Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 49 - 51)

dân

Đơn vị: Nghìn người

Năm Tổng số Nhà Nước Chia ra

Ngoài Nhà nước Đầu tư nước ngoài

2009 969,358 67,654 884,077 17,627 2010 978,411 68.489 875,678 34,244 2011 987,037 68,994 881,721 36,422 2012 999,664 69,277 891,500 38,887 2013 1,007,667 69,428 899,440 38,795 Cơ cấu (%) 2009 100,00 6,98 93,93 1,82 2010 100,00 5,27 89,50 3,50 2011 100,00 6,99 89,32 3,69 2012 100,00 6,93 89,18 3,89 2013 100,00 6,89 89,26 3,85

(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang- Cục thống kê Bắc Giang)

Năm 2013 tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế toàn tỉnh là 1,007,667 người trong đó lao động làm việc trong khu vực nhà nước là 69,428 chiếm 6,89%, khu vực ngoài nhà nước là 89.944 người chiếm 89,26%, còn lại lực lượng lao động làm việc trong khu vực đầu tư nước ngoài là 38.795 người chiếm 3,85%. So với năm 2009 thì lực lượng lao động trong các khu vực này nhìn chung cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên qua bảng số liệu thống kê cho thấy các thành phần kinh tế hiện nay của tỉnh phát triển chưa được đồng bộ, các khu vực kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn rất nhỏ bé trong khi đây lại là khu vực kinh tế có tiềm năng và đóng góp một phần rất lớn vào việc thu hút lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh.Vì vậy việc phát triển mạnh các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh này không chỉ là chính sách để phát

triển kinh tế mà còn là giải pháp để sử dụng và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả ở Bắc Giang hiện nay.

Nhìn vào tổng thể ta có thể thấy dân số Bắc Giang có quy mô lớn, tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn và đang phát triển cùng với xu hướng chung trong cả nước là giảm tỷ lệ trẻ em, tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động trong đó tỷ lệ lao động trẻ chiếm phần lớn số dân trong độ tuổi lao động. Như vậy với dân số và lực lượng lao động tương đối dồi dào, đây là một trong những điều kiện thuận lợi Bắc Giang để phát huy những lợi thế Bắc Giang như giá nhân công rẻ, trẻ, năng động và thị trường rộng lớn. Nếu như những điều kiện thuận lợi này được phát huy và sử dụng một cách có hiệu quả nó sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của Bắc Giang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch đào tạo, khai thác, sử dụng một cách hợp lý nguồn lao động dồi dào này sẽ là nhân tố kìm hãm quá trình phát triển kinh tế đồng thời làm mất ổn định chính trị - xã hội.

Về chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực không những là tiêu chí phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà còn phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội. Bởi lẽ nếu chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ tạo động lực mạnh mẽ hơn với tư cách không chỉ là nguồn lực của sự phát triển mà còn thể hiện trình độ văn minh của một xã hội. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật theo nhóm tuổi, giới tính, dân tộc là những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra chất lượng nguồn nhân lực còn thể hiện ở trình độ tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu chia theo các đặc trưng ngành nghề. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực xét về mặt xã hội được thể hiện qua một số tiêu chí chủ yếu sau:

Thứ nhất, trình độ học vấn của nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trình độ học vấn của người lao động, là cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực làm việc của người lao động. Trình độ học vấn của người lao động

ngày càng được nâng cao biểu hiện ở một số mặt như tỷ lệ biết chữ, trình độ đào tạo qua các cấp. Số người chưa biết chữ giảm dần, năm 2005 có 1.863 người (1,14%) không biết chữ giảm xuống còn 681 người (0,45%) năm 2010 và năm 2013 giảm xuống còn 253 người( 0,25%); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng từ 20,76% trên tổng số học sinh tốt nghiệp ở các cấp năm 2005 lên 26,61% năm 2010 và năm 2013 là 28.9%

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)