Cơ cấu nhân lực đang hoạt động trong các ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 58 - 94)

STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

A Tổng số (người) 876.560 890.856 972.654

I Khu vực nhà nước 40.125 45.971 49.180

1 Khối Đảng đoàn thể, QLNN 3.772 8.809 10.310

2 Các đơn vị sự nghiệp 20.242 24.852 28.450

3 Doanh nghiệp Nhà nước 16.111 12.310 10.420

II Ngoài nhà nước 836.355 844.885 936.624

1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 744.339 702.032 648.544

2 Công nghiệp, TTCN 32.500 53.746 127.310

3 Xây dựng 18.420 26.162 37.450

4 Giao thông- Vận tải 6.250 9.808 19.250

5 Khoa học- công nghệ 86 210 780

6 Thông tin truyền thông 320 688 1.480

7 Tài chính, ngân hàng 120 345 1.060

8 Thương mại dịch vụ 29.450 37.564 67.800

9 Giáo dục- Đào tạo 1.240 2.492 5.680

10 Y tế, chăm sóc sức khoẻ 510 1.168 2.680

11 Lĩnh vực khác 3.120 5.545 11.240

B Cơ cấu (%) 100 100 100

1 Khu vực Nhà nước 4,58 5,13 5,06

2 Khu vực ngoài nhà nước 95,41 94,3 92,36

Về sử dụng nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Giang

Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh năm 2013 dân số toàn tỉnh là trong 1.605.075 trong đó có 1.007.667 người đang làm việc trong các ngành kinh

tế, chiếm 62,8 % số dân trong độ tuổi lao động. Hàng năm tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 28 nghìn lao động thông qua các chương trình phát triển kinh tế, xuất khẩu lao động ra thị trường nước ngoài. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh đặc biệt là lao động ở nông thôn đã góp phần giải quyết việc làm cho người nông dân trong những lúc nông nhàn, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 3,16% năm 2009 xuống còn 2,60% năm 2013. Trong những năm gần đây, Bắc Giang đã có nhiều cố gắng nhằm đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh để tránh tình trạng người lao động di chuyển sang các địa phương khác và ra các thành phố lớn. Mặc dù có nguồn nhân lực đông nhưng chất lượng nhân lực chưa cao, chủ yếu là lao động thuần nông nên năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập bình quân không cao. Như vậy có thể nói thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của Bắc Giang chưa thực sự có hiệu quả.

Xuất phát từ thực tế phát triển nhân lực của tỉnh đặt ra yêu cầu cần phải sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh một cách có hiệu quả nhất nhằm phục vụ cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Muốn làm được như vậy Bắc Giang cần quan tâm hơn nữa đến công tác giải quyết việc làm, giáo dục - đào tạo nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của địa phương.

2.2.2. Về thực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh

Bước vào thời kỳ CNH, HĐH, Bắc Giang đã bắt đầu coi trọng và có nhiều cố gắng trong phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Trong Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 đã chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực là nội dung có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020”

Quan điểm trên thể hiện rõ chủ trương của tỉnh đó là vừa tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút nhân tài phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thực trạng phát triển giáo dục- đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Bắc giang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Bắc Giang đã tập trung vào phát triển giáo dục - đào tạo. Hệ thống các trường học ở các bậc học ngày càng được mở rộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học ở tất cả các cấp.

Toàn tỉnh có 832 trường học trong đó có 263 trường mẫu mầm non, 259 trường tiểu học, 227 trường trung học cơ sở, 49 trường phổ thông trung học, 5 trường dân tộc nội trú, 12 trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng 7 trường trung học chuyên nghiệp và7 trường trung học chuyên nghiệp.

