Khái quát về sự tác động của yếu tố chính trị đối với yếu tố kinh tế trong quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quan hệ chính trị ngoại giao đến quan hệ kinh tế việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2010 (Trang 33 - 42)

6. Bố cục của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn về sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế hai nước

1.2.4. Khái quát về sự tác động của yếu tố chính trị đối với yếu tố kinh tế trong quan hệ

quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1954 – 1994

“Chưa có lúc nào trong lịch sử quan hệ Việt – Mỹ từ thời T. Jefferson thế kỷ thứ XVIII đến nay, quan hệ Việt – Mỹ lại trở nên đen tối và bi thảm như thời kỳ chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam (1954 – 1975)” [64, tr.22]. Khi quan hệ chính trị giữa hai nước trở nên xấu đi, nó đã kìm hãm sự phát triển của quan hệ kinh tế theo hướng rất tiêu cực. Cụ thể là: sau Hiệp định Genève năm 1954, Mỹ nhảy vào thay chân Pháp xâm lược Việt Nam, trong danh sách các nước bị Mỹ cấm vận (dựa theo Đạo luật gia hạn các Hiệp định Thương mại năm 1951 và Biểu thuế quan năm 1962) đã liệt kê miền Bắc Việt Nam. Thực chất, đây chính là “sản phẩm trực tiếp của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Hoa Kỳ trong khuôn khổ chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực Yalta” [64, tr. 28]. Chính sự đối đầu về chính trị đã

tác động xấu tới quan hệ kinh tế, đưa đến sự tuyệt giao giữa hai bên trong quan hệ này.

Sau nhiều cố gắng của Việt Nam, Hiệp định Paris đã được ký kết tạo cơ sở cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước; song, do chính sách thù địch từ phía Mỹ, quan hệ song phương về chính trị vẫn khơng có những chuyển biến mới. Do vậy, quan hệ kinh tế ngày càng lâm vào bế tắc hơn. Năm 1974, Hoa Kỳ thông qua Đạo luật thương mại – bản sửa đổi bổ sung Jackson – Vanik ngăn cản các hoạt động thương mại và đầu tư với Việt Nam. Và tiếp sau đó, khi miền nam Việt Nam hồn tồn được giải phóng thì chính sách cấm vận mặc nhiên được mở rộng ra tồn Việt Nam. Về mặt hình thức, đây là sự cấm vận về kinh tế đối với Việt Nam, song nó lại bắt nguồn từ quan hệ chính trị mà ra. Tổng thống Mỹ J. Ford đã khẳng định rằng: “Tơi khơng hề nói chúng ta (Mỹ) sẽ tìm kiếm việc bình thường hóa các quan hệ hoặc thừa nhận Bắc Việt Nam” [31,tr. 59]. Có thể thấy, trong thời gian này, các “cánh cửa để ngỏ” cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước từ phía Mỹ chỉ là vỏ bọc bên ngồi mà thơi, cịn thực tế, quan hệ chính trị giữa hai nước vẫn ở trạng thái “đóng băng” và lệnh cấm vận vẫn tiếp tục. Hay nói cách khác, “chính sách ngoại giao cấm vận chống Việt Nam có thể nói gọn là sự kéo dài một cuộc chiến tranh chưa từng được chính thức phát động, nhưng chưa từng được chính thức kết thúc” [49, tr. 44].

Như vậy, trong suốt một thời gian dài đặc biệt là từ sau 1975 đến đầu thập niên 90, quan hệ kinh tế giữa hai nước gần như là con số 0. Điều này khơng nằm ngồi cái bóng của chính sách cấm vận của Mỹ. Nói cách khác, đây là kết quả từ quan hệ chính trị rất xấu giữa hai nước. Có thể nói, trong giai đoạn này sự tác động của quan hệ chính trị đối với quan hệ kinh tế là hoàn toàn theo hướng tiêu cực, khơng có lợi cho cả hai bên. Mà ngun nhân của điều này phần lớn bắt nguồn từ phía Hoa Kỳ. “Người ta khơng thể giả sử và cũng không thể làm lại được lịch sử, nhưng nếu Hoa Kỳ tôn trọng Hiệp định Genève như đã tun bố, thí có thể họ đã có “điểm dừng” và tránh được sự sa lầy…” – lời của cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mac Namara [64, tr. 21].

