Một số giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 91)

nông nghiệp

* Giải pháp thị trường

Thị trường tiêu thụ là vấn đề chủ chốt trong nền sản xuất nông nghiệp hàng Hướng dẫn sản xuất theo thị trường và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định là những đòi hỏi hiện nay nhằm bảo vệ được hiệu quả của việc sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý.

Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân là vấn đề và là động cơ tất yếu khi chuyển sang hướng sản xuất hàng hoá. Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng và luôn biến động. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá hóa hỏi phải được thực hiện theo một kế hoạch định trước.

Huyện Ân Thi có nhiều lợi thế tiếp giáp với tỉnh Hải Dương, thủ ñô Hà Nội, các khu công nghiệp đây là những thị trường rộng lớn.

Để mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp huyện Ân Thi cần phải nhanh chóng xây dựng hệ thống thương mại, dịch vụ nông thôn, gồm hệ thống các quầy hàng, cửa hàng bán lẻ ở các khu dân cư tập trung, xây dựng hệ thống chợ nông thôn đặt ở các vị trí trung tâm, các nút giao thông thuận tiện, giúp nông dân có nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản nhất là các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ như các loại rau, củ, quả vụ đông thông qua các hệ thống chợ đầu mối và chợ bán lẻ.

Đồng thời, người nông dân trên địa bàn huyện cũng cần được cung cấp các nguồn thông tin thị trường đối với các loại nông sản và vật tư nông nghiệp để chủ động trong các hoạt động sản xuất, qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh các xã, huyện hay thông qua các hợp tác xã để giới thiệu sản phẩm.

Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có công nghệ chế biến, gắn chặt sản xuất vùng nguyên liệu với chế biến để chủ động điều chỉnh sản xuất. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư.

* Giải pháp về vốn.

Vốn là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất, để có đủ vốn đầu tư đồng bộ vào các khâu của quá trình sản xuất hàng hoá trong những

năm tới cần phải có chính sách tài chính phù hợp nhằm thu hút được các nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất. Vì hiện nay, với sản xuất của nông hộ, vốn có vai trò to lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ

Khuyến khích tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.

Đồng thời tạo điều kiện cho nông dân vay vốn ưu đãi lãi xuất thấp để khuyến khích người nông dân mở rộng quy mô sản xuất các mặt hàng nông nghiệp hàng hoá. Thực sự vốn đang là một nhu cầu cấp bách không chỉ với các hộ nông dân nghèo và trung bình mà ngay cả đối với các hộ giỏi nhu cầu về vốn cũng càng ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc vay vốn còn có những yêu cầu về thế chấp tài sản, mặt khác sản xuất hàng hoá còn gặp khó khăn về thị trường đã hạn chế đến việc vay vốn để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Để giúp người nông dân có vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần.

Đa dạng hoá các hình thức cho vay, ưu tiên người vay vốn để phát triển sản xuất, chế biến hàng hoá nông nghiệp.

Cải tiến các thủ tục cho vay và giảm lãi suất cho vay đối với các hộ nông dân, sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền vay đối với tín dụng dạng nhỏ, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi thế chấp.

Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp có thể ứng trước vốn, kỹ thuật cho nông dân thông qua việc cung ứng vật tư, giống, tạo điều kiện cho nông dân gieo trồng và chăm sóc đúng thời vụ.

* Giải pháp về khoa học kỹ thuật.

Ứng dụng các thành tựu khoa học và sản xuất giống, lựa chọn giống phù hợp với ñiều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trường. Đưa các giống mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt vào sản xuất.

Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho nông dân các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản bằng cách mở các lớp bồi dưỡng tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế bằng nhiều hình thức như tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm, giới thiệu các mô hình canh tác mới điển hình có hiệu quả cao, ngoài

ra tiếp tục đưa giống cây trồng mới, năng xuất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và thị trường....Đa dạng hoá cây trồng để tăng độ phì nhiêu của đất.

*Các giải pháp khác

Cần có các biện pháp kiểm soát việc cung cấp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp của người dân, nhằm giảm thiểu các dư lượng các chất hoá học có hại trong các sản phẩm nông nghiệp, trong đất, trong nước.

