Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 40)

Nông nghiệp huyện Ân Thi có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Nền nông nghiệp của huyện trong những năm qua nhất là trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng. Ngành nông nghiệp của huyện đã giải quyết được căn bản lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện và một phần cung cấp cho thị trường. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 2015 đạt 3941 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực đạt 703.480 tấn.Tỷ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, đã bắt đầu có sự chuyển biến tích cực. Chăn nuôi phát triển đều và có tốc độ cao.

Nền kinh tế của Ân Thi là nền kinh tế thuần nông, huyện có tiềm năng đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn nền kinh tế nông nghiệp của huyện. Huyện Ân Thi cần nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp sử dụng đất đai phù hợp, thiết thực với điều kiện cụ thể của huyện, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cả trước mắt và lâu dài.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

Các yếu tố liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu tại địa bàn huyện Ân Thi.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp dụng đất nông nghiệp

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình địa mạo, thuỷ văn nguồn nước...

- Điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, trình độ canh tác... Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp.

3.2.2. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất huyện Ân Thi

- Hiện trạng sử dụng đất của huyện ; - Biến động đất đai giai đoạn 2010-2015 ;

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện;

- Xác định các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Ân Thi ; Xác định các loại hình sử dụng đất chủ yếu trên địa bàn huyện Ân Thi được thực hiện bằng phiếu điều tra nông hộ tại các vùng nghiên cứu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp và hình thức canh tác trên đất nông nghiệp của các hộ gia đình tại vùng nghiên cứu.

3.2.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất theo các tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường tế, xã hội, môi trường

Hiệu quả sử dụng đất được đánh giá thông qua tổng hợp hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất.

- Hiệu quả kinh tế: được tính thông qua các chỉ tiêu sau: tổng thu nhập, chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp, chi phí công lao động trên 1ha.

- Hiệu quả xã hội: được xác định thông qua các tiêu chí sau:

+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.

+ Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất. - Hiệu quả môi trường:

+ Mức đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, khả năng tồn dư của chúng trong môi trường và khả năng duy trì nâng cao độ phì nhiêu của đất.

3.2.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Căn cứ và quan điểm định hướng sử dụng đất. - Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ân Thi.

- Đề xuất các giải pháp để thực hiện định hướng sử dụng đất.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, đặc điểm đất đai, khả năng thâm canh, khả năng tăng vụ và hệ thống cây trồng của huyện có thể phân chia đất nông nghiệp của huyện Ân Thi thành 02 vùng chính.

- Vùng1: Gồm các xã ở trung tâm và 06 xã ở phía Bắc của huyện, phân bố

dọc sông Bắc Hưng Hải (Phù Ủng, Bắc Sơn, Bãi Sậy, Vân Du, Đào Dương, Tân Phúc) là vùng có địa hình bằng phẳng, chủ động tưới tiêu, dinh dưỡng trong đất cao. Vùng này thích hợp cho chuyên canh cây rau màu và cây lương thực. Chọn xã Bãi Sậy và Đào Dương làm điểm điều tra cho vùng 1.

- Vùng 2: Bao gồm 05 xã ở phía Nam của huyện (Hạ Lễ, Hồng Vân, Hồng Quang, Hồ Tùng Mậu, Đa Lộc). Vùng này có địa hình thấp trũng, dinh dưỡng trong đất nghèo, khả năng sản xuất kém. Vùng này người dân chủ yếu nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả như nhãn, bưởi... Chọn xã Hạ Lễ làm điểm điều tra cho vùng 2.

3.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập toàn bộ các tài liệu có liên quan từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê...

+ Thu thập số liệu về đất đai, diện tích, cơ cấu, thành phần từng loại đất...tại phòng Tài nguyên & Môi trường.

+ Thu thập số liệu về cây trồng, cơ cấu mùa vụ, năng suất các loại cây trồng tại phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Số liệu tổng hợp về các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương được thu thập tại phòng Thống kê.

3.3.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Các hộ điều tra là những hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp thuộc 3 xã đại diện cho 2 vùng nghiên cứu, đó là các xã Hạ Lễ, Đào Dương và Bãi Sậy. Các xã này đại diện cho cả 2 tiểu vùng với tất cả các kiểu sử dụng đất trong huyện. Mỗi xã tiến hành điều tra 30 hộ và tổng số hộ điều tra là 90 hộ theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: loại cây trồng, diện tích năng suất cây trồng, chi phí sản xuất, lao động, giá cả.

* Đối tượng thông tin cần phỏng vấn.