Bước sang thập kỷ 90, tầm quan trọng của kinh tế đối với sự phát triển của đất nước ngày càng được coi trọng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam triển khai đường lối đối ngoại đổi mới qua các kỳ Đại hội Đảng lần VI (1986) và lần VII (1991), sát hợp với xu thế hịa bình hợp tác và phát triển trên tồn cầu. Từ chỗ nhận thức rằng so với các nước đang phát triển khác, Việt Nam chưa có được quan hệ quốc tế hồn tồn bình thường (đặc biệt là quan hệ với các nước lớn), yếu tố chính trị này sẽ kìm hãm kinh tế Việt Nam phát triển, ngăn cản quá trình hội nhập, phát triền bền vững của chính mình, Việt Nam đã định hướng khơi thơng quan hệ chính trị với tất cả các chủ thể trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ để tạo đà cho quan hệ kinh tế bước sang trang mới. “Việt Nam coi Mỹ là một nước lớn có vai trị rất quan trọng đối với tương lai hịa bình và phồn vinh của châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam ln mong muốn quan hệ với Mỹ được bình thường hóa khơng điều kiện vì lợi ích nhân dân hai nước, vì hịa bình ổn định, hợp tác của châu Á – Thái Bình Dương. Đó là mục tiêu phấn đấu của Việt Nam” [11, tr. 108].

Về phần Hoa Kỳ, với tư cách là một siêu cường tư bản chủ nghĩa thì càng khơng thể khơng nhận thức được xu thế chung của thế giới, và những lợi ích của kinh tế. Hơn nữa, trong chính sách đối với Việt Nam thì kinh tế sẽ là một cơng cụ hữu hiệu cho việc thực hiện “diễn biến hịa bình”. Ngoại trưởng Mỹ W. Christopher cho rằng: “nhiều nước khác trên thế giới đang vượt Mỹ trong những cố gắng về thương mại ở Việt Nam… Chúng ta có thể giúp các ngành công nghiệp và kinh doanh Mỹ đuổi kịp bằng cách tiến nhanh hơn nữa trên con đường này” [80, tr.4].

Các xúc tiến, trao đổi chính trị trên cơ sở đó đã được hình thành nhằm tạo ra tác động có lợi hơn khơng những cho quan hệ kinh tế song phương, mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế quốc dân của riêng mỗi nước. Sau các cuộc tiếp xúc đầu tiên về ngoại giao quan trọng trong thời kỳ này như: cuộc gặp của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ R. Solomon; chuyến thăm Mỹ của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch năm 1990, Bản lộ trình bốn giai đoạn cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đã được Mỹ đưa ra năm 1991. Hiệu ứng lan tỏa của những bước tiến ngoại giao này đối với quan hệ kinh tế hai nước đã dần được hình thành. Có thể kể đến như sau: Năm 1991, lệnh cấm vận du lịch có tổ

chức vào Việt Nam được nới lỏng, Cơ quan viện trợ quốc tế Mỹ (USAID) được phép viện trợ nhân đạo cho Việt Nam. Bên cạnh đó, kiều hối chuyển từ Mỹ về Việt Nam cũng được phần nào khơi thông. Công dân Mỹ khi vào Việt Nam có thể chi tiêu khơng q 200 USD/ngày [50, tr. 177], tức là gấp đôi so với mức trước năm 1991.

Năm 1992, hai bên ký kết Hiệp định lập lại đường dây liên lạc viễn thông trực tiếp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Sau đó, các tổ chức phi chính phủ (NGO) được phép vào Việt Nam, và quan trọng hơn trong quan hệ kinh tế hai nước là các doanh nghiệp đã được xuất khẩu sang Việt Nam một số nhu yếu phẩm hằng ngày. Ngoài ra, tổng thống Bush cũng tuyên bố bước đầu cho phép các nhà kinh doanh Mỹ được vào Việt Nam thăm dò thị trường. Tuy nhiên, mọi hợp đồng kinh doanh nếu được ký kết cũng phải chờ khi lệnh cấm vận được bãi bỏ hoàn toàn mới được thực hiện. Theo những nghiên cứu của CitiBank, có đến 75% trong tổng số 162 cơng ty Mỹ [64, tr. 70] đang hoạt động tại châu Á – Thái Bình Dương được hỏi cho biết họ rất muốn làm ăn tại Việt Nam. Như thế, từ một bầu khơng khí u ám trong quan hệ kinh tế, chính sự thúc đẩy trong quan hệ chính trị đã có tác động tích cực lên quan hệ này, làm nó từng bước phát triển theo hướng tích cực hơn. Rõ ràng, khi chính trị bắt đầu khởi sắc, tuy chỉ là bước đầu, nhưng cũng tạo ra những hướng tác động có lợi cho quan hệ kinh tế song phương.

