Hiện trạng học vấn theo độ tuổi giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 51 - 53)

STT Chỉ tiêu 2005 2010 2013

I Tổng số (người) 163.177 150.862 148.973

1 Số người chưa biết chữ 1,14 0,45 0,35

2 Số cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ ra lớp 32,1 33,76 25,6

3 Số cháu trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp 80,15 91,89 94,5

4 Số học sinh tốt nghiệp tiểu học 99,53 98,9 99,8

5 Số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở 95,61 96,3 82

6 Số học sinh tốt nghiệp THPT 96,26 98,02 96,6

Ghi chú: Số người chưa biết chữ trước năm 2005 thống kê theo độ tuổi 15- 25 đối với miền núi và từ 15-35 đối với miền xuôi. Sau năm 2005 chia theo độ tuổi từ 15-25; 26-35 đối với miền núi và 15-35 đối với miền xuôi

Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tăng từ 95,61% năm 2005 lên 96,3% năm 2010 và tốt nghiệp trung học phổ thông tăng từ 96,26% năm 2005 lên 98,02% năm 2010 và 99,08% năm 2013. Bắc Giang luôn đứng trong tốp 15 tỉnh dẫn đầu về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 96,26%. Đây là nguồn nhân lực dự trữ dồi dào, trẻ, khỏe, có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nếu được quan tâm và tiếp tục đào tạo sẽ là nguồn bổ sung vào lực lượng lao động của tỉnh trong những năm tới.

Nhìn chung trình độ học vấn của người dân trong tỉnh không ngừng được nâng lên qua các năm. Tuy nhiên theo số liệu thống kê năm 2010 cho thấy số người chưa biết chữ trong toàn tỉnh là 29.977 người chiếm 19,87% dân số. So với cả nước thì tỷ lệ lao động chưa biết chữ ở Bắc Giang vẫn ở mức cao,

đây là một bất lợi cho Bắc Giang bởi phần lớn lực lượng lao động lại nằm ở khu vực nông thôn với trình độ lao động thấp.

Trình độ học vấn là tiêu chí hết sức quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về mặt trí lực, nó biểu hiện khả năng nhận thưc, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật vào trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Ở Bắc Giang tỷ lệ lao động chưa biết chữ, lao động chưa tốt nghiệp tiểu học còn cao. Chính điều này đã làm cho người lao động gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong việc tiếp thu, ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống.

Thứ hai, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực ở tỉnh ngày càng được nâng lên, đặc biệt là nhân lực đã qua đào tạo từ trung cấp nghề đến đại học và sau đại học. Nếu năm 2005 lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 24% so với tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế thì đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 33% và 39,1% năm 2013; chỉ riêng lao động đã qua đào tạo nghề năm 2005 là 213,77 nghìn chiếm khoảng 24% đến năm 2010 là 320,97 nghìn chiếm 33% con số này năm 2013 đã tăng lên 386,33 nghìn lao động chiếm 39,06%. Tổng số lao động trong tỉnh có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng, đại học và trên đại học tăng nhanh; nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học tăng từ 33,4 nghìn người năm 2005 lên 43,9 nghìn người năm 2010 và 65,9 nghìn người năm 2013. Những con số trên đã phần nào khẳng định Bắc Giang đã có sự quan tâm và chú ý đên chất lượng và số lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn vừa qua.Tuy nhiên tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chưa thực sự tương xứng với chất lượng đào tạo. Điều này thể hiện rõ ở tỷ lệ lao động có bằng cao đẳng trở lên chưa nhiều. Trong tổng số 39,1% lao động năm 2013 đã qua đào tạo thì số lao động có bằng cao đẳng trở lên chỉ chiếm có 6,81% còn lại là lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng nghề và trung cấp nghề. Thời gian gần đây do nhận thức của người dân được nâng lên vì vậy mà tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng khá nhanh nhưng mới tập trung ở mức đào tạo nghề ngắn

hạn, trình độ sơ cấp nên chưa đáp ứng được những yêu cầu mới của các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao và xuất khẩu lao động sang các thị trường khó tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 51 - 53)