Quy mô của các bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học đều tăng so giai đoạn 2001- 2005, riêng bậc tiểu học giảm do tác động của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Công tác phổ cập giáo dục được củng cố và duy trì vững chắc; đến nay 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS và 100% đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Số học sinh tốt nghiệp THCS tăng từ 95,61% năm 2005 lên 96,3% năm 2010, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học tăng từ 96,26% năm 2005 lên 98,2% năm 2010. Bắc Giang luôn đứng trong tốp 15 tỉnh dẫn đầu về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học. Ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh luôn dẫn đầu trong phong trào thi đua 14 tỉnh miền núi phía Bắc. Đây chính là nguồn nhân lực tham lực lượng lao động của các ngành kinh tế quốc dân trong thời gian tới với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Giang

Hiện nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh có xu hướng tăng lên, công tác đào tạo nghề cho người lao động được quan tâm đúng mức, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 15% năm 2001 lên 33% năm 2010 trong tổng số lao động đã qua đào tạo trong các ngành kinh tế. Tốc độ tăng bình quân là 1,8% năm. Các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp

tục được phát triển cả về quy mô và chất lượng đồng thời đã từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tê - xã hội đặc biệt là sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong 10 năm qua (2001- 2010) hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo được 181.548 người, trung bình mỗi năm đã đào tạo được trên 18 nghìn người. Trong đó: trình độ cao đẳng nghề 756 người, trung cấp nghề 12.384 người, công nhân kỹ thuật 14.659 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 153.749 người. Riêng 6 cơ sở dạy nghề của trung ương đóng trên dịa bàn tỉnh đã đào tạo được 45.468 người. Phân theo các ngành, các nghề công nghiệp đào tạo được 120.500 người, tiểu thủ công nghiệp 25.600 người, nghề nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản) 27.500 người, nghề y (y dược, y tá) 9.948 người. Quy mô đào tạo nghề trong những năm qua luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Chất lượng đào tạo: Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 97% (toàn quốc trên 95%); trong đó loại giỏi, xuất sắc chiếm 3% (toàn quốc chiếm 6%), khá 3,6% (toàn quốc 23%), trung bình khá 35,3% (toàn quốc 24%), trung bình 58,1%; số học sinh xếp loại đạo đức khá và tốt chiếm 87%, chỉ dưới 1,5% xếp loại yếu. Đối với các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp 80% học sinh tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp; các nghề tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên 80% học sinh tốt nghiệp sau khi tốt nghiệp có việc làm tăng thu nhập và thời gian sử dụng lao động; các nghề phục vụ công nghiệp như: Cơ khí, điện, sửa chữa ô tô... khoảng 60% học sinh tìm được việc làm, hoặc tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp, số còn lại chờ xin việc hoặc tìm việc làm phù hợp.

Qua khảo sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và một số vùng lân cận: Học sinh tốt nghiệp nghề dài hạn được chủ sử dụng lao động đánh giá kỹ năng nghề đạt loại khá, giỏi chiếm 25%, trung bình 60%; về ý thức tổ chức, kỷ luật và tác phong công nghiệp loại tốt đạt 45%, loại trung bình đạt 40%; kết quả điều tra lao động việc làm những năm gần đây cho thấy, tỷ lệ

thất nghiệp của người qua dạy nghề chỉ chiếm 1,8%, trong khi đó tốt nghiệp đại học, cao đẳng chiếm 3,8% và số người tốt nghiệp trung học chiếm 4,4%. Nhìn chung lao động qua đào tạo nghề của tỉnh từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động, đồng thời tăng khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm cho chính người lao động. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nhìn chung chưa cao, nhiều học sinh ra trường chưa đảm đương ngay được công việc, cần thời gian làm quen, tập sự, đào tạo bổ sung, đào tạo lại mới đảm nhiệm được công việc được giao; trong đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo còn thiếu nhiều nhóm có chuyên môn kỹ thuật cao như điện, điện tử, cơ khí, vật liệu mới...thiếu lao động chuyên môn khối ngành dịch vụ. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động được đào tạo còn yếu, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công việc của người lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh những thuận lợi trong công tác đào tạo nghề của tỉnh thì công tác ày còn gặp một số những hạn chế như người dân vẫn chưa có nhận thức đày đủ về nghề nghiệp, học nghề chưa phải là sự lựa chọn của nhiều học sinh phổ thông. Vấn đề coi trọng bằng cấp còn nặng nề ngay cả trong phụ huynh, do đó tạo ra một dư luận xã hội không coi trọng việc học nghề nên các trường dạy nghề không phải là lựa chọn của nhiều bạn học sinh.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

CNH, HĐH dựa trên nền tảng của khoa học- kỹ thuật, để áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất thì yếu tố không thể thiếu chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Lực lượng này đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội và sự thành công của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức được điều này Bắc Giang rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực này bằng nhiều loại hình đào tạo như chính quy, tại chức với nhiều trình độ khác nhau như cao đẳng, đại học, trên đại học... với các nguồn được lấy từ học sinh phổ thông và cán bộ đang công tác.

