Hiệu quả kinh tế của các LUT vùng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 68)

LUTs GTSX/ha (Tr.đ) CPTG/ha (Tr.đ) TNHH/ha (Tr.đ) HQĐV (lần) I. Chuyên lúa

1.Lúa xuân- Lúa mùa 78,52 37,50 41,02 1,09

II. Lúa- màu

2.Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 103,52 49,58 53,94 1,13 3. Lúa xuân- Lúa mùa- Cà chua 178,52 42,16 136,36 3,23

III. Chuyên rau màu

4.Ngô xuân- Đậu tương- Ngô đông 93,33 48,88 44,45 0,91 5.Lạc - Đậu tương - Rau cải các loại 146,04 67,47 78,57 1,16

IV. Cây ăn quả

6. Nhãn 108,00 16,70 91,30 5,46 7. Bưởi 120,00 38,12 81,88 2,14

V. Nuôi trồng thủy sản

8.Cá 203,00 57,40 145,60 2,54 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

- LUT 2 lúa: Có 01 kiểu sử dụng đất chính, GTSX là 78,52 triệu đồng/ha/năm, CPTG là 37,50 triệu đồng/ha/năm, TNHH là 41,02 triệu đồng/ha/năm .

- LUT 2 lúa – màu: Có 2 kiểu sử dụng đất chính. Kiểu sử dụng đất có

hiệu quả kinh tế cao nhất là lúa xuân – lúa mùa – cà chua với TNHH là 136,36 triệu đồng/ha/năm, kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế thấp nhất lúa xuân – lúa mùa – ngô đông với TNHH là 53,94 triệu đồng/ha/năm.

- LUT chuyên màu: Có 2 kiểu sử dụng đất chính. Kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao nhất là lạc- đậu tương- rau cải các loại với TNHH là 78,57 triệu đồng/ha/năm, kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế thấp nhất là ngô- đậu tương- ngô với TNHH là 44,45 triệu đồng/ha/năm.

- LUT cây ăn quả: Có 2 kiểu sử dụng đất chính. Kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao nhất là cây nhãn với TNHH là 91,30 triệu đồng/ha/năm, kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế thấp hơn là cây bưởi diễn với TNHH là 81,88 triệu đồng/ha/năm.

- LUT chuyên cá: Loại hình sử dụng đất này cho giá trị kinh tế tương đối cao đạt 145,60 triệu đồng/ha/năm.

Từ số liệu điều tra cho thấy hiệu quả kinh tế vùng 2 như sau:

LUT nuôi trồng thủy sản có GTXS cao nhất là 203,00 triệu đồng/ha/năm, cho TNHH cao nhất là145,60 triệu đồng/ha/năm. Thấp hơn là LUT Lúa xuân- lúa mùa- cà chua có GTXS là 178,52 triệu đồng/ha/năm, cho TNHH đạt 136,36 triệu đồng/ha/năm .LUT chuyên lúa cho GTXS thấp nhất 75,54 triệu đồng/ha/năm và TNHH thấp nhất đạt 41,02 triệu đồng/ha/năm.

Qua bảng tổng hợp số liệu cho thấy: Cả 2 vùng vẫn duy trì diện tích các LUT trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực cho gia đình và cho người dân trên địa bàn huyện. Bên cạnh việc duy trì phát triển các LUT hiện có ở mỗi vùng, vùng 1 nên phát triển LUT chuyên rau- màu và phát huy thế mạnh LUT lúa- màu. Vùng 2 nên phát triển LUT cây ăn quả và LUT nuôi trồng thủy sản.

4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội sử dụng đất nông nghiệp

Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các nhà hoạch định chính sách.

Đánh giá hiệu quả xã hội của một kiểu sử dụng đất thường rất phức tạp và khó định lượng. Trên địa bàn huyện có nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi dựa vào 2 tiêu chí để đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT như sau:

- Mức thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

(công/ha).

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.

Thông qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành so sánh mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên một công lao động của mỗi loại hình sử dụng đất trên mỗi vùng như sau:

Bảng 4.9. Tổng hợp hiệu quả xã hội của các cây trồng vùng 1 Đơn vị: 1000đồng/ha Cây trồng (công) GTXS/LĐ TNHH/LĐ 1.Lúa xuân 196 214,64 117,70 2.Lúa mùa 196 197,86 103,46 3.Ngô 105 238,09 123,04 4.Đậu tương 112 386,875 166,16 5.Su hào 222 450,45 289,14 6 .Bắp cải 222 486,75 325,45 7. Rau cải các loại. 222 243,69 148,73 8. Đỗ ăn quả 139 143,88 66,96 9. Khoai tây 166 267,71 133,85 10. Súp lơ 222 486,48 325,18 11. Bí xanh 250 544,00 458,56 10. Nhãn 315 335,55 302,2 11. Bưởi 310 403,22 277,42 12. Cá 480 364,58 245,00

