2.1 Sách giáo khoa
2.1.3 Sách giáo khoa lớp 8
a) So sánh phần Văn học lớp 8 trước cải cách và phần Văn học trong sách Ngữ văn lớp 8 sau cải cách (xem phần Phụ lục):
Nhận xét:- Khung chương trình Văn học 8 (trước cải cách) được bố trí dạy trong 02 học kỳ phân bổ ở Văn học 8 tập I và Văn học 8 tập II (Văn học 8 tập I và Văn học 8 tập II). Đặc biệt là chương trình Văn học 8 được tách riêng thành một quyển độc lập.
+ Nội dung chương trình Văn học 8 tập I như sau: Tập I chia làm hai phần chính: Phần I: Văn học Việt Nam (Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945). Phần II: Văn học nước ngồi. Cụ thể: Phần I: gồm có 4 bài văn xi, 7 bài thơ và 7 bài đọc thêm (cả thơ và văn xuôi). Phần II: có 3 bài văn xi và 2 bài thơ phần đọc thêm.
+ Nội dung chương trình Văn học 8 tập II như sau: Tập hai chia làm hai phần chính: Phần I: Văn học Việt Nam: Bài 1 là bài khái qt, trong đó có 4 bài văn xi, 8 bài thơ và 4 bài thơ phần đọc thêm, 1 bài ơn tập. Phần II: Có tất cả 8 bài thơ, 4 bài văn xuôi Việt Nam, 2 bài văn xi nước ngồi và 3 bài Tổng kết phần Văn.
Kết luận: Chương trình gần như có sự đổi mới trong các bài học. Trong cả tập I và tập II chương trình lớp 8 chỉ có các bài như sau là giống nhau: Tôi đi học; Trong lịng mẹ (trích tiểu thuyết tự thuật: Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng); Tức
nước vỡ bờ (Trích tiểu thuyết “Tắt đèn – Ngơ Tất Tố”); Lão Hạc (trích) – Nam Cao; Chiếc lá cuối cùng (trích) – O hem (Ngơ Vĩnh Viên dịch). Các bài còn lại là khác giữa Ngữ Văn 8 (sau cải cách) và Văn học 8 (trước cải cách). Dưới đây là một số điều khác cơ bản mà chúng tôi đã nghiên cứu được:
- Trong Văn học 8 (trước cải cách) phân thành 02 phần (Văn học nước ngoài và văn học Việt Nam), cịn trong Ngữ văn 8 thì lại gộp cả 02 phần (Văn học nước ngoài và văn học Việt Nam) dạy xem kẽ.
- Trong Văn học 8 (trước cải cách) có bài dạy về “Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945” trong cả hai tập. Tuy nhiên trong Ngữ văn 8 thì lại khơng có.
- Trong Ngữ văn 8 (sau cải cách) đã thay rất nhiều bài trong Văn học 8 (sau cải cách) ví dụ: Lấy bài đọc thêm trong chương trình Văn học 8 (trước cải cách) để làm bài chính như bài “Tơi đi học – Thanh Tịnh” là bài đọc thêm của bài 11 tập I Văn học 8 thì trong Ngữ văn 8 tập I đã lấy làm bài chính trong chương trình dạy học. Hoặc có sự thay đổi một số bài khác hẳn với sách Văn học 8 (trước cải cách) như: Bài 12: Ôn dịch, thuốc lá (Văn bản nhật dạng) – Nguyễn Khắc Viện; Bài 13: Bài toán dân số (Văn bản nhật dạng) – Theo Thái An hay có thêm bài “Chương trình tiếng địa phương” hoặc “Phụ lục: Bảng tra yếu tố Hán Việt”
b) So sánh phần Tiếng Việt lớp 8 trước cải cách và phần Tiếng Việt
trong sách Ngữ văn lớp 8 sau cải cách (xem phần Phụ lục):
Nhận xét: - Về nội dung cấu tạo bài học của Ngữ Văn 8 (sau cải cách - phần Tiếng Việt) so với tiếng Việt 8 (trước cải cách)
- Về cách chia tập, khác với sách tiếng Việt lớp 6, lớp 7 có hai tập, thì sách tiếng Việt lớp 8 chỉ có một tập duy nhất. Tuy nhiên sách Ngữ Văn 8 chia làm 02 tập (Ngữ Văn 8 tập I và Ngữ Văn 8 tập II) và đương nhiên phần tiếng Việt cũng có trong Ngữ Văn 8 tập I và Ngữ Văn 8 tập II.
- Cách đặt tên bài: Ở sách Ngữ văn 8 (sau cải cách), phần tiếng Việt được đặt theo từng bài như: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4…. mà phần tiếng Việt chỉ là những tiết học xen kẽ trong từng bài. Còn sách tiếng Việt 8 (trước cải cách) lại được sắp xếp
theo từng tiết như: Tiết 1, tiết 2, tiết 3, tiết 4… và dạy hoàn toàn độc lập với sách Văn học, và Tập làm văn.