Đối tượng

phỏng vấn Thôngtin cần phỏng vấn

Hộ nông dân. - Loại hình sử dụng đất nông nghiệp đang canh tác, diện tích, sản lượng, năng suất cây trồng.

- Mức thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình.

- Chi phí sản xuất: chi phí giống, thuốc BVTV, lao động, công cụ lao động...

- Hình thức bán các sản phẩm.

3.3.4. Phương pháp xác định chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

a) Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.

Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha của các loại hình sử dụng đất [LUT], sử dụng hệ thống các tiêu chí sau:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 năm.

+ Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất của 1 LUT trong thời gian 1 năm.

CPTG=VC+DVP+LV

VC: Chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu...) DVP: Dịch vụ phí (làm đất, vận tải, khuyến nông...)

LV: Lãi vay ngân hàng, thuê lao động, hoặc các nguồn lãi vay khác + Thu nhập hỗn hợp (TNHH)

TNHH = GTSX-CPTG + Hiệu quả đồng vốn(HQĐV)

HQĐV = TNHH/CPTG

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Cấp đánh giá Thang điểm GTSX/ha (Triệu đồng) TNHH/ha (Triệu đồng) HQĐV/ha (lần) Cao 3 > 125 >150 >1,5 Trung bình 2 90-125 100-150 1-1,5 Thấp 1 < 90 <100 <1

b) Chỉ tiêu hiệu quả xã hội.

Để đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sủ dụng đất căn cứ vào một số chỉ tiêu:

+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha). + Giá trị ngày công lao động (TNHH/LĐ).

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Cấp đánh giá Thang điểm CLĐ/ha (Công) GTNCLĐ (nghìn đồng/ công Cao 3 >550 >200 Trung bình 2 400-550 125-200 Thấp 1 < 400 <125

c) Chỉ tiêu về hiệu quả môi trường.

Trong trường hợp nghiên cứu này chỉ xem xét đánh giá hiệu quả môi trường của từng kiểu sử dụng đất dựa trên việc cho điểm 2 tiêu chí, đó là:

+ Mức độ sử dụng phân bón.

+ Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Cấp đánh giá Thang điểm Mức sử dụng phân bón/ ha Mức sử dụng thuốc BVTV/ ha

Cao 3 Nằm trong hướng dẫn Nằm trong hướng dẫn Trung bình 2 Dưới hướng dẫn Dưới hướng dẫn Thấp 1 Vượt quá hướng dẫn Vượt quá hướng dẫn

- Đánh giá hiệu quả chung của các LUT.

+ LUT đạt hiệu quả cao có số điểm từ 16 đến 18 điểm. + LUT đạt hiệu quả trung bình có số điểm từ 13 đến 16 điểm + LUT đạt hiệu quả cao có số điểm từ dưới 13 điểm

+ Phân cấp chỉ tiêu căn cứ vào thực tế điều tra của các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, HUYỆN ÂN THI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Ân Thi là 01 trong 10 đơn vị hành chính cấp 10 huyện của tỉnh Hưng Yên, nằm về phía Đông của tỉnh trên trục Quốc Lộ 38 và Tỉnh lộ 200.

Toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 20044’ đến 20054’ độ vĩ Bắc và từ 106002’ đến 106009’ độ kinh Đông.

- Có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Mỹ Hào, huyện Yên Mỹ. + Phía Nam giáp huyện Phù Cừ, huyện Tiên Lữ. + Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

+ Phía Tây giáp huyện Kim Động và huyện Khoái Châu.

* Ðịa hình, địa mạo

Nhìn chung địa hình toàn huyện bằng phẳng, riêng các xã phía Nam có cốt đất thấp hơn các xã phía Bắc, nhưng nhìn chung địa hình đất đai phù hợp cho sản xuất lúa nước hai vụ.

* Khí hậu

Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, huyện Ân Thi chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được chia thành 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, với đặc điểm khí hậu thời tiết khác nhau.

Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Hưng Yên, các yếu tố khí hậu được thể hiện như sau:

- Nhiệt độ

Hàng năm có nhiệt độ trung bình khoảng 23,20C, mùa hè nhiệt độ trung

bình khoảng từ 300C-320C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là từ 360C- 380C. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 170C-200C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2 là 80C-100C. Tổng tích ôn hàng năm là 8.5030C.

- Nắng

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.750 giờ, số ngày nắng trong tháng là 24 ngày, số giờ nắng trung bình của mùa hè từ 6-7 giờ/ngày, mùa đông có từ 3-4 giờ/ngày.

