Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 49 - 55)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, huyện Ân Thi

4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

* Tăng trưởng kinh tế và chuyển dich cơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế.

Trong mấy năm gần đây dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Huyện uỷ, UBND huyện cùng sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp và nhân dân trong huyện nền kinh tế của huyện đã có bước phát triển ổn định, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá năm sau cao hơn năm trước, kinh tế bình quân trong 5 năm qua ước đạt 11,36% điều đó chứng tỏ có sự chuyển biến khá tốt và ngày càng phát triển không ngừng, đời sống nhân dân đã được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 18,9 triệu đồng/người/năm, đến năm 2015 đã tăng lên 33 triệu đồng/người/năm.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế của huyện mấy năm qua đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ rõ rệt. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại tăng lên, ngành nông nghiệp giảm dần. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo các thành phần kinh tế cũng biến đổi theo. Đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển.

Cơ cấu kinh tế năm 2015 như sau:

+ Nông nghiệp 33,8 %

+ Tiểu thủ công nghiệp-xây dựng 35,2 % + Dịch vụ thương mại 31 %

Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Ân Thi Năm 2015

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã đem lại hiệu quả cao giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành, cũng như tạo thêm công ăn việc làm. Trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thương mại, tăng nhanh tỷ trọng của hai ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện, giảm dần và giữ ở mức ổn định tỷ trọng ngành nông nghiệp, có như vậy Ân Thi mới nhanh chóng trở thành huyện có nền kinh tế phát triển và đời sống của nhân dân mới được nâng cao.

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp của Ân Thi đã bước đầu chuyển đổi theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng dần. Đặc biệt trong những

năm gần đây đã áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sinh học vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, manh nha phát triển kinh tế trang trại nhỏ. Ngành nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và cây rau màu, giảm tỷ trọng cây lương thực.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,2%.

- Năm 2015 chăn nuôi, thuỷ sản đạt 47,6% trong ngành nông nghiệp. - Năm 2015 trồng trọt chiếm 52,4% trong ngành nông nghiệp.

- Năm 2015 giá trị trên 1ha canh tác ước đạt 80 triệu đồng. - Toàn huyện có 98 trang trại.

Các loại hình dịch vụ phát triển đáp ứng được nhu cầu chủ yếu của kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Nhiều nghề truyền thống được khôi phục, phát triển và mở thêm nhiều nghề mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao ñộng ở nông thôn.

Chương trình dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp đạt kết quả tốt, đã giảm bình quân 8 thửa/hộ xuống còn 3,16 thửa/hộ, tạo điều kiện thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất.

- Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

- Công nghiệp từng bước được phát triển, đã thu hút được 4 doanh nghiệp vào địa bàn gồm (2 doanh nghiệp Hàn quốc, 1 doanh nghiệp Thái Lan, 1 doanh nghiệp Việt Nam).

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất tăng bình quân 35,2 %năm, doanh thu đạt 93.680 triệu đồng/năm. Ngành nghề truyền thống được duy trì, phát triển thêm nhiều ngành nghề mới như: mây tre đan, gia công may mặc đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.

- Khu vực kinh tế dịch vụ thương mại:

Do cơ chế thị trường mở cửa nên các loại hình dịch vụ thương mại phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống, nhất là khu trung tâm huyện lỵ, các thị trấn, thị tứ và các chợ nông thôn, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 31%/năm.

Nói chung trên địa bàn huyện rất nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ diễn ra thu hút một lực lượng lao động rất lớn và cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số.

Theo số liệu thống kê dân số năm 2015 của huyện thì: toàn huyện có 144353 khẩu và 41187 hộ. Mật độ dân số trung bình của huyện là 1121 người/km2.

- Lao động và việc làm.

Nguồn lao động trên địa bàn huyện rất rồi dào, đây cũng chính là nguồn lao động để cung cấp cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Vì vậy lao động và việc làm đang là vấn đề bức xúc cần tiếp tục được quan tâm giải quyết trong những năm tới ở huyện Ân Thi bởi tỷ lệ gia tăng lao động cao hơn tỷ lệ tăng dân số. Bên cạnh đó cũng cần đào tạo lực lượng lao động hiện có để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoà nhập với sự phát triển chung của tỉnh.

* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông.

Hệ thống giao thông của huyện Ân Thi giữ vai trò hết sức quan trọng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như của các huyện và vùng lân cận.

- Đường Tỉnh Lộ 200 chạy từ Bắc xuống Nam theo chiều dài của huyện, trên địa bàn huyện còn có đường QL38 chạy qua nối địa phận với chiều dài xuyên suốt địa bàn huyện, đây là điều kiện thuận lợi cho hội nhập và phát triển kinh tế xã hội của huyện, là hệ thống quan trọng tiếp nối đường 39 và đường 5, tạo ra hệ thống giao thương Hưng Yên - Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng.

Hưng Yên nói chung nằm giữa trục kinh tế rất phát triển Hà Nội, Hải Phòng, giáp thủ đô Hà Nội nên rất thuận tiện phát triển kinh tế công nghiệp với nơi tiêu thụ hàng hoá lớn là Hà Nội.

- Thuỷ lợi.

Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh đáp ứng có hiệu quả nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bao gồm các trạm bơm, hệ thống kênh mương do xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi và địa phương quản lý. Huyện Ân Thi có hệ thống sông Bắc Hưng Hải, sông Cửu An là chính cung cấp nước qua hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nông nghiệp toàn huyện.

Hệ thống thuỷ lợi toàn huyện là các kênh, mương dẫn nước nội đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hệ thống kênh mương một phần đã được bê tông hoá.