Có những chính sách nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp như chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng năng xuất cây trồng vật nuôi; chính sách hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng; chính sách khuyến khích áp dụng các kỹ thuật công nghệ phù hợp với phát triển mạnh ưu thế về đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ bốn nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông) nhằm tập trung mọi nguồn lực, gắn kết chặt chẽ sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Ân Thi là huyện có vị trí thuận lợi, khí hậu đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè, lạnh khô hanh vào mùa đông, đất đai màu mỡ, chịu ảnh hưởng của các nguồn nước chính là lưu lượng nước của hệ thống sông Bắc Hưng hải và hệ thống kênh mương. Đó là những điều kiện thuận lợi để huyện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Đường Tỉnh Lộ 200 chạy từ Bắc xuống Nam theo chiều dài của huyện, trên địa bàn huyện còn có đường QL38 chạy qua nối địa phận với chiều dài xuyên suốt địa bàn huyện, đây là điều kiện thuận lợi cho hội nhập và phát triển kinh tế xã hội của huyện.

1.Ân Thi có tổng diện tích đất tự nhiên 12.998,19 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 9.108,15 ha, chiếm 70,07% tổng diện tích đất tự nhiên. Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện. Sự phát triển kinh tế xã hội và tốc độ đô thị hoá đang tạo ra áp lực lớn đối với quỹ đất của huyện, đòi hỏi trong tương lai phải có những giải pháp thích hợp, tạo điều kiện phát triển cân đối các ngành..

2. Năm 2015, toàn huyện có 8.446,1 ha đất sản xuất nông nghiệp và 625,84 ha đất nuôi trồng thủy sản được chia làm 2 vùng. Vùng 1 có diện tích đất nông nghiệp là 6.833,08 ha chiếm 75,02% tổng diện tích đất nông nghiệp gồm 5 loại hình sử dụng đất với 13 kiểu sử dụng đất. Vùng 2 có diện tích đất nông nghiệp 2.238,86 ha chiếm 24,58 % tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện gồm 5 loại hình sử dụng đất với 8 kiểu sử dụng đất.

3. Đánh giá kết quả của 17 kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện cho thấy. Kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả cao nhất. Kiểu sử dụng đất chuyên lúa cho cho hiệu quả thấp nhất.Cụ thể:

Vùng 1, kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao nhất là cà chua- rau cải các loại- suplơ cho TNHH đạt 168,52 triệu đồng/ha/năm, thu hút nhiều công lao động nhất với 666 công/ha/năm, TNHH/LĐ cao nhất đạt 292,05 nghìn đồng, kiểu sử dụng đất cho hiệu quả thấp nhất là chuyên lúa cho TNHH đạt 43,35 triệu đồng/ha/năm, ít công lao động nhất với 392công/ha/năm,TNHH/LĐ 110,58 nghìn đồng.

Vùng 2, kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao nhất là chuyên cá cho TNHH đạt 145,60 triệu đồng/ha/năm, thu hút nhiều công lao động nhất với

467công/ha/năm, TNHH/LĐ cao nhất đạt 292,05 nghìn đồng, kiểu sử dụng đất cho hiệu quả thấp nhất là chuyên lúa cho TNHH đạt 43,35 triệu đồng/ha/năm, ít công lao động nhất với 392 công/ha/năm,TNHH/LĐ 104,64 nghìn đồng.

Bên cạnh đó một số kiểu sử dụng mang lại hiệu quả chung cao như lúa kết hợp với bí xanh, cà chua; chuyên rau màu ... nhưng lại tác động xấu đến môi trường vì sử dụng lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đều vượt quá ngưỡng cho phép. Các kiểu sử dụng đất chuyên lúa, lúa kết hợp với ngô, khoai tây, đậu tương cho hiệu quả chung thấp nhất.

4. Đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới:

* Vùng 1: Tăng diện tích loại hình sử dụng đất 2 lúa – màu để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cây rau màu vụ đông. Đối với cây rau màu vụ đông mở rộng diện tích cây bí xanh đông, su hào, bắp cải và cây cà chua . Hình thành vùng chuyên canh lúa đảm bảo an ninh lương thực ở các xã Hồ Tùng Mậu, Phù ủng, Quang Vinh.

