Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ân Thi
Ân Thi là 01 trong 10 đơn vị hành chính cấp 10 huyện của tỉnh Hưng Yên, nằm về phía Đông của tỉnh trên trục Quốc Lộ 38 và Tỉnh lộ 200. Toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 20044’ đến 20054’ độ vĩ Bắc và từ 106002’ đến 106009’ độ
kinh Đông với tổng diện tích tự nhiên 12998,19 ha: Toàn huyện có 9108,15 ha
diện tích đất nông nghiệp là chiếm 70,07% tổng diện tích tự nhiên 3879,09 ha diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 29,84% tổng diện tích đất tự nhiên và 10,95 ha diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,08% tổng diện tích đất tự nhiên.
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Ân Thi năm 2015 4.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất của huyện 4.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất của huyện
Hiện trạng sử dụng đất huyện Ân Thi được thể hiện qua Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ân Thi tỉnh Hưng yên
TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 12998,19 100 1 Đất nông nghiệp 9108,15 70,07
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8446,10 64,98
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 7934,71 61,04 1.1.1 Đất trồng lúa 7877,42 60,60 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 57,29 0,44 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 511,39 4,24
1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 625,84 4,81
1.3 Đất nông nghiệp khác 36.21 0,28
2 Đất phi nông nghiệp 3879,09 29,84
2.1 Đất ở 1361,76 10,48 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1283,72 9,88 2.1.2 Đất ở tại đô thị 78,04 0,61 2.2 Đất chuyên dùng 2027,04 15,59 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan 13,78 0,11
TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2.2.2 Đất quốc phòng 7,48 0,06 2.2.3 Đất an ninh 1,93 0,01 2.2.4 Đấtxây dựng công trình sự nghiệp 96,42 0,74 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 51,62 0,4 2.2.6 Đất có mục đích công cộng 1856,17 14,28 2.3 Đất tôn giáo 24,93 0,23 2.4 Đất tín ngưỡng 9,57 0,07 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ 166,06 1,28 2.6 Đất sông ,ngòi, kênh, rạch, suối 238,12 1,83 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 51,16 0,39 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,09 0,001
3 Đất chưa sử dụng 10,95 0,08
Nguồn: niên giám thống kê huyện Ân Thi
Qua bảng ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp là 12998,19 ha (chiếm 70,07% tổng diện tích tự nhiên) cụ thể được thể hiện ở các loại loại đất sau:
+ Đất trồng lúa: 7877,42 ha chiếm 60,60 % tổng diện tích tự nhiên, được tập trung nhiều ở các xã có diện tích đất trồng lúa lớn như: Phù Ủng 574,34 ha, Xuân Trúc 533,53 ha, Thị trấn Ân Thi 522,28 ha, Bãi Sậy…
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 57,29 ha chiếm 0,44 % tổng diện tích tự nhiên, chúng được nằm rải rác ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện.
+ Đất trồng cây lâu năm: 511,39 ha chiếm 3,94 % tổng diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã có diện tích đất trồng cây lâu năm lớn như: Tiền Phong 102,60 ha, Đào Dương 53,59 ha, Hạ Lễ 46,72 ha…
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 625,84 ha chiếm 4,81 % tổng diện tích tự nhiên, được tập trung nhiều ở: Hạ Lễ 53,01 ha, Thị Trấn Ân Thi 53,06 ha, Phù Ủng 49,83 ha…
+Đất nông nghiệp khác: 36,21 ha chiếm 1,22 % tổng diện tích tự nhiên, chúng được nằm rải rác ở hầu hết tất cả các xã, thị trấn trong huyện.