Trước yêu cầu ngày càng cao của sụ nghiệp CNH, HĐH tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng. Số học sinh của Bắc Giang trúng tuyển vào các trường đại học cao đẳng ngày càng tăng lên, năm 2010 có 3.078 sinh viên và năm 2013 đã tăng lên 3.378 sinh viên. Ngoài lực lượng sinh viên đang học trong các trường cao đảng, đại học trong cả nước, Bắc Giang còn rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao tại tỉnh bằng các hình thức liên kết, đào tạo từ xa với các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc ở các ngành nghề là mũi nhọn của tỉnh và các ngành theo xu hướng của người học. Trong giai đoạn 2008- 2013 toàn tỉnh đã có 1.968 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Hiện còn 3.429 sinh viên đang theo học với nhiều ngành nghề đào tạo khác nhau. Những số liệu trên cho thấy nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học của tỉnh đang phát triển nhanh về số lượng. Có thể xem đây là bước chuẩn bị nguồn nhân lực cho giai đoạn phát triển nhanh hơn trong quá trình CNH, HĐH ở Bắc Giang giai đoạn 2015- 2020 và những năm tiếp theo.

2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực

Những thành tựu và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và quá trình CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế nhận thức của các cấp lãnh đạo ngày càng được nâng lên. Nhìn chung nguồn nhân lực ở Bắc Giang trong những năm gần đây đã có những bước thay đổi lớn, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh ngày càng được nâng lên, số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, việc làm mới tăng theo từng năm, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm dần. Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành tiếp tục được chuyển dịch nhanh theo hướng CNH, HĐH và là tỉnh có cơ cấu lao động tiến bộ trong vùng trung du miền núi phía Bắc. Lực lượng cán bộ công chức nhà nước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Số cán bộ công chức có trình độ đại học và sau đại học tăng nhanh nhờ có chính sách khuyến khích hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực của tỉnh. Thu nhập bình quân của người lao đông tiếp tục được cải thiện. Đời sống, văn hóa, xã hội

được nâng cao, hầu hết nguời dân đều được tiếp cận rộng rãi các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, văn hóa....Số trường lớp cơ sở y tế được tăng lên góp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực của Bắc Giang.

Trong những năm gần đây, việc đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh bước đầu đã đạt một số kết quả. Sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện chính điều này đã thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.

Những hạn chế

Thứ nhất, về trình độ văn hoá của nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nhìn chung, về trình độ văn hóa của người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Do đó việc giải quyết việc làm cho lao động khu vực này gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, công tác hướng nghiệp cho nguồn lao động chưa làm tốt, số lượng người tốt nghiệp về lại khu vực này còn rất ít. Tỉnh đang thiếu một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ trong các ngành kinh tế chủ yếu nói chung và các ngành trong khu vực nông nghiệp nói riêng.

Công tác đào tạo nghề theo phương châm xã hội hoá tuy có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật có bằng cấp trở lên còn ít, cơ cấu ngành, nghề đào tạo còn nhiều bất cập với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Công tác phát triển xã hội hoá giáo dục tuy có nhiều thành tựu quan trọng so với giai đoạn trước xong còn nhiều chỉ tiêu chưa hoàn thành nhất là vấn đề tự chủ tài chính của một số cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập.

Công tác đào tạo nghề tuy có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật theo yêu cầu của nền kinh tế nói chung và của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp nói riêng. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn nhiều bất cập với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động.

Thứ hai, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang là điểm đáng lo ngại nhất hiện nay. Phần lớn lao động thiếu chuyên môn kỹ thuật, điều kiện tiếp xúc với khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới. Kiến thức của người lao động chủ yếu từ kinh nghiệm thực tế và truyền từ đời này qua đời khác. Xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh đòi hỏi nguồn lực con người phải chuyển biến theo hướng chuyển dịch từ tỷ lệ lao động phổ thông chưa có kỹ năng sang tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 58 - 94)