Các nguyên tắc lựa chọn giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quan hệ chính trị ngoại giao đến quan hệ kinh tế việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2010 (Trang 77 - 78)

6. Bố cục của đề tài

3.2. Triển vọng

3.2.1. Các nguyên tắc lựa chọn giải pháp

Thứ nhất, phải tổng hợp đánh giá, và đưa ra kết luận một cách khách quan, khoa học, toàn diện về thực trạng sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ 1995 đến 2010. Trong đó phải thấy được:

Về khía cạnh chủ quan: khi tổng hợp phân tích sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế hai nước cần xác định đâu là mặt tích cực, đâu là mặt tiêu cực của sự tác động. Nguyên nhân của tính hai mặt đó cũng cần được nêu ra.

Về khía cạnh khách quan: phải nêu lên được sự tác động ấy có chịu sự chi phối của các cơ hội và thách thức nào từ bên ngồi khơng. Nếu có thì yếu tố nào là cơ hội, yếu tố nào là thách thức.

Thứ hai, trên nền tảng của nguyên tắc đầu tiên, các giải pháp sẽ được xây dựng với mục tiêu: phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu; tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức của sự tác động từ đó khơng chỉ giúp kiện toàn hơn nữa quan hệ chính trị mà quan hệ kinh tế cũng sẽ được thúc đẩy phát triển một cách mạnh mẽ hơn. Song, các giải pháp này phải tiến hành một cách toàn diện và đồng bộ mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của chúng.

Thứ ba, những giải pháp được hình thành phải được phân định rõ: đâu là vấn đề trước mắt phải làm (nhóm ngắn hạn) và đâu là định hướng lâu dài (nhóm dài hạn) để có bước đi hợp lý, có trình tự khoa học rõ ràng, khơng bị xáo trộn. Có như vậy, tính hiệu quả mới được hình thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quan hệ chính trị ngoại giao đến quan hệ kinh tế việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2010 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)