Bảng 4.10. Hiệu quả xã hội của các LUT vùng 1 ĐVT: 1000 đồng/ha ĐVT: 1000 đồng/ha LUT Kiểu sử dụng (công) GTSX/ TNHH/ I.Chuyên lúa

1. Lúa xuân- Lúa mùa 392 206,25 110,58

II. Lúa- màu

2.Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 497 212,97 113,22 3. Lúa xuân- Lúa mùa- Khoai tây 558. 222,54 117,50 4. Lúa xuân- Lúa mùa- Đậu tương 504 246,38 122,93 5. Lúa xuân- Lúa mùa- Bí xanh 642 337,77 246,09 6. Lúa xuân- Lúa mùa- Su hào. 614 294,54 175,14 7. Lúa xuân- Lúa mùa- Bắp cải. 614 307,67 188,27

III.Chuyên màu

8.Bí xanh – Đỗ ăn quả - Khoai tây. 555 361,17 263,35 9.Cà chua - Đỗ ăn quả - Su hào 583 377,35 261,42 10.Cà chua - Rau cải các loại- Súp lơ 666 393,54 292,05 11. Chuyên rau 650 428,89 278,46

IV.Cây ăn quả

12. Nhãn 315 335,55 302,2 13. Bưởi 310 403,22 277,42 V.Nuôi trồng thủy sản 14. Cá 480 364,58 245,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

- LUT 2 lúa: Có 01 kiểu sử dụng đất chính,có công lao động là 392 công/ha/năm, GTSX/LĐ là 206,25 nghìn đồng, TNHH/LĐ là 110,58 nghìn đồng.

– LUT 2 lúa – màu: Có 6 kiểu sử dụng đất chính. Kiểu sử dụng đất có sử dụng nhiều công lao động nhất là lúa xuân – lúa mùa – Bí xanh với 642 công/ha/năm, kiểu sử dụng đất sử dụng ít công lao động nhất là lúa xuân – lúa mùa – Khoai tây với 558 công/ha/năm. Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa – Bắp cải có GTSX/LĐ cao nhất đạt 307,67 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất cà chua xuân – lúa mùa – bí xanh có TNHH/LĐ cao nhất đạt 246,09 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – ngô đông có TNHH/LĐ thấp nhất đạt 100,66 nghìn đồng.

- LUT chuyên màu: Có 4 kiểu sử dụng đất chính. Kiểu sử dụng đất có sử

dụng nhiều công lao động nhất là cà chua- rau cải các loại- súp lơ với 666 công/ha/năm, kiểu sử dụng đất sử dụng ít công lao động hơn là chuyên rau với 665 công/ha/năm. Kiểu sử dụng cà chua- rau cải các loại- súp lơ có TNHH /LĐ cao nhất đạt 292,05 nghìn đồng, Kiểu sử dụng đất cà chua – đỗ ăn quả – su hào có TNHH/LĐ thấp nhất đạt 261,41 nghìn đồng.

- LUT cây ăn quả: Có 2 kiểu sử dụng đất chính. Kiểu sử dụng đất nhãn

cho TNHH/LĐ cao nhất đạt 302,2 nghìn đồng, kiểu sử dụng đất bưởi cho TNHH/LĐ thấp hơn đạt 277,42nghìn đồng.

- LUT nuôi trồng thủy sản: Có 1 kiểu sử dụng đất chính, loại hình sử dụng đất này sử dụng công lao động là 480 công/ha/năm. GTSX/LĐ là 364,58 nghìn đồng, TNHH/LĐ là 245,00 nghìn đồng.

Từ số liệu điều tra cho thấy hiệu quả xã hội vùng 1 như sau:

- LUT chuyên rau màu thu hút nhiều công lao động nhất với 666 công/ha/năm, tiếp theo là LUT lúa- màu sử dụng 642 công/ha/năm. LUT chuyên lúa sử dụng ít công lao động nhất với 392 công/ha/năm.

- LUT chuyên rau có GTSX/LĐ cao nhất đạt 428,89 nghìn đồng/ha/năm.

LUT chuyên lúa có GTSX/LĐ thấp nhất đạt 206,25nghìn đồng/ha/năm.

LUT chuyên màu có TNHH/LĐ cao nhất đạt 292,05nghìn đồng/ha/năm ( Cà chua - Rau cải các loại- Súp lơ). LUT chuyên lúa có TNHH/LĐ thấp nhất đạt 110,58 nghìn đồng/ha/năm.ở mức trung bình, cho TNHH/LĐ đạt cao 302,2 nghìn đồng/ha( Nhãn).