Tuy nhiên, cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao khơng phải là những gợn sóng êm ả mà lúc nào cũng đầy chơng gai. Chính sách của Hoa Kỳ trong quan hệ chính trị đối với Việt Nam ln thể hiện tính hai mặt. Suy cho cùng, đây là phương thức “vừa đấm vừa xoa”. Một mặt thúc đẩy quan hệ kinh tế, song mặt khác, Hoa Kỳ lại có những động thái hướng trong quan hệ chính trị theo hướng kìm hãm quan hệ kinh tế song phương phát triển. Điều này giúp tạo ra con bài để mặc cả với Việt Nam, ép Việt Nam “cải cách” theo ý đồ “diễn biến hịa bình” đã đề ra từ đầu. Nếu mục tiêu trên thực hiện được thì: một là kinh tế Việt Nam sẽ bị chính trị biến đổi thành kinh tế thị trường theo mơ hình phương Tây, từ đó dần tạo ra diễn biến trong ý thức hệ; hai là kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng lệ thuộc vào Mỹ hơn. Do đó, chính trị sẽ làm kinh tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với Hoa Kỳ thay đổi căn bản. Tiêu

biểu là việc Chính quyền Bush vẫn lợi dụng một số yếu tố như vấn đề hồi hương hài cốt lính Mỹ, vấn đề tiếp cận các thông tin liên quan đến POW/MIA để trì hỗn việc bỏ lệnh cấm vận buôn bán với Việt Nam. Đỉnh cao là tuyên bố gia hạn thêm lệnh cấm vận một năm nữa theo Điều luật bôn bán với kẻ thù (TWEA) được tổng thống G. Bush đưa ra vào năm 1992. Điều này đã dẫn tới việc quan hệ kinh tế giữa hai nước tiếp tục bị bịt kín thay vì khơi thơng như mong đợi của cả hai bên. Sự kiện này khơng những vấp phải sự phản đối từ phía Việt Nam, mà cịn chính trong lịng nước Mỹ.

Song, một nghịch lý xảy ra là “lệnh cấm vận tự nó đã trở thành một trị cười khơi hài từ ít lâu này rồi. Nhiều hàng tiêu dùng của Mỹ đã được bày bán khắp mọi nơi và một số cơng ty Mỹ đã tìm cách mở chi nhánh và hoạt động tại Việt Nam qua các đại lý của họ đăng ký tại các nước khác” [79, tr. 16-17]. Đồng thời, các quốc gia dù là đồng minh của Mỹ cũng bất chấp lệnh cấm vận và sức ép của Mỹ để đi trước một bước trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Trong khi Mỹ chậm chân trong quan hệ kinh tế do sự kìm hãm của quan hệ chính trị song phương, thì theo thơng tin của tờ Washington Post, tổng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam năm 1992 đã đạt 3 tỷ USD, tăng 1/3 lần so cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư từ Đài Loan và Hong Kong chiếm đến 40% (đạt 1,2 tỷ USD) [64, tr.74]. Ngay đến Nhật Bản năm 1992 cũng bắt đầu có những quan hệ tín dụng với Việt Nam với giá trị cho vay đạt 369 triệu USD cùng lãi suất thấp [64, tr. 72]. Cho nên, một chính sách tiêu cực hóa quan hệ chính trị song phương được Hoa Kỳ cố gắng theo đuổi lại vơ tình tạo ra khả năng tụt hậu của Mỹ so với các đối thủ khác trong cuộc cạnh tranh xâm nhập thị trường Việt Nam.

Thực tiễn quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đặt trong các quan hệ kinh tế với những chủ thể khác đã “tạo ra một áp lực để Mỹ bãi bỏ cấm vận về kinh tế chống lại Việt Nam. Giờ đây, chính Hoa Kỳ lại bị cơ lập trong khi tìm cách duy trì các biện pháp chế tài chống lại một nước mà cựu thù của họ trước kia đã trở thành những nước bạn hàng và đầu tư quan trọng” [79, tr. 16]. Rõ ràng, quan hệ chính trị theo hướng tiêu cực nhằm kìm hãm quan hệ kinh tế đã khơng cịn phù hợp với nhu cầu phát triển mới. Do vậy quan hệ chính trị buộc phải thay đổi, từ chỗ kìm

hãm quan hệ kinh tế phát triển sang tạo ra môi trường thuận lợi, tạo ra động lực thúc đẩy quan hệ kinh tế tiến lên phía trước.