Tuy nhiên còn những tồn tại cần khắc phục đó là: Việc tiêu thoát nước cho vùng trũng còn gặp nhiều khó khăn.

Mạng lưới thuỷ lợi của huyện được đầu tư xây dựng gần 50 năm qua đã đáp ứng to lớn và có hiệu quả cho phát triển nông nghiệp và dân sinh.

-. Năng lượng

Đến năm 2015 toàn huyện đã có 100% các hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt hàng ngày. Diện tích đất để truyền dẫn năng lượng theo thống kê đất đai có diện tích là 1,27 ha là diện tích các công trình về diện như: Trạm hạ thế, trạm biến áp toàn huyện.

- Bưu chính viễn thông

Tính đến năm 2015 tất cả các xã trong huyện đều có điểm bưu điện văn hoá để phục vụ sản xuất, sinh hoạt và giao lưu đi các nơi trong huyện, tỉnh và quốc tế.

Hệ thống bưu chính viễn thông trên toàn huyện là các điểm bưu điện phân bố 18/21 xã, thị trấn toàn huyện, hệ thống bưu chính viễn thông do ngành bưu chính viễn thông

- Cơ sở giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp giáo dục đào tạo được củng cố phát triển cả về số lượng và chất lượng thông qua việc đa dạng hoá các loại hình giáo dục và xã hội hoá giáo dục.

Cơ sở vật chất các trường học ngày càng hoàn thiện, từng bước đồng bộ. Tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng tại các bậc học tăng, năm 2010 là 81% đến năm 2015 là 91%. Diện tích đất giáo dục toàn huyện theo thống kê đất đai năm 2015 là 52,83ha.

- Y tế

Ngành y tế của huyện đã từng bước được đầu tư, cải tạo, nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

Công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt 99,6%, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề bác sỹ, đạt 66,6%, 15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 71,4%, bình quân có 2,5 bác sỹ/ 10.000 dân.

Diện tích đất Y tế theo thống kê đất đai năm 2015 là 7,19ha.

- Cơ sở dịch vụ và chợ

+ Cơ sở dịch vụ xã hội

Thực trạng trên địa bàn toàn huyện, kinh tế của người dân còn nghèo, nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp là chính, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên hệ thống cơ sở dịch vụ còn rất thiếu và yếu chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân, trong năm tiếp khi nền kinh tế phát triển hơn và thu nhập bình quân cao nên hệ thống cơ sở dịch vụ sẽ được cải thiện.

+ Chợ

Trên địa bàn huyện Ân Thi bao gồm các chợ sau: Chợ thị trấn Ân Thi, chợ Lão thuộc xã Cẩm Ninh, chợ Đa Lộc, chợ Đìa thuộc xã Đặng Lễ, chợ Gạo Bắc thuộc Hồ Tùng Mậu, chợ Thi thuộc xã Hồng Quang, chợ Cầu Ngọc thuộc xã Nguyễn Trãi, chợ xã Quảng Lãng, chợ Đọ thuộc xã Quang Vinh, chợ ngã tư Tân Phúc, chợ Thổ Cầu thuộc xã Tiền Phong, chợ Rồi thuộc xã Văn Nhuệ, chợ Kênh thuộc xã Vân Du, chợ Trúc thuộc xã Xuân Trúc, hầu hết các chợ trên đều họp theo phiên và cơ sở hạ tầng rất thấp, phù hợp với kinh tế còn kém phát triển trên, thu nhập của người dân còn thấp.

*Đánh giá chung về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội

-Thuận lợi

+ Nền kinh tế của huyện đã đi vào ổn định và có sự tăng trưởng khá, bước đầu đã có tích luỹ, có nhiều khả năng thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước.

+Có lợi thế về vị trí địa lý, về giao thông đường bộ.

+ Là một trong các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đẩy nhanh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

+ Đất đai màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây trồng như: các giống lúa đặc sản, rau màu thực phẩm,.v.v... phục vụ sinh hoạt của nhân dân và cung cấp 01 phần ra thị trường bên ngoài.

+ Đất đai trên địa bàn huyện rất phù hợp cho sự hình thành các trang trại quy mô nhỏ và quy mô trung bình.

- Các sản phẩm trong nông nghiệp trên địa bàn huyện có thể đáp ứng cho sản xuất hàng hoá.

+Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên đại bàn huyện là lớn bởi dân số huyện tương đối cao.

+ Đời sống của nhân dân trong huyện ở mức trung bình và đang dần ổn định. + Cơ chế, chính sách của huyện và của tỉnh rất thông thoáng.

- Những khó khăn, thách thức

+ Quy mô kinh tế còn nhỏ bé, hiệu quả sản xuất chưa cao, các tiềm năng và nguồn lực của địa phương chưa được khai thác tốt.

+ Nguồn vốn của nhân dân để đầu tư, sản xuất còn thấp.

+ Chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, hiệu quả sản xuất chưa cao..

+ Cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư cải thiện một bước xong chưa đáp ứng được yêu cầu, hạ tầng cho phát triển công nghiệp chưa được đầu tư, ảnh hưởng đến công tác vận động và thu hút đầu tư công nghiệp vào địa bàn huyện.

+ Hệ thống giao thông còn kém, hệ thống năng lượng chưa đáp ứng cho phát triển nền kinh tế nóng.

+ Vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động thường xuyên gặp khó khăn, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp.

+ Chưa chủ động trong việc thu gom và xử lý rác thải, vấn đề môi trường trong toàn huyện đặc biệt là môi trường nước còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)