Kinh nghiệm cho vay của quốc tế

Một phần của tài liệu TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC CHỦ THỂ OCOP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 27 - 30)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm cho vay của quốc tế

Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau:

Thứ nhất, Thái Lan đóng cửa 52 chi nhánh NHTM và công ty tài chính, tiến hành tổ chức sắp xếp lại NHTM.

Thứ hai, các NHTM Thái Lan đã cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro bằng cách tập trung vào các giải pháp quy định phân loại và lựa chọn khách hàng; hạn mức cho vay đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có; các khoản nợ ngoài bảng tổng kết tài sản hạn chế dưới 50% tổng số vốn; các NHTM không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phần, giấy chứng nhận nợ của một công ty; bên cạnh đó NHTM thực hiện 100% dự phòng đối với những tài sản có xếp loại đáng nghi ngờ.

Thứ ba, Chính phủ tiến hành thành lập công ty quản lý tài sản có trách nhiệm quản lý nợ khó đòi, tiến hành xử lý thu nợ.

Với những kiên quyết trong cải cách Ngân hàng, đồng thời với sự trợ giúp của IMF đã giúp Thái Lan phục hồi sau khủng hoảng.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Năm 1998, Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại hệ thống NHTM và DNNN trong thời gian 3 năm, nhằm nâng cao hiệu quả cho vay, cụ thể như sau:

- Bán hàng loạt các Doanh nghiệp yếu kém, tách khoản nợ của DNNN ra khỏi bảng cân đối kế toán của Ngân hàng.

- Xóa bỏ các chi nhánh thua lỗ của các NHTM QD, thành lập các NHTM CP địa phương ở 300 thành phố.

- Năm 1999 thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho NHTM và đã mạnh dạn chuyển giao toàn bộ nợ khó đòi lên đến 29,9 tỷ USD tương đương với 20% GDP cho các công ty xử lý nợ của 4 NHTM lớn nhất (NH xây dựng Trung Quốc, NH Trung Quốc, NH Công thương Trung Quốc, NH Nông nghiệp Trung Quốc).

Với những nỗ lực trên Trung Quốc đã từng bước tháo gỡ những tồn tại yếu kém của hệ thống ngân hàng, nhanh chóng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình ngân hàng, nhằm thực hiện xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

1.2.1.3. Singapore

Được trao trả năm 1971, đến nay Singapore trở thành trung tâm buôn bán, dịch vụ mậu dịch, tạo nên thu nhập chính của đất nước này (chiếm 84% GDP) vào những năm 60, đồng thời ngày nay trở thành trung tâm tài chính ngân hàng và thị trường tài chính quốc tế phát triển rất mạnh mẽ.

Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong quá trình công nghiệp hoá của quốc gia này cần phải kể đến sự thành công của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, những toà nhà chọc trời tập trung ở khu vực trung tâm kinh tế lớn trở thành biểu tượng hùng vĩ của ngành dịch vụ tài chính Singpore. Đến cuối thập niên 80 ở Singapore đã có hơn 200 ngân hàng thương mại (commercial bank), và ngân hàng dịch vụ thương mại (merchant bank ) với vốn tự có lên đến 200 - 300 tỷ USD. Đến giữa thập niên 90, Singapore đã có trên 140 ngân hàng thương mại sau giai đoạn cải cách sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh có khả năng cung cấp đầy đủ dịch vụ tài chính đáp ứng cho nền kinh tế cùng với sự phát triển của thị trường tài chính vững mạnh.

Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, công ty tài chính…Trong đó Ủy ban tiền tệ Singapore do Bộ tài chính Singapore thành lập từ năm 1971 để giám sát các tổ chức tài chính và thực thi chính sách tiền tệ. Ủy ban tiền tệ Singapore chịu trách nhiệm đối với tất cả các chức năng ngân hàng trung ương. Các định chế tài chính còn lại hoạt động đẩy mạnh việc lôi cuốn các tổ chức tài chính nước ngoài, để phát triển ngân hàng thương mại theo hướng ngân hàng hiện đại, chú trọng đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu dịch chuyển vốn trên thị trường.

So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính phát triển nhất, năm 1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự do hóa. Năm 1978, việc kiểm soát hối đoái cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự do hóa tài chính đầy đủ…. nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

1.2.1.4. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, hệ thống ngân hàng Hàn Quốc vẫn đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ngân hàng trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế, năm 1960, tín dụng ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế là 30% đến thập niên 90 con số này tăng lên đến 60%. Để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ Hàn Quốc tập trung cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các ngành công nghiệp ưu tiên, thực hiện chuyển dịch cơ cấu, đến năm 1970, dư nợ cho vay ngành công nghiệp chế tạo chiếm 46,1% dư nợ ngân hàng (trong đó ngành công nghiệp hóa chất và chế tạo chiếm 22,6%) . Tuy nhiên, sự tài trợ quá mức của ngân hàng dành cho các tập đoàn, đã đẩy hệ thống ngân hàng Hàn Quốc phải đối đầu với khó khăn nợ nước ngoài, đứng bên bờ vực thẳm. Năm 1997, tỷ lệ bình quân nợ trên vốn của các Chaebol là 519%. Mặc dù Hàn Quốc đã tự do hóa hệ thống tài chính của mình nhưng lại phát triển theo một cấu trúc tài chính dễ đổ vỡ, các trung gian tài chính, các ngân hàng mới được thành lập và chi nhánh tín thác của ngân hàng được điều tiết một cách quá lỏng lẻo, các khoản nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ gia tăng nhanh. Trong khi đó, các chaebol lại tăng cường vay nợ ngắn hạn thị trường tài chính trong và ngoài nước thông qua sự hỗ trợ gián tiếp của ngân hàng để đầu tư mở rộng quá mức năng lực sản xuất.

Một phần của tài liệu TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC CHỦ THỂ OCOP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)