Nhận thức của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay (Trang 62 - 74)

hƣơng 2 TỔ VP ƢƠN P ÁP NÊN ỨU

3.1. Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức

3.1.2. Nhận thức của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ

chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay

Khi tiến hành điều tra trên giáo viên chúng tôi được biết 100% giáo viên đều có ý kiến rằng hiện nay việc giảng dạy những kiến thức về giáo dục giới tính đều được áp dụng theo hình thức lồng ghép với những môn học khác và được tổ chức thành những buổi học tập trung toàn trường. Theo các thầy cô, giáo dục giới tính chưa được xem là một môn học chính khóa vậy nên việc giảng dạy như vậy là điều hợp lý nhất. Trong khi đó với các em học sinh, các em lại có cách nhìn nhận khác về hình thức học như hiện nay. Một em học sinh lớp 10 cho rằng: “cách học như hiện nay chẳng mang lại cho em được nhiều thông tin, kiến thức vì các cô chỉ nói một cách chung chung. Đặc biệt cách giảng dạy chưa thực sự hấp dẫn và đi sâu vào nhận thức của học sinh. Còn mang tính hình thức. Ở trường em có học những kiến thức về giáo dục giới tính nhưng cả suốt quá trình học cũng chỉ có 1 đến 2 buổi dạy theo kiểu: dạy cho có, nói cho biết qua vậy thôi, thiếu hẳn những kiến thức cần thiết cũng như trang bị đầy đủ cho các em”. Trong khi đó tiến hành phỏng vấn sâu đối với học sinh lớp 11 thì chúng tôi nhận được “ Hiện nay, nhà trường mới chỉ tổ chức như những buổi nói chuyện, mà hầu như lần nào học cũng vậy. Chúng em ngồi dưới và nghe chứ chưa có được sự tương tác với cô giáo. Hơn nữa việc tập trung toàn trường rồi cô giáo nói chuyện, bọn em có muốn hỏi hay thắc mắc gì cũng khó”.

Có thể thấy rằng việc tổ chức giảng dạy những kiến thức về giáo dục giới tính như hiện nay đang có nhiều vấn đề, nó đang trở thành rào cản ảnh hưởng tới việc tiếp thu kiến thức của các em học sinh. Theo ý kiến của các em khi tiến hành phỏng vấn sâu thì chúng tôi nhận thấy, với hình thức học và cách học như hiện nay các em thấy không phù hợp với nhu cầu của bản thân. Việc học môn này không mang lại những hiệu quả như các em em mong đợi. Đặc biệt với hình thức học tập trung và phương pháp chủ yếu của các thầy cô là thuyết trình thì việc các em muốn thảo luận hay bày tỏ quan điểm của mình cũng rất khó. Em học sinh lớp 10 cho rằng “Thông thường thì em chỉ ngồi nghe thôi, vì như chị thấy đó, hình thức học như vậy thì bọn em có muốn có ý kiến gì cũng khó. Đôi lúc em cũng không tập trung nghe lắm. Em thấy học như hiện nay thì hơi khó để bọn em tham gia vào thảo luận. Bởi cứ tập trung cả trường như vậy, nói chuyện cũng không có gì đi sâu vào một nội dung cụ thể”.

Như vậy, với hình thức giảng dạy như hiện nay chưa thu hút được sự quan tâm của các em. Điều này nó cũng tác động tới việc tiếp nhận kiến thức môn học. Khi tiến hành phỏng vấn sâu để tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, các em học sinh cho rằng hình thức học, phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến việc các em học tập như thế nào. Em học sinh lớp 12 cho ý kiến “Hình thức học quyết định đến việc các em tham gia môn học, nhưng học như hiện nay thì không mang lại hiệu quả lắm. Chúng em nhận thấy rằng việc học những kiến thức về giáo dục giới tính là rất quan trọng. Song hình thức học môn này lại không gây được sự quan tâm của bọn em.”

