Thực tiễn của sự tác động trong giai đoạn từ sau khi quy chế PNTR được trao cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quan hệ chính trị ngoại giao đến quan hệ kinh tế việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2010 (Trang 63 - 73)

6. Bố cục của đề tài

2.4. Thực tiễn của sự tác động trong giai đoạn từ sau khi quy chế PNTR được trao cho

được trao cho Việt Nam đến cuối thập niên đầu thế kỷ XXI (2006 – 2010)

Bước sang 5 năm cuối của thập niên đầu của thế kỷ XXI, trong bối cảnh Việt Nam tổng kết những kết quả đạt được của công cuộc 20 năm đổi mới và khẳng định sự kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, đồng thời nâng cao hàm lượng kinh tế trong các quan hệ quốc tế của Việt Nam, quyết tâm đưa các quan hệ ấy đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững; hoạt động đối ngoại của Việt Nam nói chung, quan hệ ngoại giao với Mỹ nói riêng, được kích thích đáng kể, nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để đạt được mục tiêu chính sách đề ra. Như vậy, ngay từ năm đầu tiên của giai đoạn này, ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế đã được đặt làm trọng tâm trong chính sách của Việt Nam. Do vậy, chắc chắn trong quan hệ với Mỹ, các hoạt động chính trị - ngoại giao cũng khơng nằm ngồi chủ trương thúc đẩy quan hệ kinh tế đi lên hơn nữa. Về phía Hoa Kỳ, sau tuyên bố chung được nhà lãnh đạo hai bên đưa ra trong chuyến thăm của Thủ Tướng Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ hồi năm 2005, Mỹ cũng đã tiến hành những bước đi tích cực nhằm đưa quan hệ kinh tế song phương lên tầm cao mới.

Đầu năm 2006, Đại diện của 21 tập đồn và cơng ty của Mỹ đã sang thăm Việt Nam, trưởng đồn là ơng Matthew P. Daley - Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) và bà Virginia Foote – Chủ tịch Hội đồng thương mại Mỹ - Việt. Đa số các đại biểu của đoàn đều là những doanh nghiệp đã có những hoạt động làm ăn ở việt Nam. Vì vậy, mục đích chủ yếu của chuyến đi không phải là kinh tế, mà là hướng tới sự tác động của chính trị lên kinh tế. Phái đồn đã kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chính sách của Việt Nam, để Việt Nam nhanh chóng hồn thiện vấn đề này nhằm kết thúc đàm phán song phương trong việc gia nhập WTO, tạo ra một môi trường thuận lợi cho quan hệ kinh tế hai nước. Ông Matthew P. Daley cho biết: “Một trong những mục đích của đồn sang thăm Việt Nam lần này là nhằm bày tỏ sự quan tâm của các công ty Mỹ đối với thị trường Việt Nam, và cho thấy chính sách của Việt Nam đều có ảnh hưởng đến sự đầu tư phát

triển thị trường của doanh nghiệp Mỹ… đồng thời hy vọng sẽ kết thúc tốt đẹp vòng đàm phán song phương Việt – Mỹ và Việt Nam sẽ gia nhập WTO… Các doanh nhân Mỹ cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác về kinh tế giữa hai nước và khẳng định sự ủng hộ đối với việc Việt Nam gia nhập WTO, Quốc hội Hoa Kỳ thơng qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam” [19, tr. 64-65].

Có thể thấy, sau sự kiện tập đồn Intel đầu tư dự án sản xuất chip bán dẫn trị giá 300 triệu đô vào Việt Nam, thì sự kiện này lại góp thêm một tín hiệu tốt cho việc thu hút đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Như vậy, trong những năm sắp tới, nếu quan hệ chính trị hai nước có bước phát triển mới, nghĩa là hai bên hồn tất đàm phán song phương cho việc Việt Nam gia nhập WTO và Mỹ trao cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), thì chắc chắn sự tác động đối với quan hệ kinh tế hai nước là không nhỏ “nhiều cơ hội tốt đẹp sẽ mở ra cho giới doanh nghiệp cả hai quốc gia, và một khả năng chắc chắn là khi đó Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam” [19, tr. 66].