Mở rộng diện tích đất chuyên màu ở các xã có điều kiện thuận lợi về đất đai, thị trường tiêu thụ như Thị trấn Ân Thi, Quảng lãng, Đa lộc… nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong vùng đồng thời vẫn cải tạo được độ phì cho đất tuy nhiên phải tăng cường khuyến cáo người dân sử dụng đúng liều lượng thuốc BVTV, phân hóa học nâng cao hiệu quả cao về mặt môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Vùng 2. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả bằng cách thực hiện chuyển đổi một số khu ruộng trũng cấy lúa hiệu quả kinh tế thấp sang đào ao thả cá cho hiệu quả kinh tế cao hơn đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho một lượng lớn lao động nông nhàn ở nông thôn ở các xã Hạ Lễ.

Để thực hiện tốt giải pháp đã nêu trên, cần phải thực hiện một số giải pháp chủ yếu về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; vốn và khoa học kỹ thuật; hệ thống chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và các giải pháp khác.

5.2. KIẾN NGHỊ

Huyện cần phải quy hoạch sản xuất nông nghiệp chi tiết cho từng vùng theo hướng sản xuất hàng hóa.

Huyện cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, thủy lợi...) để phục vụ cho nhu cầu sản xuất theo hướng hàng hóa. Tăng cường công tác khuyến nông nhằm nâng cao hiểu biết về kỹ thuật cho nông dân.

Triển khai đồng bộ các chính sách về mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm hỗ trợ vốn giúp người dân phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên cơ sở tận dụng tiềm năng đất đai và các điều kiện kinh tế xã hội của huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (1999). Báo cáo tóm tắt chương trình phát triển nông lâm nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn vùng núi Bắc bộ tới năm 2000 và 2010.

2. Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ (2001). Quy trình công nghệ và bảo vệ đất dốc nông lâm nghiệp, tuyển tập hội nghị đào tạo nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Cao Liêm, Đào Châu Thu và Trần Thị Tú Ngà (1990) . Phân vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, đề tài 52 D 0202, Hà Nội.

4. Đào Châu Thu (1999). Đánh giá đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Tạp chí Khoa học đất. (11). tr. 120.

6. Đỗ Nguyên Hải (2001). Đánh giá đất và hướng sử dụng bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đỗ Thị Tám (2001). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

8. Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng (1994), Báo cáo nền số 9, Hà Nội.

9. Đường Hồng Dật (2008). Kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.

10.Lê Văn Bá (2001). Tổ chức lại việc sử dụng ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá, Tạp chí Kinh tế và Dự báo. (6). tr. 8-10.

11.Lê Hải Đường (2007). Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nhằm phát triển bền vững. Tạp chí Dân tộc.

12.Nguyễn Đình Bồng (1995). Đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp Hà Nội.

13.Nguyễn Duy Bột (2001). Tiêu thụ nông sản - Thực trạng và giải pháp.Tạp chí Kinh tế và phát triển. (3). tr. 28-30.

14.Nguyễn Đình Hợi (1993). Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội.

15.Nguyễn Ích Tân (2000). Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng ĐBSH, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

16.Nguyễn Duy Tính (1995). Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17.Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1993). Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội.

18.Nguyễn Thị Vòng (2001). Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

19.Nguyễn Thị Kim Yến và Đỗ Nguyên Hải (2015). Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Tạp chí Khoa học và phát triển. 13 (1). tr. 90-98.

Phạm Anh Tuấn (2014). Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu.

20. Phạm Văn Vân và Nguyễn Thanh Trà (2010) .Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

21.Phạm Duy Ưng và Nguyễn Khang (1993). Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam. Hội thảo khoa học về quản lý và sử dụng đất bền vững, Hà Nội

22.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Luật Đất đai năm 2013. NXB Lao động, Hà Nội.

23.Quyền Đình Hà (1993). Đánh giá kinh tế đất vùng đồng bằng sông Hồng, luận án tiến sỹ nông nghiệp, trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

24.Trần Thị Minh Châu (2007). Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

thái và phát triển lâu bền. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

26.Viện cây lương thực và cây thực phẩm (2007). Kỹ thuật trồng một số cây lương thực và cây thực phẩm mới, ngắn ngày.

27.Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2006). Đánh giá tác động của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)