- Đất phi nông nghiệp với diện tích là 3879,09ha chỉ chiếm 29,84% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện trong đó:
+ Đất ở: 1361,76 ha chiếm 10,43 % diện tích tự nhiên, những xã có diện tích đất ở lớn như: Bắc Sơn 103,43 ha, Phù Ủng 94,83 ha, Thị Trấn Ân Thi 78,04 ha…
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 13,78 ha chiếm 0,11 % tổng diện tích tự nhiên của huyện gồm: ủy ban nhân dân cấp huyện; trụ sở cơ quan các cấp, ngành trên địa bàn huyện (tập trung chủ yếu ở thị trấn Ân Thi); ủy ban nhân dân cấp xã, + Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 96,42 ha chiếm 0,74 % tổng diện tích tự nhiên tập trung chủ yếu ở: Thị trấn Ân Thi 20,17 ha, Hồ Tùng Mậu 7,95 ha…
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 51,62 ha chiếm 0,40 % tổng diện tích tự nhiên của huyện tập trung chủ yếu ở: Thị trấn Ân Thi 11,35 ha, Nguyễn Trãi 12,72 ha…
+Đất có mục đích công cộng: 1856,17 ha chiếm 14,28 % tổng diện tích tự nhiên. chúng được nằm ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện
- Diện tích đất chưa sử dụng của huyện là 10,95 ha chiếm 0,09 % tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu ở Phù Ủng 5,54 ha, Bắc sơn 2,33 ha….
4.2.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 được thể hiện qua bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ân Thi giai đoạn 2010 - 2015 STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích năm 2010 (ha) Diện tích năm 2015 (ha) So sánh Tăng (+)
Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 9108,15 +34,33
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8.496,15 8.446,10 -50,05 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8.292,02 7.934,71 -357,31 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 8.265,77 7.877,42 -388,35 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 26,25 57,29 +31,04 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 204,13 511,39 +307,2
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0,00 0,00 0
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 568,06 625,84 +57,78
1.4 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 0
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 961 36.21 +57,78
Qua bảng trên cho thấy tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là 9108,15ha, so với năm 2010 tổng diện tích đất nông nghiệp tăng 34,33 ha, trong đó: Đất trồng cây hàng năm khác tăng 31,04 ha, đất trồng cây hàng năm giảm388,35ha,đất trồng lúa giảm 388,35ha, đất trồng cây lâu năm tăng 307,26 ha, đất nông trồng thủy sản tăng 57,78ha và đất nông nghiệp khác tăng 57,78ha.
4.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Ân Thi
Ân Thi là một huyện có nền kinh tế nông ngiệp vì vậy sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả kết hợp với các biện pháp bảo vệ đất là rất quan trọng nhằm duy trì sức sản xuất của đất cho tương lai. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ân Thi được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ân Thi năm 2015
TT Mục đích sử dụng đất Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
1 Đất nông nghiệp 9108,15 100,00
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8446,10 92,73 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 7934,71
1.1.1.1 Đất trồng lúa 7877,42 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 57,29 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 511,39
1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 625,84 6,87 1.3 Đất nông nghiệp khác 36,21 0,40
Nguồn: niên giám thống kê huyện Ân Thi
Qua bảng ta thấy trong 9108,15 ha đất nông nghiệp thì có 8446,10 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 92,73% diện tích đất nông nghiệp; Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích diện tích 625,84ha chiếm 6,87% diện tích đất nông nghiệp, diện tích còn lại là diện tích đất nông nghiệp khác 36.21ha chiếm 0.40% diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay đất trồng cây hàng năm khác đang được nhân dân sử dụng để trồng màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, hiệu quả kinh tế của các loại cây này đã được nâng lên do nhân dân trong huyện đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đặc biệt là sử dụng các loại giống cây trồng cho năng suất cao, ổn định, chống chịu được sâu bệnh. Đất trồng cây lâu
năm có diện tích 511,39 ha, diện tích này chủ yếu là trồng các loại cây như Nhãn, bưởi diễn...
4.2.4. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất vùng nghiên cứu
Ân Thi là huyện đồng bằng có hệ thống cây trồng đa dạng và phong phú với nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau. Hệ thống cây trồng chủ yếu là các loại cây lương thực và rau màu, các loại cây lâu năm, cây ăn quả .Hệ thống cây trồng này được bố trí thích hợp trên từng vùng đất và từng mùa vụ. Loại hình sử dụng ñất là một bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của từng vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định.
