Các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn của huyện Ân Thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 61 - 65)

LUT Vùng 1 Vùng 2 Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) I.Chuyên lúa

1.Lúa xuân- Lúa mùa 4479,59 65,51 1495,31 66,78

II.Lúa- màu

2.Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 300,00 4,39 175,00 7,81 3. Lúa xuân- Lúa mùa- Khoai tây 364,95 5,34

4. Lúa xuân- Lúa mùa- Đậu tương 185,25 2,71 5. Lúa xuân- Lúa mùa- Bí xanh 377,25 5,52 6. Lúa xuân- Lúa mùa- Su hào. 162,78 2,38 7. Lúa xuân- Lúa mùa- Bắp cải. 188,29 2,75

8. Lúa xuân- Lúa mùa- Cà chua 152,0 6,78

III. Chuyên rau- màu

9.Bí xanh - Đỗ ăn quả - Khoai tây. 7,45 0,11 10.Cà chua - Đỗ ăn quả - Su hào 10,25 0,14 11.Cà chua - Rau cải các loại- Súp lơ 11,51 0,16 12. Chuyên rau 11,8 0,17

13.Ngô xuân- Đậu tương- Ngô đông 8,03 0,35 14.Lạc - Đậu tương - Rau cải các loại 8,25 0,36

IV. Cây ăn quả

15. Nhãn 186.85 2,73 168,84 7,54 16. Bưởi 86.86 1,271 68,84 3.07

V. Nuôi trồng thủy sản

17. Cá 463,25 6,77 162,59 7,26

Tổng 6833,08 100 2238,86 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Như vậy toàn huyện có 5 loại hình sử dụng đất (LUT) với 17 kiểu sử dụng đất chính.

Loại hình sử dụng (LUT) đất 2 lúa: Đây là loại hình sử dụng đất mang tính chất truyền thống của địa phương vì nó tồn tại từ rất nhiều năm. Đối với LUT này, do các điều kiện về thổ nhưỡng, địa hình, chế độ tưới tiêu, thành phần cơ giới đất ... nên việc bố trí trồng cây vụ đông gặp nhiều khó khăn. Giải pháp

tốt nhất hiện nay vẫn là tập trung thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng suất cao.

+ Lúa xuân: Trong vụ xuân, các giống lúa đang được trồng phổ biến trên địa bàn huyện năng suất bình quân đạt từ 58,0 - 60,1 tạ/ha.

+ Lúa mùa: Trong vụ mùa, các giống lúa đang được trồng phổ biến trên địa bàn huyện năng suất bình quân đạt từ 54-55,4 tạ/ha.

Hình 4.3. Cảnh quan LUT 2 lúa xã Bãi Sậy

- Loại hình sử dụng đất 2 lúa – màu

Loại hình sử dụng đất này chủ yếu là loại hình sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông. Loại hình này thường được bố trí ở tất cả các xã trong huyện. Cây vụ đông bao gồm các cây trồng như ngô, khoai tây, đậu tương, su hào, bắp cải, cà chua, bí xanh, và rau các loại ... Đây là loại hình cho giá trị kinh tế cao.

Loại hình này gồm 6 kiểu sử dụng đất, được phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện.

Các giống cây trồng thường dùng:

+ Vụ xuân thường trồng một số giống lúa như: Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1, Syn 6..

+ Vụ mùa thường cấy các giống lúa ngắn ngày như KD 18, Bắc thơm số 7,Q5...

+ Vụ đông bao gồm các loại cây trồng như: ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, bí xanh, cà chua, cải các loại,

- Loại hình sử dụng đất chuyên màu: Bên cạnh các loại hình sử dụng đất khác, các kiểu sử dụng đất trong loại hình này rải rác ở các xã trong tỉnh trồng chủ yếu trồng các cây như ngô, bắp cải, su hào,cà chua, bí xanh, đỗ ăn quả...

Hình 4.4. Cảnh quan chuyên rau xã Quang Vinh

Loại hình sử dụng đất cây ăn quả: Gồm 2 kiểu sử dụng đất, chủ yếu là cây nhãn,và bưởi diễn.

Hình 4.5. Cảnh quan LUT cây ăn quả xã Tiền Phong

- Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản: Với diện tích: 625,84 ha chiếm 4,81 % tổng diện tích tự nhiên. LUT này phân bố chủ yếu trên diện tích ao hồ và một phần diện tích đất trũng chuyển đổi từ trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản.

Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản đã góp phần tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trong lúc nông nhàn. Ở loại hình sử dụng đất này, cá được thả vào tháng 2, 3 và được thu hoạch vào tháng 11, 12. Các giống cá được thả như: trắm, trôi, mè, chép lai, rô phi...

Hình 4.6. Cảnh quan nuôi trồng thủy sản tại xã Đào Dương 4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

Hiệu quả kinh tế tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm xác định, trong đề tài nghiên cứu đã dựa vào giá cả thị trường tại địa bàn huyện Ân Thi năm 2015.

Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, công lao động và các chi phí khác. Tùy thuộc vào từng loại cây trồng, cách thức canh tác mà mức độ đầu tư khác nhau.

Từ kết quả điều tra nông hộ và số liệu thống kê cho thấy hệ thống trồng trọt của huyện đa dạng với nhiều công thức luân canh khác nhau, các vùng có điều kiện canh tác và hệ thống cây trồng giống nhau. Thực tế điều tra nông hộ ở từng vùng trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, mỗi vùng ngoài các cây trồng chủ lực, các nông hộ đều gieo trồng một số loại cây khác nhau nhằm tận dụng điều kiện quỹ đất hiện có. Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của các LUT ở các vùng nghiên cứu như sau:

* Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp vùng 1

Qua điều tra thực tế ở vùng 1, nông dân tại các xã trong vùng thường trồng các loại cây như: lúa xuân, lúa mùa, su hào, bắp cải, súp lơ, ..Lúa xuân đạt GTSX là 42,07 triệu đồng/ha ,lúa mùa là 38,78 triệu đồng/ha. Thu nhập hỗn hợp của lúa xuân đạt 23,07 triệu đồng/ha, lúa mùa đạt 20,28 triệu đồng/ha. Người dân vùng 1 có kinh nghiệm trồng lúa, có trình độ thâm canh về loại cây trồng này nên năng suất rất ổn định qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)