Những chuyển biến mới mang tính tích cực trong quan hệ chính trị đã được khởi sắc khi Hoa Kỳ có tổng thống mới, cùng với việc Việt Nam cố gắng hơn trong việc xóa nhịa những ngăn trở trong quan hệ ngoại giao, cụ thể như tích cực hơn trong vấn đề vấn đề POW/MIA. Đây là sự cố gắng của Việt Nam dù rất nhiều hài cốt của bộ đội Việt Nam vẫn chưa được tìm thấy. điều này đã phần nào thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, mặc dù Việt Nam luôn kiên định quan điểm tách bạch rõ ràng giữa vấn đề nhân đạo và vấn đề chính trị. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương Winston Low cho rằng: “Việt Nam đã thừa nhận chính sách mở cửa thị trường, mở ra những triển vọng đầy hứa hẹn cho buôn bán và đầu tư … Cộng đồng kinh doanh Mỹ đang nóng lịng muốn tận dụng cơ hội này để cạnh tranh có hiệu quả với các nước khác” [80, tr. 4]. Như vậy ngay cả Hoa Kỳ cũng nhận thấy rằng quan hệ chính trị, nếu tác động lên quan hệ kinh tế theo hướng tích cực thì sẽ phản ảnh đúng thực tiễn kinh tế khách quan, tạo ra động lực, môi trường tốt cho quan hệ kinh tế vươn lên tầm cao mới.

Sự tác động theo hướng tích cực của quan hệ chính trị đối với quan hệ kinh tế đã được manh nha khi năm 1993, Bank of America mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, sau đó là nhiều cơng ty lớn khác của Mỹ như Vatico, Philip Morris, P. Llar, IBM cũng nối gót theo sau. Thêm vào đó, trong giai đoạn cuối năm 1993, Tổng thống Mỹ B. Clinton tuyên bố nới lỏng lệnh cấm vận đối với Việt Nam và cho phép các doanh nghiệp Hoa Kỳ được đấu thầu các dự án ở Việt Nam do các thể chế tài chính quốc tế tài trợ. Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Phan Văn Khải với Ngoại trưởng Mỹ W. Christopher tại Washington năm 1993, “phía Mỹ tuyên bố giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã khơng cịn tình trạng chiến tranh, và Mỹ đã khơng cịn coi Việt Nam là kẻ thù” [64, tr. 81].

Và đỉnh cao của sự tác động từ quan hệ chính trị vào quan hệ kinh tế hai nước là sự kiện ngày 03/02/1994, Tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton tuyên bố chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, và chấp thuận việc thành

lập cơ quan liên lạc giữa hai nước. Sự kiện này có ý nghĩa về mặt kinh tế trong việc thúc đẩy sự phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ. Sau những cố gắng của quá trình đấu tranh chính trị khơng mệt mỏi, quan hệ kinh tế giữa hai nước đã có dấu hiệu được khơi thơng. Có thể nói, tuy mang ý nghĩa kinh tế, nhưng căn nguyên của sự kiện này là sự nhận thức và cố gắng khơi thơng quan hệ với nhau trên bình diện chính trị từ cả hai bên. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, trong bài phát biểu tại Hội châu Á, khẳng định: “Quan hệ giữa hai nước đã bước sang một giai đoạn mới. Việt Nam và Mỹ khơng cịn là kẻ thù của nhau, trái lại chúng ta đã và đang từng bước mở rộng các lĩnh vực hợp tác phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, vì hịa bình, ổn định và phát triển ở khu vực” [61, tr. 320]. Về mặt thực tiễn, sự kiện bãi bỏ cấm vận đã tác động tích cực đến quan hệ kinh tế. Một phái đoàn của Bộ Thương mại Mỹ đã lập tức sang Việt Nam chuẩn bị cho việc phát triển quan hệ kinh tế hai nước.

Về thương mại, từ chỗ hầu như khơng có quan hệ, thì những trao đổi thương mại chính thức đã bước đầu manh nha [Chi tiết xin xem Phụ lục 2: Bảng 2.1.1; Bảng 2.1.2; Bảng 2.1.3]

Như vậy chỉ sau một năm khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng đáng kể (năm 2004 tăng đến trên 30 lần so với năm 1993). Song chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là, kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Hay nói cách khác, quan hệ thương mại tuy có những bước tiến ban đầu, nhưng chưa xứng tầm với tiềm năng quan hệ hai nước. Việt Nam trong giai đoạn này đang ở trong tình trạng nhập siêu so với Mỹ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Hoa Kỳ vẫn chưa dành cho Việt Nam Quy chế Tối huệ quốc (MFN) và chế độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quan hệ chính trị ngoại giao đến quan hệ kinh tế việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2010 (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)