Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Giang trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 44 - 69)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Giang trong quá

quá trình tiến hành CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.

2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực Về số lượng nguồn nhân lực

Số lượng nguồn nhân lực của tỉnh trước hết được biểu hiện ở quy mô và cơ cấu dân số.

Bảng 2.2. Cơ cấu dân số phân theo đơn vị hành chính

Đơn vị: Người Thành phố, huyện 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 1.555.720 1.567.557 1.576.902 1588.523 1.605.075 Tp Bắc Giang 102.645 103.335 148.172 149.127 150.080 Lục Ngạn 206.931 207.388 208.523 209.906 212.509 Lục Nam 199.823 200.339 201.365 204.366 204.503 Sơn Động 68.624 69.122 69.662 70.404 70.938 Yên Thế 94.664 95.110 95.806 96.579 97.205 Hiệp Hòa 216.629 213.358 214.425 215.987 218.811 Lạng Giang 198.111 198.612 189.215 191.160 193.614 Tân Yên 158.534 159.018 160.020 161.238 162.919 Việt Yên 158.324 160.110 161.057 162.118 164.107 Yên Dũng 160.886 161.175 128.217 129.638 130.389

(Nguồn: số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang- cục thống kê Bắc Giang)

Qua số liệu thống kê dân số phân theo các huyện cho ta thấy tổng dân số của thành phố Bắc Giang và các huyện trong tỉnh đã tăng dần theo các năm từ 1.555.720 người lên 1.605.075 vào năm 2013, trong đó huyện Hiệp Hòa là huyện có số dân cao nhất trong tỉnh với 218.811 người.

Bảng 2.3. Dân số và tỷ lệ phát triển dân số từ năm 2009-2013

Đơn vị: ‰

Năm Tỷ suất sinh Tỷ suất chết Tỷ lệ tăng tự nhiên

2009 17,38 5,9 11,48

2010 17,08 5,82 11,26

2011 16,80 5,60 11,20

2012 17,60 5,59 12,01

2013 17,32 5,58 11,30

(Nguồn: số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang- cục thống kê Bắc Giang)

Qua bảng số liệu cho thấy từ năm 2009 trở lại đây do Bắc Giang thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình cho nên tỉnh đã hạn chế đáng kể được tốc độ tăng dân số. Tốc độ tăng dân số qua các năm từ 1,48% vào năm 2009 giảm xuống còn 1,13% vào năm 2013. Tỷ suất sinh từ 17,38 ‰ năm 2009 xuống còn 17,32‰ năm 2013. Tốc độ tăng tự nhiên bình quân mỗi năm là 11,45‰. Như vậy có thể nói đây là một trong những nhân tố cung cấp nguồn nhân lực trong tương lai của tỉnh.

Bảng 2.4.

Cơ cấu dân số phân theo giới tính và khu vực từ năm 2009-2013

Đơn vị: Người

Năm Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2009 1.560.171 772.877 787.294 150.332 1.409.939 2010 1.567.577 776.654 790.903 151.529 1.416.298 2011 1.576.962 782.095 794.867 130.050 1.423.912 2012 1.588.523 788.277 800.296 154.337 1.434.186 2013 1.605.075 795.499 809.626 156.925 Cơ cấu (%) 2009 100,00 49,54 50,46 9,63 90,37 2010 100,00 49,55 50,45 9,65 90,35 2011 100,00 49,60 50,40 9,71 90,29 2012 100,00 49,62 50,38 9,72 90,28 2013 100,00 49,56 50,44 9,78 90,22

(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang- Cục thống kê Bắc Giang)

Qua bảng cơ cấu dân số cho thấy tỷ lệ dân số nữ cao hơn nam trong đó tỷ lệ nữ 50,46% năm 2009 đên năm 2013 giảm còn 50,44%, tỷ lệ nam giới tăng tử 49,50% năm 2009 lên 49,56% năm 2013. Như vậy qua các năm tỷ lệ nam nữ ngày càng có xu hướng cân bằng. Đồng thời cùng với quá trình CNH, HĐH và quá trình đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn của cả nước bảng số liệu trên còn cho thấy quá trình này ở Bắc Giang diễn ra vẫn còn rất chậm. Biểu hiện ở dân số trong tỉnh vẫn ở khu vực nông thôn vẫn là chủ yếu chiếm 90,37% năm 2009 đến năm 2013 con số này là 90,2%. Dân số sống ở đô thị trong tỉnh đã bắt đầu tăng lên nhưng không đáng kể chứng tỏ tốc độ đô thị hóa của tỉnh rất chậm đồng thời với số liệu thống kê trên ta thấy tỷ trọng dân số ở nông thôn và nguồn nhân lực nông thôn rất lớn. Đây là yêu cầu cấp bách trong bài toán giải quyết việc làm, tạo ra nhiều ngành nghề mới cho lao động nông thôn Bắc Giang trong những năm tiếp theo.

Bảng 2.5. Dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc theo khu vực

TT Năm Tổng số Chia ra Thành thị Nông thôn 2009 969.358 79.710 889.648 2010 978.411 82.358 896.053 2011 987.037 84.365 902.672 2012 999.664 86.047 913.617 2013 1.007.667 86.311 920.836 % so với dân số 2009 62,1 5,1 57,0 2010 62,4 5,3 57,2 2011 62,6 5,4 57,2 2012 62,9 5,4 757,5 2013 62,8 5,4 57,4

(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang- Cục thống kê Bắc Giang)

Bảng 2.6. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo giới tính và khu vực

TT Năm Tổng số

Giới tính Khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2009 12,4 13,7 11,1 43,3 9,6

2010 13,6 15,0 12,3 44,2 10,5

2011 13,9 16,7 11,6 44,8 11,6

2012 14,4 16,7 11,2 46,8 10,7

2013 15,5 19,5 11,7 47,3 12,4

(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang- Cục thống kê Bắc Giang)

Tính đến thời điểm cuối năm 2009, số người trong độ tuổi lao động của Bắc Giang là 969.358 người chiếm 62,1% đến năm 2013 số người trong độ tuổi lao động của tỉnh tăng lên 1.007.667 chiếm 62,8% người so với dân số Như vậy số người trong độ tuổi lao động của Bắc Giang tăng rất nhanh, bình quân hàng năm từ năm 2009- 2013 dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,54%. Qua bảng số liệu cũng cho thấy đã có sự biến động lao động chia theo khu vực do tác động của quá trình đô thị hóa (từ 5,1% năm 2009 lên 5,4% năm 2013 ở khu vực thành thị và 57% năm 2009 lên 57,4% năm 2013 ở nông thôn). Tuy nhiên chất lượng lao động đã qua đào tạo ở hai khu vực có sự biến động rõ rệt, nếu như lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị là 43,3% năm 2009 và tăng lên 47,3% năm 2013 thì ở khu vực nông thôn con số này lại chiếm một tỷ lệ nhỏ 9,6% năm 2009 và 12,4% năm 2013. Thực trạng trên cho thấy mặc dù chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn Bắc Giang đã được cải thiện nhưng vẫn rất khiêm tốn so với số lao động ở khu vực thành thị và lao động chưa qua đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu

đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã làm hạn chế khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu và phân công lao động, tiếp nhận khoa học - công nghệ để có thể thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Bảng 2.7. Lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi 2006 2010 2011 2012 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 1.543.000 100 1.569.500 100 1.570.400 100 1.584.200 100 15-24 302.560 19,6 308.708 19,7 340.131 21,6 359.012 22,7 25-39 380.756 24,7 381.258 24,2 400.216 25,5 431.326 27,2 40-49 201.312 13,0 222.145 14,1 246.153 15,7 278.655 17,5 50 trở lên 234.873 15,2 274.281 17,4 282.210 17,9 300.207 18,9

Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Bắc Giang và Báo cáo “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2011 - 2015”

Lực lượng lao động Bắc Giang đông đảo năm 2012 nếu chia theo nhóm tuổi, lực lượng lao động ở nhóm tuổi 25-39 chiếm tỷ lệ cao nhất 27,2%; tiếp đến là nhóm tuổi 15-24, chiếm 22,7%; thấp nhất là nhóm tuổi 40-49 là 17,5% và nhóm 50 tuổi trở lên ở mức dưới 20%; nếu phân chia theo giới tính trên địa bàn toàn tỉnh lực lượng lao động nữ chiếm 50,2%, lực lượng lao động nam chiếm 49,8% và phân chia theo khu vực lao động ở thành thị chiếm 9,7% và lao động ở nông thôn chiếm 90,3%.

Bảng 2.8. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân dân

Đơn vị: Nghìn người

Năm Tổng số Nhà Nước Chia ra

Ngoài Nhà nước Đầu tư nước ngoài

2009 969,358 67,654 884,077 17,627 2010 978,411 68.489 875,678 34,244 2011 987,037 68,994 881,721 36,422 2012 999,664 69,277 891,500 38,887 2013 1,007,667 69,428 899,440 38,795 Cơ cấu (%) 2009 100,00 6,98 93,93 1,82 2010 100,00 5,27 89,50 3,50 2011 100,00 6,99 89,32 3,69 2012 100,00 6,93 89,18 3,89 2013 100,00 6,89 89,26 3,85

(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang- Cục thống kê Bắc Giang)

Năm 2013 tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế toàn tỉnh là 1,007,667 người trong đó lao động làm việc trong khu vực nhà nước là 69,428 chiếm 6,89%, khu vực ngoài nhà nước là 89.944 người chiếm 89,26%, còn lại lực lượng lao động làm việc trong khu vực đầu tư nước ngoài là 38.795 người chiếm 3,85%. So với năm 2009 thì lực lượng lao động trong các khu vực này nhìn chung cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên qua bảng số liệu thống kê cho thấy các thành phần kinh tế hiện nay của tỉnh phát triển chưa được đồng bộ, các khu vực kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn rất nhỏ bé trong khi đây lại là khu vực kinh tế có tiềm năng và đóng góp một phần rất lớn vào việc thu hút lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh.Vì vậy việc phát triển mạnh các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh này không chỉ là chính sách để phát

triển kinh tế mà còn là giải pháp để sử dụng và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả ở Bắc Giang hiện nay.

Nhìn vào tổng thể ta có thể thấy dân số Bắc Giang có quy mô lớn, tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn và đang phát triển cùng với xu hướng chung trong cả nước là giảm tỷ lệ trẻ em, tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động trong đó tỷ lệ lao động trẻ chiếm phần lớn số dân trong độ tuổi lao động. Như vậy với dân số và lực lượng lao động tương đối dồi dào, đây là một trong những điều kiện thuận lợi Bắc Giang để phát huy những lợi thế Bắc Giang như giá nhân công rẻ, trẻ, năng động và thị trường rộng lớn. Nếu như những điều kiện thuận lợi này được phát huy và sử dụng một cách có hiệu quả nó sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của Bắc Giang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch đào tạo, khai thác, sử dụng một cách hợp lý nguồn lao động dồi dào này sẽ là nhân tố kìm hãm quá trình phát triển kinh tế đồng thời làm mất ổn định chính trị - xã hội.

Về chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực không những là tiêu chí phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà còn phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội. Bởi lẽ nếu chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ tạo động lực mạnh mẽ hơn với tư cách không chỉ là nguồn lực của sự phát triển mà còn thể hiện trình độ văn minh của một xã hội. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật theo nhóm tuổi, giới tính, dân tộc là những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra chất lượng nguồn nhân lực còn thể hiện ở trình độ tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu chia theo các đặc trưng ngành nghề. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực xét về mặt xã hội được thể hiện qua một số tiêu chí chủ yếu sau:

Thứ nhất, trình độ học vấn của nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trình độ học vấn của người lao động, là cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực làm việc của người lao động. Trình độ học vấn của người lao động

ngày càng được nâng cao biểu hiện ở một số mặt như tỷ lệ biết chữ, trình độ đào tạo qua các cấp. Số người chưa biết chữ giảm dần, năm 2005 có 1.863 người (1,14%) không biết chữ giảm xuống còn 681 người (0,45%) năm 2010 và năm 2013 giảm xuống còn 253 người( 0,25%); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng từ 20,76% trên tổng số học sinh tốt nghiệp ở các cấp năm 2005 lên 26,61% năm 2010 và năm 2013 là 28.9%

Bảng 2.9 : Hiện trạng học vấn theo độ tuổi giáo dục phổ thông

STT Chỉ tiêu 2005 2010 2013

I Tổng số (người) 163.177 150.862 148.973

1 Số người chưa biết chữ 1,14 0,45 0,35

2 Số cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ ra lớp 32,1 33,76 25,6

3 Số cháu trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp 80,15 91,89 94,5

4 Số học sinh tốt nghiệp tiểu học 99,53 98,9 99,8

5 Số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở 95,61 96,3 82

6 Số học sinh tốt nghiệp THPT 96,26 98,02 96,6

Ghi chú: Số người chưa biết chữ trước năm 2005 thống kê theo độ tuổi 15- 25 đối với miền núi và từ 15-35 đối với miền xuôi. Sau năm 2005 chia theo độ tuổi từ 15-25; 26-35 đối với miền núi và 15-35 đối với miền xuôi

Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tăng từ 95,61% năm 2005 lên 96,3% năm 2010 và tốt nghiệp trung học phổ thông tăng từ 96,26% năm 2005 lên 98,02% năm 2010 và 99,08% năm 2013. Bắc Giang luôn đứng trong tốp 15 tỉnh dẫn đầu về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 96,26%. Đây là nguồn nhân lực dự trữ dồi dào, trẻ, khỏe, có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nếu được quan tâm và tiếp tục đào tạo sẽ là nguồn bổ sung vào lực lượng lao động của tỉnh trong những năm tới.

Nhìn chung trình độ học vấn của người dân trong tỉnh không ngừng được nâng lên qua các năm. Tuy nhiên theo số liệu thống kê năm 2010 cho thấy số người chưa biết chữ trong toàn tỉnh là 29.977 người chiếm 19,87% dân số. So với cả nước thì tỷ lệ lao động chưa biết chữ ở Bắc Giang vẫn ở mức cao,

đây là một bất lợi cho Bắc Giang bởi phần lớn lực lượng lao động lại nằm ở khu vực nông thôn với trình độ lao động thấp.

Trình độ học vấn là tiêu chí hết sức quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về mặt trí lực, nó biểu hiện khả năng nhận thưc, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật vào trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Ở Bắc Giang tỷ lệ lao động chưa biết chữ, lao động chưa tốt nghiệp tiểu học còn cao. Chính điều này đã làm cho người lao động gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong việc tiếp thu, ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống.

Thứ hai, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực ở tỉnh ngày càng được nâng lên, đặc biệt là nhân lực đã qua đào tạo từ trung cấp nghề đến đại học và sau đại học. Nếu năm 2005 lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 24% so với tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế thì đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 33% và 39,1% năm 2013; chỉ riêng lao động đã qua đào tạo nghề năm 2005 là 213,77 nghìn chiếm khoảng 24% đến năm 2010 là 320,97 nghìn chiếm 33% con số này năm 2013 đã tăng lên 386,33 nghìn lao động chiếm 39,06%. Tổng số lao động trong tỉnh có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng, đại học và trên đại học tăng nhanh; nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học tăng từ 33,4 nghìn người năm 2005 lên 43,9 nghìn người năm 2010 và 65,9 nghìn người năm 2013. Những con số trên đã phần nào khẳng định Bắc Giang đã có sự quan tâm và chú ý đên chất lượng và số lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn vừa qua.Tuy nhiên tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chưa thực sự tương xứng với chất lượng đào tạo. Điều này thể hiện rõ ở tỷ lệ lao động có bằng cao đẳng trở lên chưa nhiều. Trong tổng số 39,1% lao động năm 2013 đã qua đào tạo thì số lao động có bằng cao đẳng trở lên chỉ chiếm có 6,81% còn lại là lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng nghề và trung cấp nghề. Thời gian gần đây do nhận thức của người dân được nâng lên vì vậy mà tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng khá nhanh nhưng mới tập trung ở mức đào tạo nghề ngắn

hạn, trình độ sơ cấp nên chưa đáp ứng được những yêu cầu mới của các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao và xuất khẩu lao động sang các thị trường khó tính.

Bảng 2.10: Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị: 1000 người

STT Trình độ chuyên môn Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013

I Tổng số 890,86 972,65 989,008

Lao động chưa qua đào tạo 677,09 651,68 602,68

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 44 - 69)