Yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 33 - 38)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Phát triển nguồn nhân lực và yêu cầu đặt ra đối với phát triển

1.2.4. Yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc giang

Chúng ta đang trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mọi nguồn lực đều được ưu tiên cho công cuộc CNH, HĐH đất nước trong đó nguồn nhân lực giữ vai trò then chốt, quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới này. Chính vì vậy, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải được thực hiện bằng đội ngũ những người lao động đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng với những năng lực và phẩm chất cần thiết hợp lý về cơ cấu và hiệu quả trong sử dụng. Bắc Giang tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện còn nhiều khó khăn, trình độ công nghệ lạc hậu, quy mô tốc độ nhỏ bé, vì vậy phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp bách nhằm tạo ra động lực mạnh để đẩy nhanh quá trình này. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Bắc Giang, nguồn nhân lực cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

Một là, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng từ đó làm cơ sở để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi Bắc Giang phải nhanh chóng đào tạo được một đội ngũ lao động có trình độ tay

nghề cao, nắm vững chuyên môn kỹ thuật, năng động và có phẩm chất đạo đức tốt. Nguồn lao động của Bắc Giang tương đối dồi dào chiếm 63% trong tổng số dân toàn tỉnh tuy nhiên hiện nay nguồn nhân lực của tỉnh vừa thừa lại vừa thiếu bởi lực lượng lao động có được đào tạo có trình độ chuyên môn không nhiều, phần lớn là lao động chưa qua đào tạo với trình độ tay nghề thấp, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm để sản xuất nên chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình này.

Năm 2010 tổng lao động toàn tỉnh là 972,65 nghìn người.Trong đó có 320,97 nghìn lao động đã qua đào tạo, lực lượng lao động có trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật cao chỉ tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực giáo dục, y tế, quản lý nhà nước. Còn lại các ngành kinh tế khác đội ngũ lao động có trình độ cao còn hạn chế, đa số là lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp, chưa qua đào tạo hoặc mới chỉ được đào tạo ngắn hạn. Chính tình trạng thiếu và yếu đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong các ngành kinh tế là một điểm hạn chế trong chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Quá trình thực hiện CNH, HĐH, đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn diễn ra nhanh hay chậm, quy mô to nhỏ là do rất nhiều các yếu tố cấu thành tuy nhiên điều kiện tiên quyết nhất là do lực lượng này.

Hai là, chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý với có cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Thực hiện quan điểm của Đảng, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010: “Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [17, tr.41]. Hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch này thực chất là quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế truyền thống dựa trên sự phát triển của nông nghiệp là chủ yếu sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và

bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động này chính là quá trình giảm dần số lượng nhân lực trong nông nghiệp, tăng dần số lượng nhân lực trong các ngành công nghiệp và dịch vụ theo xu hướng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển nhanh nền sản xuất hàng hóa.

Phát huy lợi thế của một tỉnh nông nghiệp, phong trào cải tạo đất để trồng cây ăn quả ở Bắc Giang phát triển rất mạnh, từ đó đã hình thành những vùng trọng điểm kinh tế về trồng cây ăn quả chất lượng cao đạt tiêu chuẩn VietGap. Vải thiều là mặt hàng hoa quả chủ lực của Bắc Giang, nó đem lại nguồn thu nhập lớn cho nguời nông dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là loại trái cây được thị trường rất ưa chuộng nhưng do đây là loại quả chín theo mùa, thu hoạch dồn dập nên đã làm hạn chế sức cạnh tranh, chưa tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường và hay bị tư thương ép giá. Chính thực tế này đòi hỏi ngành nông nghiệp Bắc Giang phải tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân kinh nghiệm áp dụng khoa học công nghệ vào chăm sóc, bảo quản những mặt hàng nông sản là thế mạnh của vùng. Đồng thời thực tế này cũng đặt ra yêu cầu ngoài việc nâng cao chất lượng hàng nông sản, đầu tư công nghệ vào sản xuất và chế biến thì vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh là đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ để nắm vững, ứng dụng và sáng tạo những thành tựu khoa học tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng cho mặt hàng nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, mặc dù đã có những chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển công nghiệp nhưng Bắc Giang chưa thực sự thu hút được nhiều nhà đầu tư. Đồng thời tốc độ đô thị hóa của tỉnh chậm nên vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp bách đối với tỉnh. Chính vấn đề này đã đặt ra một yêu cầu trong phát triển nguồn nhân lực của

tỉnh đó là cần chú trọng đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn nhằm cung cấp nhân lực cho các ngành sản xuất công nghiệp.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Giang cần phải tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trước yêu cầu của Đảng và Nhà nước là cần phải “rút ngắn thời gian” tiến hành CNH, HĐH so với các nước đi trước để thực hiện thành công mục tiêu về cơ bản đến năm 2020 đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó yêu cầu đặt ra là cần phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao mà cụ thể đó là lực lượng công nhân kỹ thuật làng nghề, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, người nông dân được trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này khẳng định vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Bắc Giang nói riêng.

Cũng giống như các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Bắc Giang tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhân lực lao động nhiều nhưng thiếu tay nghề và kinh nghiệm để có thể phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Vì vậy Bắc Giang đang rất cần một lực lượng cán bộ quản lý, đội ngũ khoa học kỹ thuật giỏi và một lực lượng lao động có tay nghề kỹ thuật cao. Nhu cầu này đòi hỏi trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cần phải quan tâm và đẩy mạnh phát triển đội ngũ này và có những chính sách ưu tiên thu hút nguồn nhân lực có chất lượng nhằm phục vụ thành công quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Như vậy, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trước hết phải đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực đồng thời phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng CNH, HĐH. Chính điều này đặt ra yêu cầu trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực cần phải có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, có kế hoạch đào tạo, định hướng phát triển ngành nghề phù hợp trong đó đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giúp cho người làm nông nghiệp nắm rõ tính kỷ luật, kỹ năng liên quan đến công việc, nghề nghiệp để họ thực hiện công việc của mình với năng suất và chất lượng cao nhất.

Kết luận chương 1

Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố tiên quyết để thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Sức mạnh của nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở số lượng dồi dào mà còn được thể hiện ở chất lượng nguồn nhân lực. Qua việc phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực và mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với các nguồn lực khác luận văn đã khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đó chính là nguồn lực nội sinh thúc đẩy xã hội phát triển nhanh và mạnh.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên do điều kiện thực tế xã hội của từng tỉnh thì vấn đề này lại cần có những đòi hỏi khách quan để đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Bắc Giang tiến hành CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng trong hoàn cảnh còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Do đó tỉnh rất cần đội ngũ lao động đông về số lượng, cao về chất lượng để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở BẮC GIANG HIỆN NAY

Quá trình thực hiện CNH, HĐH của cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng đặt ra rất nhiều những yêu cầu cấp bách trong đó phát triển nguồn nhân lực được coi là yêu cầu mang tính chiến lược trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa, con người Bắc Giang có những đặc điểm riêng nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô, tốc độ phát triển của nguồn nhân lực. Chính điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý của tỉnh cần nắm rõ để có thể xây dựng chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ cấu nhân lực phân bố một cách hợp lý để thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)