Các loại hình sử dụng đất hiện trạng của huyện được thu thập trên cơ sở những tài liệu tổng hợp của huyện và kết quả điều tra trực tiếp các hộ gia đình tại các điểm nghiên cứu. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất với các loại hình sử dụng đất khác nhau, trên địa bàn huyện có những loại hình sử dụng đất và những kiểu sử dụng đất được áp dụng ở 2 vùng được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn của huyện Ân Thi LUT LUT Vùng 1 Vùng 2 Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) I.Chuyên lúa
1.Lúa xuân- Lúa mùa 4479,59 65,51 1495,31 66,78
II.Lúa- màu
2.Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 300,00 4,39 175,00 7,81 3. Lúa xuân- Lúa mùa- Khoai tây 364,95 5,34
4. Lúa xuân- Lúa mùa- Đậu tương 185,25 2,71 5. Lúa xuân- Lúa mùa- Bí xanh 377,25 5,52 6. Lúa xuân- Lúa mùa- Su hào. 162,78 2,38 7. Lúa xuân- Lúa mùa- Bắp cải. 188,29 2,75
8. Lúa xuân- Lúa mùa- Cà chua 152,0 6,78
III. Chuyên rau- màu
9.Bí xanh - Đỗ ăn quả - Khoai tây. 7,45 0,11 10.Cà chua - Đỗ ăn quả - Su hào 10,25 0,14 11.Cà chua - Rau cải các loại- Súp lơ 11,51 0,16 12. Chuyên rau 11,8 0,17
13.Ngô xuân- Đậu tương- Ngô đông 8,03 0,35 14.Lạc - Đậu tương - Rau cải các loại 8,25 0,36
IV. Cây ăn quả
15. Nhãn 186.85 2,73 168,84 7,54 16. Bưởi 86.86 1,271 68,84 3.07
V. Nuôi trồng thủy sản
17. Cá 463,25 6,77 162,59 7,26
Tổng 6833,08 100 2238,86 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Như vậy toàn huyện có 5 loại hình sử dụng đất (LUT) với 17 kiểu sử dụng đất chính.
Loại hình sử dụng (LUT) đất 2 lúa: Đây là loại hình sử dụng đất mang tính chất truyền thống của địa phương vì nó tồn tại từ rất nhiều năm. Đối với LUT này, do các điều kiện về thổ nhưỡng, địa hình, chế độ tưới tiêu, thành phần cơ giới đất ... nên việc bố trí trồng cây vụ đông gặp nhiều khó khăn. Giải pháp
tốt nhất hiện nay vẫn là tập trung thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng suất cao.
+ Lúa xuân: Trong vụ xuân, các giống lúa đang được trồng phổ biến trên địa bàn huyện năng suất bình quân đạt từ 58,0 - 60,1 tạ/ha.
+ Lúa mùa: Trong vụ mùa, các giống lúa đang được trồng phổ biến trên địa bàn huyện năng suất bình quân đạt từ 54-55,4 tạ/ha.
Hình 4.3. Cảnh quan LUT 2 lúa xã Bãi Sậy
- Loại hình sử dụng đất 2 lúa – màu
Loại hình sử dụng đất này chủ yếu là loại hình sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông. Loại hình này thường được bố trí ở tất cả các xã trong huyện. Cây vụ đông bao gồm các cây trồng như ngô, khoai tây, đậu tương, su hào, bắp cải, cà chua, bí xanh, và rau các loại ... Đây là loại hình cho giá trị kinh tế cao.
Loại hình này gồm 6 kiểu sử dụng đất, được phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện.
Các giống cây trồng thường dùng:
+ Vụ xuân thường trồng một số giống lúa như: Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1, Syn 6..
+ Vụ mùa thường cấy các giống lúa ngắn ngày như KD 18, Bắc thơm số 7,Q5...
+ Vụ đông bao gồm các loại cây trồng như: ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, bí xanh, cà chua, cải các loại,
- Loại hình sử dụng đất chuyên màu: Bên cạnh các loại hình sử dụng đất khác, các kiểu sử dụng đất trong loại hình này rải rác ở các xã trong tỉnh trồng chủ yếu trồng các cây như ngô, bắp cải, su hào,cà chua, bí xanh, đỗ ăn quả...