* Kết quả nghiên cứu đối với tiểu vùng 2 cho thấy:

Bảng 4.11. Tổng hợp hiệu quả xã hội của các cây trồng vùng 2

ĐVT: 1000 đồng/ha Cây trồng (công) GTXS/LĐ TNHH/LĐ 1. Lúa xuân 196 207,75 110,81 2. Lúa mùa 196 192,85 98,46 3. Ngô 105 23,80 12,30 4. Đậu tương 112 38,68 16,61 5. Lạc 167 29,10 16,13 7.Cà chua 222 45,04 35,54 9. Rau cải các loại. 222 24,36 14,87 10. Nhãn 300 360,00 304,33 11. Bưởi 300 400,00 272,29 12. Cá 467 387,36 316,70

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Bảng 4.12. Hiệu quả xã hội của các LUT vùng 2

ĐVT 1000 đồng/ha LUT Kiểu sử dụng (công) GTSX /LĐ TNHH/ I. Chuyên lúa

1. Lúa xuân- Lúa mùa 392 200,30 104,64

II. Lúa- màu

2.Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 497 208,28 108,53 3. Lúa xuân- Lúa mùa- Cà chua 614 290,74 222,08

III. Chuyên

màu 4.Ngô xuân- Đậu tương- Ngô đông 377 247,55 117,90 5.Lạc - Đậu tương - Rau cải các loại 501 291,49 156,82

IV.Cây ăn quả

6. Nhãn 300 360,00 304,33 7. Bưởi 300 400,00 272,29 V.Nuôi trồng thủy sản 8. Cá 467 434,68 311,77 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

- LUT 2 lúa: Có 01 kiểu sử dụng đất chính, công lao động là 392 công/ha/năm, GTSX/LĐ là 200,3 nghìn đồng, TNHH/LĐ là 104,64 nghìn đồng.

- LUT 2 lúa – màu: Có 2 kiểu sử dụng đất chính. Kiểu sử dụng đất có

sử dụng nhiều công lao động nhất là lúa xuân – lúa mùa – cà chua với 614công/ha/năm, kiểu sử dụng đất sử dụng ít công lao động nhất là lúa xuân - lúa mùa – ngô đông với 497công/ha/năm. Kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – cà chua có TNHH/LĐ cao nhất đạt 222,08 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa - ngô đông loại có TNHH/LĐ thấp nhất đạt 108,53 nghìn đồng.

- LUT chuyên màu: Có 2 kiểu sử dụng đất chính. Kiểu sử dụng đất có

sử dụng nhiều công lao động nhất là Lạc- đậu tương- rau cải các loại với 501 công/ha/năm, kiểu sử dụng đất sử dụng ít công lao động nhất là ngô xuân- đậu tương- ngô đông với 377 công/ha/năm. Kiểu sử dụng đất Lạc- đậu tương- rau cải các loại có TNHH/LĐ cao nhất đạt 156,82 nghìn đồng, Kiểu sử dụng đất ngô xuân-đậu tương- ngô đông các loại có TNHH/LĐ thấp nhất đạt 117,90 nghìn đồng.

- LUT cây ăn quả: Có 2 kiểu sử dụng đất chính. Kiểu sử dụng đất nhãn

cho TNHH/LĐ cao nhất đạt 304,33 nghìn đồng, kiểu sử dụng đất bưởi cho TNHH/LĐ thấp hơn đạt 272,29 nghìn đồng.

- LUT nuôi trồng thủy sản: Có 1 kiểu sử dụng đất chính, loại hình sử dụng đất này sử dụng công lao động là 467 công/ha/năm. GTSX/LĐ là 431,68 nghìn đồng, TNHH/LĐ là 311,77 nghìn đồng.

Từ số liệu điều tra cho thấy hiệu quả xã hội vùng 2 như sau:

- LUT lúa- màu màu thu hút nhiều công lao động nhất với 614 công/ha/năm, tiếp theo là LUT nuôi trồng thủy sản sử dụng 467 công/ha/năm. LUT chuyên lúa sử dụng ít công lao động nhất với 292 công/ha/năm.

- LUT nuôi trồng thủy sản có TNHH/LĐ cao nhất đạt 311,77 nghìn đồng/năm, LUT chuyên lúa cho TNHH/LĐ thấp nhất đạt 104,64 nghìn đồng/ năm. Như vậy có thể khẳng định việc phát triển các cây trồng lúa – màu và nuôi trồng thủy sản đã thu hút được rất nhiều lao động tham gia liên tục, giải quyết được một phần lao động dư thừa tại nông thôn giúp cho bà con tăng thu nhập cải thiện đời sống.