Với mong muốn quan hệ chính trị chuyển biến làm sao thúc đẩy được quan hệ kinh tế bước sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu, hai nước đã gấp rút triển khai những đàm phán cuối cùng cho việc Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên phải nói rằng, đây là một vấn đề không hề đơn giãn, nếu khơng muốn nói là một q trình đấu tranh chính trị nhiều thử thách đối với Việt Nam, vì phải làm sao vừa đảm bảo lợi ích quốc gia và định hướng phát triển của Việt Nam, vừa phải đạt được sự đồng thuận với các đối tác đàm phán để Việt Nam gia nhập WTO. Đến cuối tháng 3 năm 2006, Việt Nam đã kết thúc đàm phán với hầu hết các nước thành viên có yêu cầu, chỉ còn tiếp tục đàm phán với Hoa Kỳ mà thơi. Tính đến thời điểm này, hai bên đã trãi qua 12 phiên đàm phán song phương. Mặt khác, trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, Hoa Kỳ và Việt Nam mới chỉ thỏa thuận về 300 dòng thuế khác nhau, còn khi đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải đàm phán với Mỹ và các quốc gia thành viên khác về 3600 dòng thuế. Như vậy, vẫn còn một số lượng lớn lên đến 3300 dòng thuế cần đàm phán với Mỹ. Do đó, “Dư luận trong và ngoài nước đều cho rằng đàm phán với Mỹ là hết sức khó khăn” [20, tr. 67-68].

Tuy nhiên, với những cố gắng từ hai phía, “Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được sự nhất trí trên nguyên tắc thỏa thuận song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO” [20, tr. 68]. Và đến đầu tháng 06/2006, trong khuôn khổ chuyến công tác của hai Phó Đại diện thương mại Mỹ Susan Schwab và Karan Bhtia đến Việt Nam tham dự hội nghị Bộ trưởng Thương mại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), hai nước đã ký thỏa thuận song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng, vì nó tác động đến quan hệ kinh tế hai nước rất lớn. Trước hết nó đánh dấu một bước tiến mới trong hoạt động đối ngoại Việt Nam, mở ra cánh cửa cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế tồn cầu (tức là chìa khóa cho việc gia nhập WTO). Hơn thế nữa, điều này tất yếu với một bước tiến mới trong quan hệ chính trị hai nước. Vì như đã phân tích trong phần trước, chỉ khi nào Việt Nam là thành viên của WTO, thì Hoa Kỳ mới dành cho Việt Nam quy chế PNTR. Kết quả chính trị đáng khích lệ này hiển nhiên thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương đi vào chiều sâu, nhất là trong lĩnh vực đầu tư (vì thực tế, doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm nhiều đến đầu tư hơn hoạt động thương mại).

Như một hiệu ứng dây chuyền, các phiên điều trần về việc trao PNTR cho Việt Nam đã được khởi động từ ngày 12/07/2006. Tương tự như những cuộc tranh luận trước đó về việc bổ nhiệm Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại việt Nam, việc thông qua BTA đã ký với Việt Nam, hay việc đàm phán để Việt Nam gia nhập WTO, những vấn đề tồn tại dai dẵn trong quan hệ chính trị hai nước lại cản trở bước tiến trong quan hệ kinh tế này. Cụ thể hơn, đó là sự tranh luận liên tục giữa hai dòng quan điểm ủng hộ và phản đối việc trao PNTR cho Việt Nam. Các ý kiến phản đối đều dựa trên những bất đồng trong quan hệ chính trị như: để xuất coi vấn đề này là một điều kiện để thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, tự do… Ngược lại, nhiều ý kiến ủng hộ lại nhằm vào lợi ích của Mỹ, đặc biệt là về kinh tế khi vấn đề này được thông qua. “Bài phát biểu mở đầu phiên điều trần của Thượng Nghị sĩ Chuck Grassley, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện mang rõ tính định hướng, trong đó tập trung nhấn mạnh các quan điểm của Liên minh các công ty Mỹ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, mở ra nhiều cơ hội cho các công ty Mỹ trong mọi lĩnh vực, cho rằng nếu Quốc hội Mỹ không thông qua PNTR cho Việt Nam, các công ty Mỹ sẽ không được

