Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 41 - 42)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Điều kiện tự nhiên và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Sau một thời gian tái lập tỉnh Bắc Giang có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đang được đầu tư và ngày càng hoàn thiện hơn. Mạng lưới giao thông đa dạng gồm cả đường bộ, đường sắt, đường sông. Đặc biệt có mạng lưới đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua nối Bắc Giang với các trung tâm đô thị, sân bay, cảng biển, cửa khẩu, tạo nên mạng lưới giao thông hết sức thuận tiện cho giao thương với các tỉnh lân cận và hoạt động xuất khẩu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống lưới điện của tỉnh đảm bảo cho sản xuất và tiêu dùng, đến nay 100% các huyện, xã đã có điện lưới quốc gia. Hệ thống cung cấp nước sạch đáp ứng đủ nhu cầu cho dân cư và các khu công nghiệp. Hệ thống bưu chính viễn thông có bước phát triển nhanh, đảm bảo cung cấp thông tin và internet tốc độ cao phục vụ sản xuất.

Với địa hình của tỉnh trung du miền núi, Bắc Giang có lợi thế rất lớn trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và kinh tế V- A- C. Trong những năm gần đây kinh tế của Bắc Giang đạt mức tăng trưởng khá, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn do những biến động trên thị trường và nhiều yếu tố khác nhưng kinh tế Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010 cũng vẫn đạt được những kết quả khả quan, các chỉ tiêu kinh tế cơ bản được hoàn thành. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả thời kỳ đạt 9%/ năm so với kế hoạch là 8- 8,5%/ năm. Tốc độ này gấp 1,25 lần mức bình quân chung của toàn vùng Trung du miền núi phía Bắc và gấp 1,1 lần mức tăng trưởng của cả nước trong cùng thời kỳ. Đặc biệt trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng trên địa bàn tỉnh đạt 9,7%. Tuy nhiên, nền kinh tế của Bắc Giang đang đứng trước những khó khăn, thách thức, trình độ, quy mô sản xuất thấp, manh mún, trình độ áp dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất triển khai còn chậm và chưa đồng bộ. Vấn đề giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho bộ phận dân cư ở nông thôn, tiêu thụ các mặt hàng nông sản, tệ nạn xã hội đang là vấn đề rất cấp bách làm giảm động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế và đóng góp của 3 khu vực kinh tế và tốc độ tăng chung tỉnh Bắc Giang từ năm 2006- 2013

ĐVT: % Bình quân 2006-2010 2010 2011 2012 2013 Bình quân 2010-2013 Tốc độ tăng GDP 9,0 9,0 9,7 9,3 8,6 9,15

+ Nông, lâm nghiệp,

thuỷ sản 2,6 3,1 1,6 1,5 1,7 1,98

+ Công nghiệp, xây dựng 17,7 17,7 17,3 16,0 13,9 15,9

+ Dịch vụ 9,0 9,1 9,1 8,9 8,1 8,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2013)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy khu vực công nghiệp, xây dựng luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm 2010 đạt 17,7%, tuy năm 2013 chỉ còn 13,9% nhưng vẫn ở mức cao so với các ngành khác; khu vực dịch vụ đứng thứ 2 sau khu vực công nghiệp, xây dựng nhưng tốc độ tăng trưởng của khu vực này vẫn ổn định hơn năm 2010 đạt 9,1% và năm 2013 đạt 10,6%; tăng trưởng thấp nhất là khu vực nông - lâm - thuỷ sản năm 2010 đạt 3,1% nhưng đến năm 2013 khu vực này giảm xuống còn 1,7%.

Như vậy trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu ngành của tỉnh Bắc Giang có những chuyển biến khá rõ rệt theo hướng hiện đại (năm 2013 cơ cấu 1,7 - 13,9 - 8,1) với cơ cấu ngành như vậy cho thấy Bắc Giang đang có những chuyển biến thành tỉnh công nghiệp. Tuy nhiên, nhìn vào khu vực nông nghiệp, nông thôn có thể thấy khu vực này chưa có những chuyển biến tích cực chứng tỏ cần có sự quan tâm hơn nữa cả về cơ sở vật chất, nguồn vốn và nhân lực để hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 41 - 42)