Khi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi đã hỏi học sinh “em mong muốn việc giảng dạy những kiến thức về giáo dục giới tính sẽ được tổ chức theo hình thức nào” kết quả chúng tôinhận được:

Bảng 3.3. Mong muốn về hình thức học tập

Stt N i dung %

1 Vẫn tổ chức như những môn học khác 6,5 2 Tổ chức thành những buổi học ngoại khóa 38,5 3 Lồng ghép với những môn học khác 10,6 4 Tổ chức thành những câu lạc bộ 38,5 5 Chỉ phát tài liệu cho học sinh 5,8

Tổng 100

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy có tới 38,5% số lượng học sinh được hỏi cho rằng các em mong muốn được học những kiến thức về giáo dục giới tính với hình thức “tổ chức thành những buổi học ngoại khóa” hay “tổ chức thành những câu lạc bộ”. Bởi theo các em học như vậy sẽ mang lại được nhiều hứng thú cũng như các em có cơ hội để thể hiện mình hơn.

Khi tiến hành phỏng vấn sâu các em cũng đã chia sẻ: “Em mong muốn được học nhiều hơn, mong được giảng dạy cởi mở hơn nhưng cũng đảm bảo đủ sự riêng tư để bọn em có thể hỏi những thắc mắc của mình. Ví dụ như giảng dạy theo lớp chẳng hạn”(học sinh lớp 12). Còn em học sinh lớp 10 thì lại cho rằng “Em mong được giảng dạy theo hình thức khác, có thể tổ chức câu lạc bộ, tổ chức giao lưu, tổ chức các cuộc thi chẳng hạn. Như thế sẽ kích thích sự tìm kiếm và học hỏi hơn”. Trong khi đó em học sinh lớp 11 lại chia sẻ “Em mong nhà trường có một phòng tư vấn tâm lý để bọn em có thể tới đó hỏi ý kiến những lúc khó khăn. Còn việc học thì nên thay đổi, không nên kỳ nào cũng chỉ giảng theo hình thức như thế này”.

Từ những phân tích trên chúng ta nhận thấy một điều, các em học sinh nhận thức khá tốt về những vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính, về vai trò cũng như mục đích của việc học. Song bản thân các em cũng nhận định rằng

với hình thức học như hiện nay, đó là hình thức học lồng ghép và tổ chức thành những buổi nói chuyện nó không mang lại hiệu quả cũng như hứng thú cho các em. Song song với đó các em học sinh cũng đưa ra mong muốn cho bản thân rằng muốn được thay đổi hình thức tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính nhằm đáp ứng tốt hơn cho việc tiếp thu kiến thức của các em.

3.2. Thái đ của học sinh đối với phƣơng pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính biểu hiện ở mặt xúc cảm – tình cảm

Trong cấu trúc của thái độ, xúc cảm – tình cảm là một yếu tố cấu thành và đóng vai trò cũng rất quan trọng. Khi cá nhân nhận thức được ý nghĩa của đối tượng sẽ nảy sinh xúc cảm – tình cảm, thôi thúc cá nhân có những hoạt động tích cực đối với đối tượng hay lĩnh vực nào đó, cá nhân sẽ quan tâm tìm hiểu về đối tượng hay lĩnh vực ấy. Và đây cũng là một chỉ báo quan trọng trong đánh giá thái độ của con người.

Để đánh giá xúc cảm - tình cảm của học sinh đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4: “

Em cảm thấy như thế nào khi học những kiến thức về giáo dục giới tính”. Kết quả cho thấy: Có 77,8% số lượng học sinh cho rằng việc học những kiến thức về giáo dục giới tính là “ bình thường”, 11,8% số lượng học sinh được hỏi cho rằng “e ngại” và cũng có 10,2% số lượng học sinh thấy rằng việc học những kiến thức về giáo dục giới tính khiến các em cảm thấy “rất e ngại”.

Ở lứa tuổi học sinh THPT các em học sinh đã có sự trưởng thành và chín chắn hơn trong suy nghĩ và trong hành động. Do đó, trong nhận thức các em cũng có sự phát triển nhất định.

Xuất phát từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của việc học những kiến thức về giáo dục giới tính là nền tảng cảm xúc, tình cảm để từ đó phát sinh những tình cảm cụ thể khi học sinh tham gia vào các buổi học về giáo dục giới tính. Khi tiến hành phỏng vấn sâu, hầu hết các em học sinh đều tỏ ra khá

thoải mái khi chúng tôi đề cập đến vấn đề này. Một em học sinh lớp 12 cho biết: “em thấy học về những kiến thức này rất có ích, và em thấy nó bình thường như việc học những môn học khác. Mặc dù lúc đầu khi cô giáo mới đề cập đến thì cũng hơi ngại nhưng nó có ích cho mình mà, nên dần cũng quen và thấy bình thường”.