hưởng lợi ích của thỏa thuận song phương đối với Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này. Và những lợi ích đó vơ cùng to lớn. Ơng liệt kê tên một loạt cựu chính khách như Henry Kissinger, Albright, Powell và hơn 100 công ty gửi thư bày tỏ ủng hộ thông qua PNTR cho Việt Nam” [107, tr. 62-63]. Rõ ràng, cả hai dòng quan điểm ủng hộ và phản đối kết quả kinh tế này đề dựa trên các yếu tố của quan hệ chính trị. Quan điểm phản đối xuất phát từ những bất đồng trong ý thức hệ, trong khi quan điểm ủng hộ là bắt nguồn từ lợi ích quốc gia Mỹ. Cho nên, khơng hề vơ lý khi suy ra sằng những chuyển biến trong quan hệ kinh tế đều chịu tác động từ quan hệ chính trị. Nói cách khác, các q trình và kết quả của sự kiện kinh tế này đều mang tính chính trị rõ nét. Trên thực tế, tính tích cực của sự tác động có phần nổi trội hơn khi sau cùng, đến tháng 12/2006, Quốc hội Mỹ đã thơng qua quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR cho Việt Nam; Tổng thống Bush đã ký tuyên bố trao PNTR cho Việt Nam vào ngày 29/12/2006.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống kéo dài 4 ngày, từ ngày 17 đến ngày 20/11/2006, và được báo chí trong và ngồi nước cho rằng đây là một kỷ lục về thời gian thăm một quốc gia của tổng thống Mỹ. Chuyến thăm nhưng một sự tiếp sức cho những tác động tích cực của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ. Trước đó, trong cuộc tiếp xúc với giới doanh nghiệp Hoa Kỳ sang dự hội nghị APEC, Thử tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra thông điệp tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong thời gian sắp tới. “Người ta thường so sánh giữa ông Clinton, người của giai đoạn mở cửa quan hệ với Việt Nam, gác lại quá khứ để hướng tới tương lai, với ông Bush, người ở vào thời điểm Việt Nam được kết nạp vào tổ chức Thương mại Thế giới. Khi Tổng thống Clinton đến Việt Nam năm 2000, người dân đã chào đón vơ cùng nồng nghiệt… Trước khi Tổng thống Bush tới Hà Nội ngày 17/11/2006, có nhiều dự đốn cho rằng, sự chào đón của người dân sẽ không nhiệt tình bằng. Tuy nhiên sự đón tiếp chân thành, nồng hậu của người dân Việt Nam đã gây bất ngờ đối với chính bản thân Tổng thống Bush cũng như cộng sự” [36, tr. 67-68]. Chuyến thăm không những thắc chặt hơn nữa mối quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực, mà cịn tạo đà cho việc Mỹ thơng qua quy chế PNTR cho Việt Nam ngay sau đó. Ngồi ra, cũng xin được nói thêm

rằng, “chuyến thăm cũng đã giúp ơng Bush nhận ra tầm vóc xa hơn trong sự phát triển quan hệ Việt - Mỹ. So với chuyến thăm của tổng thống Clinton tới Việt Nam năm năm trước, quan hệ hai nước nói chung và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nói riêng đã đạt được những bước tiến vô cùng to lớn” [36, tr. 66].

Về phía Việt Nam, với định hướng ban đầu là làm sao để quan hệ chính trị tác động tích cực hơn nữa vào quan hệ kinh tế hai nước, đưa quan hệ ấy đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững. Đồng thời, như một biện pháp nhằm tăng hiệu ứng của các thành tựu trong quan hệ chính trị đã đạt được từ năm 2006 đến nay, từ ngày 8 đến ngày 26/6/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Tại đây, Ông đã hội kiến với Tổng thống George Bush về hợp tác kinh tế thương mại hai nước. Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm này, Chủ tịch nước đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA) giữa hai nước.