Hình 4.4. Cảnh quan chuyên rau xã Quang Vinh
Loại hình sử dụng đất cây ăn quả: Gồm 2 kiểu sử dụng đất, chủ yếu là cây nhãn,và bưởi diễn.
Hình 4.5. Cảnh quan LUT cây ăn quả xã Tiền Phong
- Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản: Với diện tích: 625,84 ha chiếm 4,81 % tổng diện tích tự nhiên. LUT này phân bố chủ yếu trên diện tích ao hồ và một phần diện tích đất trũng chuyển đổi từ trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản.
Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản đã góp phần tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trong lúc nông nhàn. Ở loại hình sử dụng đất này, cá được thả vào tháng 2, 3 và được thu hoạch vào tháng 11, 12. Các giống cá được thả như: trắm, trôi, mè, chép lai, rô phi...
Hình 4.6. Cảnh quan nuôi trồng thủy sản tại xã Đào Dương 4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm xác định, trong đề tài nghiên cứu đã dựa vào giá cả thị trường tại địa bàn huyện Ân Thi năm 2015.
Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, công lao động và các chi phí khác. Tùy thuộc vào từng loại cây trồng, cách thức canh tác mà mức độ đầu tư khác nhau.
Từ kết quả điều tra nông hộ và số liệu thống kê cho thấy hệ thống trồng trọt của huyện đa dạng với nhiều công thức luân canh khác nhau, các vùng có điều kiện canh tác và hệ thống cây trồng giống nhau. Thực tế điều tra nông hộ ở từng vùng trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, mỗi vùng ngoài các cây trồng chủ lực, các nông hộ đều gieo trồng một số loại cây khác nhau nhằm tận dụng điều kiện quỹ đất hiện có. Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của các LUT ở các vùng nghiên cứu như sau:
* Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp vùng 1
Qua điều tra thực tế ở vùng 1, nông dân tại các xã trong vùng thường trồng các loại cây như: lúa xuân, lúa mùa, su hào, bắp cải, súp lơ, ..Lúa xuân đạt GTSX là 42,07 triệu đồng/ha ,lúa mùa là 38,78 triệu đồng/ha. Thu nhập hỗn hợp của lúa xuân đạt 23,07 triệu đồng/ha, lúa mùa đạt 20,28 triệu đồng/ha. Người dân vùng 1 có kinh nghiệm trồng lúa, có trình độ thâm canh về loại cây trồng này nên năng suất rất ổn định qua các năm.
Bảng 4.5. Tổng hợp hiệu kinh tế các cây trồng vùng 1
Cây trồng Năng suất
(tạ/ha) GTSX ( Tr. đồng/ha) CPTG ( Tr. đồng/ha) TNHH ( Tr. đồng/ha) 1. Lúa xuân 60,10 42,07 19,00 23,07 2. Lúa mùa 55,40 38,78 18,50 20,28 3. Ngô 63,0 25,00 12,08 12,92 4. Đậu tương 25,0 43,33 24,72 18,.61 5. Lạc 39,48 48,61 21,67 26,94 6. Su hào 180,27 100,00 35,81 64,19 7.Cà chua 187,5 100,00 21,08 78,.92 8. Bắp cải 218,0 108,06 35,81 72,.25 9. Rau cải các loại. 180,2 54,10 21,08 33,02 10. Đỗ ăn quả 20,00 20,00 10,70 9,30 11. Khoai tây 117,5 44,45 22,23 22,22 12. Súp lơ 120,0 108,00 35,81 72,19 13. Bí xanh 272,.00 136.,00 21,36 114.64 16. Nhãn 560,0 112,00 16,80 95,20 17. Bưởi diễn(qủa) 50000 125,00 39,00 86,00 18. Cá 50,0 175,00 57,40 117,00
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra
Các loại cây trồng khác như ngô, đậu tương, khoai tây…các hộ nông dân trồng với diện tích ít, nhỏ lẻ, không tập trung. Các loại đất vùng 1 phù hợp cho các loại cây rau màu sinh trưởng phát triển tốt, điều kiện tưới tiêu được chủ động. Bên cạnh đó, người dân ở vùng 1 có kinh nghiệm, trình độ thâm canh, biết