6. Bố cục của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn về sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế hai nước
1.2.2. Chính sách của Việt Nam đối với Hoa Kỳ
Trên cở sở nhận thức mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, cũng như sự tác động của chính trị đối với kinh tế như đã phân tích ở trên, Việt Nam (xét trong mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ) đã có những chính sách phù hợp, và ngày càng
kiện tồn hơn để thúc đẩy quan hệ chính trị giữa hai nước phát triển hơn nữa, đi vào chiều sâu, ổn định và hợp tác, từ đó tạo ra tác động thuận lợi cho quan hệ kinh tế phát triển xứng tầm với tiềm năng của quan hệ song phương này, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cụ thể là:
Tư duy mới về tập hợp lực lượng của Việt Nam đề ra tại nghị quyết 32 của Bộ Chính trị năm 1986 đã được cụ thể hóa bằng tư tưởng “thêm bạn – bớt thù” của Nghị quyết 13 Bộ Chính trị (1988), đặc biệt là chủ trương tiếp xúc với Mỹ để có bước đi mới trong quan hệ với nước lớn này. Để khơi thông mối quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam đã có những động thái tích cực như giải quyết rốt ráo vấn đề Campuchia, không nêu vấn đề bồi thường chiến tranh, hợp tác với Mỹ trong vấn đề MIA, con lai, đồn tụ gia đình trong chương trình ra đi có trật tự, tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ Mỹ mở văn phịng đại diện tại Việt Nam…Tuyên bố của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khẳng định chính sách mới của Việt Nam đối với Hoa Kỳ từ 1995 trở đi, đó là: “Việt Nam sẵn sàng cùng Chính phủ Hoa Kỳ thỏa thuận một khuôn khổ mới giữa hai nước trên cở sở bình đẳng, tơn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, cùng có lợi và phù hợp với các nguyên tắc phổ biến của luật pháp quốc tế. Tơi mong rằng chính phủ và nhân dân hai nước sẽ hợp tác có hiệu quả trong việc tiếp tục giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại ở cả hai bên, mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, trước hết là lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật… Chính phủ và nhân dân Việt Nam cho rằng, bước phát triển mới của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ gần gũi hơn với đất nước. Chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kêu gọi đồng bào Việt Nam tại Hoa Kỳ hãy đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, phấn đấu cho một cuộc sống n bình và thịnh vượng, góp phần phát triển mối quan hệ mới giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, chung sức với đồng bào trong nước xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” [98, tr. 36-37].
Như vậy, quan hệ chính trị với Hoa Kỳ thực sự được Việt Nam coi trọng và mong muốn phát triển. Và như lời khẳng định của Thủ tướng Việt Nam, đó khơng chỉ đơn thuần là quan hệ giữa hai nhà nước, mà còn là quan hệ với cộng đồng người
Việt Nam đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Quan hệ chính trị tốt đẹp sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho sư vận động, phát triển của các quan hệ khác, đặc biệt là “lĩnh vực kinh tế, thương mại”. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ đã dựa trên nền tảng nhận thức về vai trị to lớn của chính trị đối với kinh tế.
Thêm nữa, một loạt khẳng định của Việt Nam về phương châm hợp tác từ “Việt Nam muốn là bạn” đến “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước” trên tinh thần đơi bên cùng có lợi đã được liên tục khẳng định và kiên quyết thực hiện qua các kỳ Đại hội VII (1991), VIII (1996), IX (2001), X (2006) đã minh chứng cho thiện chí hợp tác của Việt Nam, một chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với các nước trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam, bởi lẽ:
Trên phương diện chính trị, Hoa Kỳ là một siêu cường có sức ảnh hưởng lớn lớn nhất hiện nay. Việc đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ, không những giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn mà còn giúp Việt Nam thực hiện cân bằng tốt hơn trong quan hệ với các nước lớn, góp phần tạo ra mơi trường hịa bình ổn định trong và ngoài nước.
Trên phương diện kinh tế, Hoa Kỳ không những là thị trường khổng lồ không thể bỏ qua, là bàn đạp xâm nhập vào các thị trường khó tính khác, mà cịn là nguồn cung dồi dào về dòng vốn đầu tư, về chuyển giao công nghệ, về chất xám… cái mà một quốc gia đang phát triển như Việt Nam rất cần hiện nay.
Song, trong mối quan hệ với các nước lớn, kể cả Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn nhận định rất rõ về vấn đề “đối tác” & “đối tượng” theo tinh thần của Nghị quyết TƯ VIII (Khóa IX) năm 2003. Theo đó, quan hệ giữa Việt Nam và các nước lớn phải được thể hiện trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được để “rơi vào thế đối đầu, cơ lập hoặc phụ thuộc” [4, tr.44].
Nhìn chung, quan hệ với Hoa Kỳ là một trong những trụ cột trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Việc thúc đẩy quan hệ chính trị với siêu cường duy nhất trên thế giới hiện nay sẽ giúp Việt Nam không những thúc đẩy quan hệ kinh tế hơn nữa với quốc gia này, mà còn giúp Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế trong
nước, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thêm vào đó, việc thúc đẩy quan hệ chính trị với Hoa Kỳ cịn giúp tạo ra một mơi trường ổn định, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.