Trong quá trình điều tra chúng tôi thu nhận được các ý kiến của nông dân về hiệu quả xã hội của các LUT hiện tại như sau 80% nông hộ được hỏi đều trả lời LUT rau màu mất nhiều công lao động, thu nhập cao hơn các LUT khác, công việc không phức tạp, dễ làm. LUT lúa màu cho thu nhập khá, ổn định, công việc cũng đơn giản dễ làm. Đối với LUT cây ăn quả và chuyên cá thì các ý kiến đều cho rằng công việc đòi hỏi có kỹ thuật, tuy nhiên lại tận dụng được các phế thải trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Điểm mạnh của hai LUT này là dễ kết hợp với các mô hình kinh tế tổng hợp như VAC, trang trại...

Khi sản xuất hàng hoá phát triển, đời sống của người nông dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, để làm được điều đó người nông dân cũng phải tự nâng cao kỹ thuật canh tác đối với các LUT đòi hỏi lao động có kỹ thuật. Cũng nhờ sản xuất hàng hoá phát triển nên yêu cầu về cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm tăng lên, một bộ phận lao động sẽ chuyển sang hoạt động thương mại và dịch vụ. Khi đó thu nhập của người dân ngày một tăng, kéo theo đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí tăng lên, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

4.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất nông nghiệp

Sự suy kiệt các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái hoá về môi trường. Vì vậy, việc cải thiện độ phì của đất là đóng góp cho cải thiện môi trường.

Đối với việc đánh giá hiệu quả môi trường của từng kiểu sử dụng đất trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến 2 yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình canh tác đó là sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật với phương pháp cho điểm và so sánh với hàm lượng khuyến cáo của địa phương.

*Mức đầu tư phân bón

Kết quả điều tra hộ nông dân về mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng của huyện được so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý cho các cây trồng theo khuyến cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ân Thi, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề về mức bón phân của các hộ dân trên địa bàn huyện như sau:

Hầu hết các loại cây trồng đều được bón đạm với một lượng nhiều hơn so với tiêu chuẩn. Đối với phân lân, các cây trồng được bón phù hợp. Điều này đã gây lãng phí lớn trong việc sử dụng phân bón. Hiện nay, người dân bón rất ít

phân chuồng, hầu như không bón và sử dụng nhiều các loại phân bón hóa học là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức sản xuất của đất. Đây là cũng là nguyên nhân làm thoái hoá đất do suy kiệt mùn và chất hữu cơ trong đất.

Bảng 4.13. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý vùng 1

Cây trồng

Theo điều tra nông hộ(*) Theo tiêu chuẩn(**) So với tiêu chuẩn

N P2O5 K2O N P2O5 K2O N P2O5 K2O

(kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha)

Lúa xuân 130,0 85,5 54,50 120-130 75-90 40-60 Đúng KC Đúng KC Đúng KC Lúa mùa 98,0 59,19 56 80-100 50-60 30-50 Đúng KC Đúng KC Đúng KC Ngô 175,0 85,30 97,0 150-180 70-90 80-100 Đúng KC Đúng KC Đúng KC Khoai tây 112,00 96,10 125 110-120 80-100 120-150 Đúng K.C Đúng K.C Đúng KC Đậu tương 49,7 50,2 60 20-30 40-60 40-60 Đúng K.C Đúng K.C Đúng K.C Bí xanh 206,52 230,26 215,40 150-180 220-250 180-200 +26,52 Đúng K.C +15,40 Su hào 215,00 126,40 112,00 180-200 80-100 100-120 +15 +6,4 Đúng K.C Bắp cải 245,00 126,40 110,00 180-200 80-100 100-120 +45 +6,4 Đúng K.C Súp lơ 215,00 126,40 112,00 180-200 80-100 100-120 +15 +6,4 Đúng K.C Đỗ ăn quả 36,65 52,38 81,63 20-30 40-60 40-60 +6,65 Đúng K.C +21,63 Rau cải các loại 210,00 178,50 105,50 180-200 80-100 100-120 +10 +75 Đúng K.C Nhãn 72,45 58,20 36,67 80-100 30-40 80-100 -7,55 +18,2 - 63,33 Bưởi 72,45 47,85 79,80 70-80 40-60 70-80 Đúng K.C Đúng K.C Đúng K.C Nuôi trồng thủy sản

Theo điều tra nông hộ(*) Theo tiêu chuẩn(**) So với tiêu chuẩn

PC PX N+ P2O5 PC PX N+ P2O5 PC PX PN+

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)