Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quan hệ chính trị ngoại giao đến quan hệ kinh tế việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2010 (Trang 31 - 33)

6. Bố cục của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn về sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế hai nước

1.2.3. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam

Việt Nam là một nước nhỏ, nhưng cũng có tầm quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ, đặc biệt là từ sau sự kiện 11/09. Trong quan hệ với Việt Nam, Hoa Kỳ thực hiện chính sách từng bước từ cấm vận đến nới lỏng cấm vận rồi mới bình thường hóa quan hệ. Dù trong các giai đoạn khác nhau, các bước triển khai của Hoa Kỳ là khác nhau, tuy nhiên mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam vẫn luôn kiên định là “thông qua việc phát triển quan hệ với Việt Nam, từng bước hướng Việt Nam đi theo con đường thị trường tự do, từ đó tạo sự chuyển biến về chính trị ở Việt Nam” [109, tr. 2].

Tù đầu thế kỷ XXI đến nay, Hoa Kỳ ngày càng coi trọng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực này. Hoa Kỳ cho rằng nơi đây hàm chứa nhiều nguy cơ thách thức lợi ích của mình, do đó cần phải có những biện pháp thiết thực củng cố vai trò và sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Điều này khơng nằm ngồi mục đích phục vụ chiến lược toàn cầu của Mỹ. Việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho mục tiêu này. Nếu quan hệ tốt với Việt Nam, Hoa Kỳ vừa có thể kiềm chế các nước lớn trong khu vực mà trước hết là Trung Quốc [27, tr. 38-39], vừa có thể sử dụng Việt Nam làm bàn đạp phát huy ảnh hưởng đối với cả Đông Dương, và trên cơ sở đó mở rộng ra tồn Đơng Nam Á. Mặt khác, Việt Nam là một trong những quốc gia đang lên tại khu vực, với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và liện tục qua nhiều năm, cùng môi trường kinh doanh hấp dẫn là một sức hút không thể bỏ qua của Hoa Kỳ. Tổng thống Bill Clinton, trong tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, đã phát biểu: “Chúng ta sẽ bắt đầu bình thường hóa các quan hệ bn bán của chúng ta với Việt Nam, là nước mà nền kinh tế của họ đang tự do hóa và hịa nhập vào nền kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương” [99, tr. 39].

Mặt khác, như đã phân tích ở trên, mục tiêu thực hiện “diễn biến hịa bình” ở Việt Nam vẫn mang tính chiến lược, khơng thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Cũng trong tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Tổng thống B. Clinton nêu rõ: “Bằng việc giúp đưa Việt Nam hịa nhập cộng đồng các dân tộc, việc bình thường hóa cịn phục vụ lợi ích của chúng ta trong việc phấn đấu cho một nước Việt Nam tự do và hịa bình ở châu Á ổn định và hịa bình… Tơi tin rằng việc bình thường hóa và tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa người Mỹ và người Việt Nam sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do của Việt Nam như đã từng diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô trước đây” [99, tr. 39-40]. Chủ trương “diễn biến hịa bình” ấy sẽ được thực hiện thơng qua các biện pháp: chi phối đầu tư, ngoại giao thân thiện và khoét sâu mâu thuẫn nội bộ [64, tr. 105]. Như vậy, vai trị của chính trị đối với kinh tế trong quan hệ song phương với Việt Nam rất được coi trọng trong chính sách của Hoa Kỳ. Quan hệ chính trị sẽ tạo đà cho những biến đổi kinh tế sâu xa, đưa kinh tế Việt Nam chuyển dần sang mơ hình kinh tế thị trường tự do kiểu phương Tây dưới sự cầm trịch của Mỹ. Vơ hình chung, Mỹ sẽ dễ dàng kiểm sốt Việt Nam hơn về kinh tế, và dần tạo ra sự thay đổi căn bản về ý thức hệ.

Từ sau sự kiện 11/09/2001, châu Á – Thái Bình Dương lại càng thu hút sự chú tâm của Hoa Kỳ. Chính quyền Bush coi đây là một trong những mặt trận chống khủng bố của Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam trong khu vực có một ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Vì Việt Nam là một nước với dân số lớn thứ hai Đông Nam Á,với sự phát triển ổn định về mọi mặt, kinh tế, quân sự, văn hóa – xã hội… và tài nguyên thiên nhiên lớn. Đồng thời, vị trí của Việt Nam trong các tổ chức khu vực và quốc tế ngày càng được củng cố và phát triển. Mặt khác, về địa chiến lược, Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc và vi trí cửa ngõ ra vào Đơng Nam Á lục địa cũng như hải đảo. Giới chức quốc phòng Mỹ rất coi trọng tiềm năng này. Bài phát biểu của Tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương có nêu: “Washington đang tìm cách thương lượng với Chính phủ Việt Nam để sử dụng hải cảng trong vịnh Cam Ranh yểm trợ cho các hoạt động của Mỹ trong vùng Đông Nam Á” [81, tr. 1]. Rõ ràng, điều này thể hiện mục tiêu kiềm chế ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, cũng như tham vọng khép kín

“vành nan hoa” của Mỹ trong khu vực. Song song đó, trong việc theo đuổi mục tiêu mang tính chiến lược trong quan hệ với Việt Nam, Hoa Kỳ cho rằng cần phải can dự và dính liếu tới Việt Nam bằng cách đưa Việt Nam vào quỹ đạo phát triển chung [87, tr. 7]. Thêm nữa, Hoa Kỳ cũng rất lưu tâm phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam, vì “Theo đánh giá của Hoa Kỳ, Việt Nam được coi là một trong số 10 thị trường lớn đang nổi lên” [88, tr. 128].

Tựu chung lại, Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam vẫn ln mang tính hai mặt [85, tr. 536]. Một mặt là lợi dụng quan hệ với Việt Nam nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc và các nước lớn khác, đảm bảo lợi ích và an ninh của Mỹ trong khu vực, cũng như lắp đầy khoảng trống quyền lực mà Mỹ đã bỏ lại từ sau 1975. Mặt khác, Hoa Kỳ không những tranh thủ thị trường Việt Nam cho hoạt động kinh doanh của mình, mà cịn tiến hành “diễn biến hịa bình”. Nói một cách khái qt hóa, Mỹ muốn lợi dụng quan hệ chính trị để gây ra biến đổi trong quan hệ kinh tế (nghĩa là thúc đẩy quan hệ chính trị nhằm hướng Việt Nam theo mơ hình kinh tế tự do theo kiểu phương Tây), từ cơ sở kinh tế với các giá trị phương tây ấy nếu đạt được, tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi về mặt chính trị theo hướng “triệt tiêu mục tiêu và bản chất xã hội chủ nghĩa của Việt Nam” [3, tr. 13].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quan hệ chính trị ngoại giao đến quan hệ kinh tế việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2010 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)