha. Mía tím trồng và phát triển tại xã Đồn Đạc với tổng diện tích 100 ha. Tre mai phát triển với tổng diện tích 300 ha, tại các xã: Lương Mông 30ha; Minh Cầm 60ha; Đạp Thanh 58ha; Thanh Lâm 62ha; Nam Sơn 35ha; Đồn Đạc 50ha. Thanh Long phát triển tập trung tại xã Nam Sơn với tổng diện tích 100 ha. Xây dựng một số mô hình thí điểm: Vườn thuốc lá tắm người Dao, mô hình sâm cau.
Duy trì, phát triển 15 tổ chức kinh tế ổn định, trong đó: Duy trì, củng cố nâng cấp phát triển 09 tổ chức kinh tế hiện có: Công ty cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh, HTX kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ, HTX Toàn dân, HTX Thanh Sơn, THT nông nghiệp Lương Mông, THT ong mật Lương Mông, THT ong mật Thị trấn, THT lá tắm người Dao Đồn Đạc, THT Thanh long Nam Sơn. Thu hút ít nhất 03 doanh nghiệp có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP: 01 doanh nghiệp sản xuất gạch ngói cao cấp (công ty Tiến Đạt); 01 doanh nghiệp sản xuất nước uống Ba kích (công ty dược phẩm y tế Quảng Ninh); 01 doanh nghiệp sản xuất thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm sạch (công ty Thiên Thuận Tường). Thành lập mới 03 HTX: 01 HTX sản xuất Mía tím Đồn Đạc; 01 HTX Du lịch Nam Sơn; 01 HTX sản xuất rượu Sắn cá chảu Thanh Sơn và 01 THT sản xuất khoai sọ 1 củ Nam Sơn.
Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn nhà sản xuất theo luật định. Mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh với một số HTX/DN có điều kiện và năng lực đưa vào sản xuất các sản phẩm mới trên cơ sở khai thác tối đa điều kiện đất đai, cơ sở vật chất (nhà xưởng, thiết bị), nhân lực,... theo nhu cầu thị trường.
Kết nối các tổ chức OCOP với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác này theo nguyên tắc cùng có lợi. Hỗ trợ các tổ chức OCOP nâng cao chất lượng quản trị, duy trì và nâng cao chất lượng sản
phẩm: Ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; Tư vấn về quản trị sản xuất - kinh doanh...
Giám sát việc sản xuất kinh doanh sản phẩm của các tổ chức OCOP: Định kỳ kiểm tra việc quản trị chất lượng trong việc sản xuất các sản phẩm OCOP, bao gồm: Xây dựng và nâng cấp tiêu chuẩn sản phẩm, triển khai và lưu giữ hồ sơ lô sản phẩm, nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, kiểm nghiệm sản phẩm cuối cùng, lưu mẫu sản phẩm,... kịp thời hỗ trợ các khó khăn gặp phải.