3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Các yếu tố liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu tại địa bàn huyện Ân Thi.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp dụng đất nông nghiệp
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình địa mạo, thuỷ văn nguồn nước...
- Điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, trình độ canh tác... Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp.
3.2.2. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất huyện Ân Thi
- Hiện trạng sử dụng đất của huyện ; - Biến động đất đai giai đoạn 2010-2015 ;
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện;
- Xác định các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Ân Thi ; Xác định các loại hình sử dụng đất chủ yếu trên địa bàn huyện Ân Thi được thực hiện bằng phiếu điều tra nông hộ tại các vùng nghiên cứu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp và hình thức canh tác trên đất nông nghiệp của các hộ gia đình tại vùng nghiên cứu.
3.2.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất theo các tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường tế, xã hội, môi trường
Hiệu quả sử dụng đất được đánh giá thông qua tổng hợp hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất.
- Hiệu quả kinh tế: được tính thông qua các chỉ tiêu sau: tổng thu nhập, chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp, chi phí công lao động trên 1ha.
- Hiệu quả xã hội: được xác định thông qua các tiêu chí sau:
+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.
+ Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất. - Hiệu quả môi trường:
+ Mức đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, khả năng tồn dư của chúng trong môi trường và khả năng duy trì nâng cao độ phì nhiêu của đất.
3.2.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Căn cứ và quan điểm định hướng sử dụng đất. - Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ân Thi.
- Đề xuất các giải pháp để thực hiện định hướng sử dụng đất.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, đặc điểm đất đai, khả năng thâm canh, khả năng tăng vụ và hệ thống cây trồng của huyện có thể phân chia đất nông nghiệp của huyện Ân Thi thành 02 vùng chính.
- Vùng1: Gồm các xã ở trung tâm và 06 xã ở phía Bắc của huyện, phân bố
dọc sông Bắc Hưng Hải (Phù Ủng, Bắc Sơn, Bãi Sậy, Vân Du, Đào Dương, Tân Phúc) là vùng có địa hình bằng phẳng, chủ động tưới tiêu, dinh dưỡng trong đất cao. Vùng này thích hợp cho chuyên canh cây rau màu và cây lương thực. Chọn xã Bãi Sậy và Đào Dương làm điểm điều tra cho vùng 1.
- Vùng 2: Bao gồm 05 xã ở phía Nam của huyện (Hạ Lễ, Hồng Vân, Hồng Quang, Hồ Tùng Mậu, Đa Lộc). Vùng này có địa hình thấp trũng, dinh dưỡng trong đất nghèo, khả năng sản xuất kém. Vùng này người dân chủ yếu nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả như nhãn, bưởi... Chọn xã Hạ Lễ làm điểm điều tra cho vùng 2.
3.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập toàn bộ các tài liệu có liên quan từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê...
+ Thu thập số liệu về đất đai, diện tích, cơ cấu, thành phần từng loại đất...tại phòng Tài nguyên & Môi trường.
+ Thu thập số liệu về cây trồng, cơ cấu mùa vụ, năng suất các loại cây trồng tại phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Số liệu tổng hợp về các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương được thu thập tại phòng Thống kê.
3.3.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Các hộ điều tra là những hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp thuộc 3 xã đại diện cho 2 vùng nghiên cứu, đó là các xã Hạ Lễ, Đào Dương và Bãi Sậy. Các xã này đại diện cho cả 2 tiểu vùng với tất cả các kiểu sử dụng đất trong huyện. Mỗi xã tiến hành điều tra 30 hộ và tổng số hộ điều tra là 90 hộ theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: loại cây trồng, diện tích năng suất cây trồng, chi phí sản xuất, lao động, giá cả.
* Đối tượng thông tin cần phỏng vấn.
Đối tượng
phỏng vấn Thôngtin cần phỏng vấn
Hộ nông dân. - Loại hình sử dụng đất nông nghiệp đang canh tác, diện tích, sản lượng, năng suất cây trồng.
- Mức thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình.
- Chi phí sản xuất: chi phí giống, thuốc BVTV, lao động, công cụ lao động...
- Hình thức bán các sản phẩm.
3.3.4. Phương pháp xác định chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
a) Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.
Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha của các loại hình sử dụng đất [LUT], sử dụng hệ thống các tiêu chí sau:
+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 năm.
+ Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất của 1 LUT trong thời gian 1 năm.
CPTG=VC+DVP+LV
VC: Chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu...) DVP: Dịch vụ phí (làm đất, vận tải, khuyến nông...)
LV: Lãi vay ngân hàng, thuê lao động, hoặc các nguồn lãi vay khác + Thu nhập hỗn hợp (TNHH)
TNHH = GTSX-CPTG + Hiệu quả đồng vốn(HQĐV)
HQĐV = TNHH/CPTG
Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Cấp đánh giá Thang điểm GTSX/ha (Triệu đồng) TNHH/ha (Triệu đồng) HQĐV/ha (lần) Cao 3 > 125 >150 >1,5 Trung bình 2 90-125 100-150 1-1,5 Thấp 1 < 90 <100 <1
b) Chỉ tiêu hiệu quả xã hội.
Để đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sủ dụng đất căn cứ vào một số chỉ tiêu:
+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha). + Giá trị ngày công lao động (TNHH/LĐ).
Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Cấp đánh giá Thang điểm CLĐ/ha (Công) GTNCLĐ (nghìn đồng/ công Cao 3 >550 >200 Trung bình 2 400-550 125-200 Thấp 1 < 400 <125
c) Chỉ tiêu về hiệu quả môi trường.
Trong trường hợp nghiên cứu này chỉ xem xét đánh giá hiệu quả môi trường của từng kiểu sử dụng đất dựa trên việc cho điểm 2 tiêu chí, đó là:
+ Mức độ sử dụng phân bón.
+ Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
Cấp đánh giá Thang điểm Mức sử dụng phân bón/ ha Mức sử dụng thuốc BVTV/ ha
Cao 3 Nằm trong hướng dẫn Nằm trong hướng dẫn Trung bình 2 Dưới hướng dẫn Dưới hướng dẫn Thấp 1 Vượt quá hướng dẫn Vượt quá hướng dẫn
- Đánh giá hiệu quả chung của các LUT.
+ LUT đạt hiệu quả cao có số điểm từ 16 đến 18 điểm. + LUT đạt hiệu quả trung bình có số điểm từ 13 đến 16 điểm + LUT đạt hiệu quả cao có số điểm từ dưới 13 điểm
+ Phân cấp chỉ tiêu căn cứ vào thực tế điều tra của các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp.