Đơn vị: 1000 người
STT Trình độ chuyên môn Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013
I Tổng số 890,86 972,65 989,008
Lao động chưa qua đào tạo 677,09 651,68 602,68
Sơ cấp nghề, CNKT 143,07 225,42 253,27 Trung cấp nghề 17,1 23,2 30,4 Cao đẳng nghề 2,3 4,3 9,5 Trung học CN 17,4 23,2 26,2 Cao đẳng 12,5 16,8 25,1 Đại học 20,9 27,1 40,8
Trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) 0,54 0,95 1,15
II Cơ cấu (%) 100 100 100
Lao động chưa qua đào tạo 76 67 60,9
Sơ cấp nghề, CNKT 16,2 23,2 25,6
Trung cấp nghề 1,91 2,39 3,07
Cao đẳng nghề 0,26 0,44 0,96
Trung học chuyên nghiệp 1,94 2,39 2,64
Cao đẳng 1,4 1,73 2,53
Đại học 2,33 2,79 4,12
Trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) 0,06 0,10 0,16
(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang- Cục thống kê Bắc Giang)
Nếu chất lượng nguồn nhân lực tăng thì cơ cấu nhân lực cũng có sự chuyển hướng tích cực. Cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực theo các loại trình độ cũng chuyển biến qua các năm, lao động có trình độ nghề, cao đẳng, đại học đều tăng qua các năm. Nhìn chung cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, tỷ trọng người chưa qua đào tạo trong thành phần lao động tham
gia vào các ngành kinh tế quốc dân giảm dần, người lao động đã qua đào tạo có trình độ đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên tăng với tốc độ tương đối nhanh. Tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo giảm dần từ 76% năm 2005 xuống còn 67% năm 2010 và 60,9% năm 2013; tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng tăng từ 1,4% năm 2005 lên 1,73% năm 2010 và 2,53% năm 2013; trình độ đại học và trên đại học tăng từ 2,33% năm 2006 lên 2,79% năm 2010 và 4,12% năm 2013.Tuy nhiên, cũng qua bảng số liệu cho thấy mặc dù tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng khá nhanh nhưng chủ yếu do tăng tỷ lệ lao động ở trình độ sơ cấp và đào tạo ngắn hạn với chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của các ngành sản xuất có kỹ thuật cao và thị trường xuất khẩu lao động khó tính.
Tóm lại, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Giang xét theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế cơ hội phát triển và khả năng sáng tạo của người lao động từ đó hạn chế tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Do vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Bắc Giang theo trình độ chuyên môn kỹ thuật đang là yêu cầu cấp bách để đảm bảo hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Thứ ba, sức khỏe thể lực của nguồn nhân lực
Sức khỏe thể lực là điều kiện quan trọng để đánh giá khả năng sáng tạo và năng suất lao động của người lao động. Năm 2013, 100 xã phường có trạm y tế; 95,1% trạm y tế có bác sỹ do đó công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động nhất là lao động ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa được đáp ứng tốt hơn. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 22,4% năm 2005 xuống còn 19,5% năm 2010, năm 2013 còn 15,7%, thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn quốc, tuổi thọ bình quân tăng lên trung bình là 73 tuổi. Tuy nhiên do phần lớn lao động ở nông thôn với phương thức lao động thủ công,
lạc hậu, thu nhập trung bình thấp...Do đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân chưa được nâng lên nhiều nên đã làm hạn chế năng suất và chất lượng lao động.
Về mức sống
Thu nhập bình quân trên đầu người ở Bắc giang năm 2013 là 23 triệu đồng/ năm so với thu nhập bình quân đầu người cả nước là 40,8 triệu đồng/ năm. Trong nhiều năm qua, kinh tế của tỉnh liên tục phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 4-5% năm 2005 (theo quy định chuẩn mới của hộ nghèo), số hộ nghèo trong tỉnh chiếm tỷ lệ 30,67% (chiếm 1/3 dân số của tỉnh).
Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 20% và đến năm 2013 giảm còn 10,5%. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân đã được chú trọng hơn, vì vậy đã góp phần cải thiện, nâng cao thể trạng của người dân. Tuy nhiên theo “Báo cáo phát triển con người Việt Nam” năm 2013 chỉ số phát triển con người của Bắc Giang là 0,83 so với cả nước là 0,96. Chỉ số trên cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của Bắc Giang chưa cao. Do đó để có chất lượng nguồn nhân lực thì Bắc Giang cần chú trọng đẩy mạnh vào đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết tốt vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người lao động đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa. Làm được như vậy mới tạo ra được một nguồn nhân lực có chất lượng tốt, trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phục vụ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Về phân bố nguồn nhân lực của tỉnh
Phân bố nguồn nhân lực theo ngành kinh tế: Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH cơ cấu lao động ở Bắc Giang trong giai đoạn 2005 - 2013 có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng lao động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Theo số liệu thống kê năm 2010 tổng số lao
động làm việc trong toàn tỉnh là 972,7 nghìn người, trong đó lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 648,6 ngàn người chiếm 66,8%; công nghiệp 127,3 nghìn người chiếm 13,1%, xây dựng là 37,5 ngàn người chiếm 3,9%; dịch vụ là 66,35 ngàn người, chiếm 6,82, các lĩnh vực khác chiếm 22,38%. So với năm 2005, quy mô, cơ cấu lao động đang làm việc đã bắt đầu có chuyển dịch theo hướng tích cực. tuy nhiên lực lượng lao động trong các ngành nông – lâm - thủy sản vẫn chiếm một tỷ lệ lớn và sự chuyến dịch lao động của ngành sang các ngành khác chưa nhanh. Do vậy, đây là một hạn chế trong mục tiêu đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Bắc Giang.