Như vậy, những thành tựu trong quan hệ chính trị ở giai đọan trước đó đã được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong giai đoạn này. Quan hệ chính trị đang hướng quan hệ kinh tế hai nước bước đầu phát triển dần theo chiều sâu. Một trong những biểu hiện của tác động tích cực ấy là sự chuyển biến trong quan hệ thương mại Việt – Mỹ. Tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng đột biến trong giai đoạn 2006 – 2007 (do hiệu ứng của PNTR và Việt Nam gia nhập WTO). So sánh với số liệu trước đó, nếu như năm 2001, xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ đạt trên 1 tỷ USD thì đến 5 năm sau đó (2006) đã đạt gần 8 tỷ, và sau 10 năm (đến 2010), đã lên đến mức trên 14 tỷ USD [Chi tiết xin xem Phụ lục 2: Bảng 2.3.1; Bảng 2.4.1]. Đặc biệt, mức thặng dư thương mại trong quan hệ với Mỹ ngày càng lớn. Kim ngạch nhập khẩu so với xuất khẩu chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn. Với thống kê trên và so sánh giữa quan hệ đầu tư với các nước khác, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam trong giai đoạn này [117].

Về cơ cấu ngành hàng, “trong số 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ, điện tử và linh kiện vi tính, gạo, cao su cà phê than đá đạt kim ngạch 33,97 tỷ USD chiếm 70,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2007 thì có tới 7 mặt hàng (trừ dầu thơ, gạo

và cao su) có thị phần xuất khẩu sang Mỹ chiếm 10% trở lên. Thị trường Mỹ có tầm quan trọng đặc biệt đối với hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam: dệt may có kim ngạch tại thị trường Mỹ chiếm 57,6% năm 2007;… giày dép chiếm 22,1 và 41,1%/năm;…” [71, tr. 194]. Nhìn một cách tổng quát, quan hệ thương mại đã từng bước chuyển sang phát triển theo chiều sâu dưới sự tác động của quan hệ chính trị biểu hiện ở chỗ cơ cấu ngành hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đi tăng hàm lượng tinh chế, đẩy giá trị gia tăng lên cao hơn. “Từ những năm đầu mở rộng quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm sơ chế, đến nay, theo các chuyên gia đánh giá về chất lượng sản phẩm, hàng tinh chế đã chiếm tới 75%, nhất là gỗ, máy xử lý số liệu, thiết bị viễn thông, hàng phục vụ du lịch, đồ nhựa, đồ chơi…” [68, tr. 7].

Lĩnh vực đầu tư cũng có bước phát triển tương tự như quan hệ thương mại. Nhờ những tác động tích cực từ quan hệ chính trị như việc Hoa Kỳ trao PNTR cho Việt Nam, hay gần hơn nữa là việc hai bên ký Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA); quan hệ đầu tư từ đó có những biến đổi tích cực hơn nữa. Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế, “khi Hoa Kỳ thực hiện các nghĩa vụ TIFA, và khi điều kiện quan hệ kinh tế giữa hai nước là bình thường (hiện nay đang cịn khủng hoảng kinh tế) thì vốn FDI của Hoa Kỳ sẽ có điều kiện tăng lên ở Việt Nam” [68, tr.7].

Rõ ràng, chỉ sau khi ký TIFA không lâu, dù số dự án không tăng cao, nhưng về tổng vốn đăng ký lại tăng vọt gần 10 lần (từ trên 1 tỷ USD lên gần 10 tỷ USD). Đến cuối năm 2010 thì đến lược mặt lượng các dự án tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái (từ 70 lên đến 568 dự án), bên cạnh đó tổng vốn đăng ký tuy khơng tăng đột biến như năm trước, nhưng vẫn tiếp tục giữ vững chiều hướng khả quan (tăng trên 30%) [chi tiết xin xem Phụ lục 2: Bảng 2.4.2]. Điều đáng chú ý là đến cuối năm 2009, đầu năm 2010, xét trong tương quan với các đối tác đầu tư khác của Việt Nam, Hoa Kỳ đã trở thành nhà đầu tư số 1 Việt Nam đúng như dự đóan của các chính khách và các nhà nghiên cứu [116]. Nếu xét theo cơ cấu ngành, nếu trong giai đoạn 1998 -2005, các doanh nghiệp Hoa Kỳ tập trung đầu tư vào ngành khai khoáng, dầu khí, chế tạo thì riêng trong giai đoạn 2001 – 2005, vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào khu vực cơng nghiệp chế tạo; sau đó, trong những năm tiếp theo, FDI

của Hoa Kỳ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, các lĩnh vực cần nhiều vốn và tri thức, xu hướng này được dự đoán là cơ sở cạnh tranh tương đối trên thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quan hệ chính trị ngoại giao đến quan hệ kinh tế việt nam hoa kỳ giai đoạn 1995 2010 (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)