- Phần tiếng Việt (Ngữ Văn 8 tập I, tập II) và tiếng Việt 8 chỉ có 02 phần nhỏ là giống nhau:
- Tiếng Việt 8
Tiết 3: Câu phủ định và câu khẳng định
Tiết 7: Dấu câu: Dấu ngoặc kép, dấu hai chấm, dấu chấm lửng - Ngữ văn 8
Tập I. Bài 13: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm; - Bài 14: Dấu ngoặc kép Tập II: Bài 22: Câu phủ định
Như vậy chỉ có phần “Câu phủ định” trong tiết 3 (Tiếng Việt 8) là giống tiết 22 (Ngữ văn 8 tập II). “Dấu hai chấm” trong tiết 7 của tiếng Việt 8 giống phần “Dấu hai chấm” của bài 13 (Ngữ văn 8 học kỳ I). Phần “Dấu ngoặc kép” trong tiết 14 (Tiếng Việt 8) giống bài 14 (Ngữ văn 8 tập I).
- Ngồi 3 phần nhỏ giống nhau thì các phần cịn lại là khác nhau.
- Do khuân khổ của luận văn chúng tôi chỉ so sánh một phần nhỏ giống nhau để làm ví dụ minh họa.
Ví dụ: “Dấu ngoặc kép” trong tiết 14 (Tiếng Việt 8) giống một phần “Dấu ngoặc kép” của bài 14 (Ngữ văn 8 tập I).
Sách Ngữ văn 8 tập I, phần tiếng Việt:
“Dấu ngoặc kép” trong bài 14 được chia làm 02 phần lớn: I. Cơng dụng (có phần ghi nhớ); II. Luyện tập.
Sách tiếng Việt 8 (trước cải cách):
Dấu ngoặc kép trong tiết 14 được chia làm 03 phần lớn: I. Tìm hiểu bài; II. Bài học (có ghi nhớ); III. Luyện tập.
Nhận xét:
- Sách Ngữ văn 8 tập I (sau cải cách), phần tiếng Việt được tách làm bài riêng để học. Như vậy học sinh đã được học và tìm hiểu sau hơn. Cịn sách tiếng Việt 8 thì chỉ được học xen kẽ với phần “dấu hai chấm và dấu chấm lửng”.
- Ngay về cấu trúc bài cũng đã có sự khác biệt rõ ràng. Sách cũ chia làm 03 phần (I, II, III) thì sách mới chỉ chia làm 02 phần lớn (I, II).
- Phần chú thích trong tiếng Việt 8 (trước cải cách) trong mỗi ví dụ chỉ có tên tác giả, khác với phần chú thích trong các ví dụ ở sách phần tiếng Việt (Ngữ văn 8) đều có tên tác giả, tên tác phẩm.
- Trong sách tiếng Việt 8 (trước cải cách) chỉ có một phần ghi nhớ chung cho toàn bài, cịn phần tiếng Việt (Ngữ văn 8) thì mỗi phần có một ghi nhớ riêng.
c) So sánh phần Tập làm văn lớp 8 trước cải cách và phần Tập làm
văn trong sách Ngữ văn lớp 8 sau cải cách (xem phần Phụ lục):
Nhận xét: - Trước đây, sách giáo khoa trước cải cách, Tập làm văn (TLV) lớp 8 (trước cải cách), Trung học cơ sở chỉ có một bộ chương trình chung: Tập làm văn 8, gồm nội dung:
Chương I: Chứng minh Chương II: Giải thích
Chương III: Phân tích nhân vật Chương IV: Biên bản
- Trong khi đó chương trình Tập làm văn ở Ngữ văn8 (sau cải cách) được dạy trong 02 học kỳ, ở 02 sách giáo khoa: Ngữ Văn 8 tập I và Ngữ Văn 8 tập II.
Ngữ Văn 8 tập I có 09 bài lý thuyết (bài 1, bài 2, bài 4, bài 6, bài 8, bài 11, bài 12, bài 13, bài 5). 09 bài lý thuyết chủ yếu học sinh được học về Tính thống nhất về chủ đề của văn bản; … văn bản thuyết minh. Và có tất cả 09 bài học sinh được làm bài tập cả trên lớp và ở nhà (bài 3, bài 5, bài 7, bài 9, bài 10, bài 11, bài 14, bài 16, bài 17), trong đó có 02 bài học sinh được Luyện nói đó là bài 10 và bài 14.
Ngữ Văn 8 tập II có 04 bài lý thuyết (bài 19, bài 20, bài 26, bài 31), học sinh được học tiếp về văn bản Thuyết minh, văn bản Tường trình. Về phần bài tập, sang học kì II học sinh được ơn tập nhiều hơn, với tất cả là 14 bài (bài 18, bài 20, bài 21, bài 22, bài 23, bài 24, bài 25, bài 27, bài 28, bài 29, bài 30, bài 32, bài 33, bài 34)
Từ khung chương trình lớp 8 trước cải cách và sau cải cách cho thấy khơng có bài nào của chương trình lớp 8 trước cải cách được lấy lại để dạy trong khung chương trình sách lớp 8 sau cải cách.