- Mưa

Lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, gây úng lụt cục bộ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện. Mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ, sông cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế.

- Gió bão

Khí hậu huyện Ân Thi nói riêng và Hưng Yên nói chung, mùa mưa kèm theo bão, gây úng, các hiện tượng thời tiết như dông bão, gió bấc (gió từ hướng Bắc).v.v... gây trở ngại đáng kể cho sản xuất, đòi hỏi phải có các giải pháp phù hợp trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sử dụng hợp lý quỹ đất để phòng tránh thiên tai.

Hàng năm vào các tháng 5, 6, 7 thường xuất hiện các đợt gió khô, nóng (gió tây) ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

- Độ ẩm không khí

Hàng năm độ ẩm không khí ở mức 85%, tháng cao nhất là 92%, tháng thấp nhất là 74%. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3, độ ẩm trung bình là 88,4%, tháng khô nhất là tháng 11 độ ẩm trung bình là 74%.

Như vậy Ân Thi có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè; Lạnh, hanh, khô vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, sinh trưởng và phát triển cho sản phẩm phong phú và đa dạng.

* Thuỷ văn

Ân Thi chịu ảnh hưởng các nguồn nước chính là lưu lượng dòng chảy của hệ thống sông Bắc Hưng Hải và hệ thống kênh mương. Sông ngòi phân bố trên địa bàn huyện gồm có: sông Cửu An, sông Quảng Lãng..., cùng với hệ thống các kênh mương nội đồng.

Nguồn nước từ các sông, ao, hồ đã cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng vào mùa khô hạn và tiêu úng nước kịp thời trong mùa mưa lũ. 4.1.2..

* Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015 thì tổng diện tích tự nhiên của huyện là 12998,19ha. Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp là 9108,15 ha chiếm 70,07% tổng diện tích tự nhiên. - Diện tích đất phi nông nghiệp là 3879,09 ha chiếm 29,21% tổng diện tích tự nhiên.

- Diện tích đất chưa sử dụng là 10,95 ha chiếm 0,3% tổng diện tích tự nhiên. Theo số liệu điều tra nông hoá thổ nhưỡng năm 1993 của Sở Địa chính Hải Hưng cho thấy đất đai của huyện Ân Thi gồm có 6 loại sau:

- Đất phù sa không được bồi glây hoặc glây yếu, màu nâu tươi, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Ph).

- Đất phù sa không được bồi glây hoặc glây yếu, màu nâu vàng hoặc nâu nhạt, chua của hệ thống sông Thái Bình (ký hiệu Pt).

- Đất phù sa không được bồi glây trung bình hoặc mạnh, màu nâu tươi, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Phg).

- Đất phù sa không được bồi glây trung bình hoặc mạnh, màu nâu tươi, trung tính ít chua của hệ thống sông Thái Bình (ký hiệu Phgc).

- Đất phù sa không được bồi glây trung bình hoặc mạnh, màu nâu vàng hoặc nâu nhạt, chua của hệ thống sông Thái Bình (ký hiệu Ptg).

- Đất phù sa không được bồi glây mạnh, úng nước mưa mùa hè (ký hiệu J).

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao hồ, kênh mương có trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có nước lấy từ các sông được điều tiết qua hệ thống kênh mương, các trạm bơm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân địa phương.

- Nguồn nước ngầm: nguồn nước sinh hoạt của nhân dân hàng ngày chủ yếu được sử dụng từ nguồn nước mưa, giếng khơi và giếng khoan. Với nhu cầu hiện nay nguồn nước mặt và nước ngầm phần nào đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, xong nước dùng trong sinh hoạt cần trú trọng hơn vì một số nơi nguồn nước chưa thực sự đảm bảo hợp vệ sinh, nên khi sử dụng nước dành cho sinh hoạt người dân cần xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

* Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu thống kê dân số năm 2015 của huyện thì: toàn huyện có144353 khẩu và 41187 hộ. Mật độ dân số trung bình của huyện là1121 người/km2.

- Ngoài cây trồng chính là cây lúa nước, người dân còn có nghề trồng rau và cây ăn quả đặc biệt là “Nhãn Lồng”, cứ nhắc đến người Hưng Yên là nhắc đến “Nhãn Lồng” nổi tiếng khắp mọi miền đất nước.

* Thực trạng môi trường

Ân Thi là 01 trong 10 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hưng Yên, có đường giao thông tương đối thuận tiện, có trục đường Quốc Lộ 5B, Quốc Lộ 38, Tỉnh Lộ 200... chạy qua, nên rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)