Khi tiến hành điều tra trên giáo viên thì tất cả giáo viên đều cho rằng cảm thấy “bình thường” khi “truyền đạt nội dung bài học” cho các em học sinh. Như vậy, có thể thấy cả GV và HS đều có những tâm trạng khá thoải mái khi tiếp cận với nội dung môn học này.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu xem học sinh dành nhiều tình cảm nhất cho hình thức tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3. Kết quả chúng tôi nhận được.

Bảng 3.4. Mức đ biểu hiện tình cảm của học sinh đối với hình thức tổ chức giảng dạy những kiến thức về giáo dục giới tính

Tt N i dung TB L

1 Giảng dạy tập trung như các môn học chính khóa

1,79 .78

2 Giảng dạy theo hình thức giao lưu, tọa đàm với học sinh

2,59 .93

3 Tổ chức thành các buổi sinh hoạt ngoại khóa 2,64 .83 4 Tổ chức học tập theo hình thức câu lạc bộ 2,22 .84 5 Chỉ phát tài liệu cho học sinh tự nghiên cứu 2,10 1.00

Tổng 2,27 .55

Nhìn vào bảng số liệu 3.4 chúng ta nhận thấy, điểm trung bình của toàn thang đo về cảm xúc là 2,27 đạt mức khá. Trong số các hình thức tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính đó thì hình thức “tổ chức thành các buổi học

ngoại khóa” được các em lựa chọn nhiều, có mức điểm trung bình cao nhất là 2,64 ( Tỉ lệ học sinh lựa chọn ở mức 46,6% số lượng học sinh lựa chọn mức “thích” và 2,8 % số học sinh lựa chọn “rất thích”). Tiếp theo là hình thức “tổ chức thành các buổi giao lưu, tọa đàm” có điểm trung bình cao thứ hai đạt 2,59 (34,5% số lượng học sinh lựa chọn “ thích” và 18,9% số lượng học sinh lựa chọn “rất thích” ). Tiếp theo là hình thức “tổ chức theo hình thức câu lạc bộ” có điểm trung bình là 2,22 ( Trong đó 28,2% số lượng học sinh lựa chọn “ thích” và 7,1% số lượng học sinh lựa chọn “rât thích”). Đó là những cảm xúc đạt điểm trung bình ở tốp cao trong tiểu thang đo và có tỷ lệ lựa chọn chủ yếu ở mức “ thích” và “rất thích”.

Có thể nói, hình thức tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính quyết định nhiều đến việc các em tham gia và có thái độ như thế nào tới môn học. Trong quá trình phỏng vấn sâu chúng tôi cũng được biết, phần đông các em đều chưa hài lòng với hình thức tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính như hiện nay. Một em học sinh lớp 11 cho biết:“em thích học những kiến thức này, tuy nhiên cách học hiện nay chúng em chưa thực sự thích. Hiện nay, nhà trường mới chỉ tổ chức như những buổi nói chuyện, mà hầu như lần nào học cũng vậy. Bọn em ngồi dưới và nghe chứ chưa có được sự tương tác với cô giáo. Hơn nữa giờ cứ tập trung toàn trường rồi cô giáo nói chuyện, bọn em có muốn hỏi hay thắc mắc gì cũng khó”. Em học sinh lớp 10 thì lại cho rằng:

“em không thích cách học như hiện nay, nó chẳng mang lại cho em được nhiều thông tin, kiến thức vì các cô chỉ nói một cách chung chung”. Với hình thức và phương pháp như thế, nó tác động đến tình cảm của các em dành cho môn học. Như vậy, có thể nói rằng học sinh chưa thực sự hài lòng với hình thức tổ chức giảng dạy như hiện nay đang được áp dụng.

Kết quả về mức độ hài lòng của các em hiện nay đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính được thể hiện qua bảng số liệu 3.5 sau đây:

Bảng 3.5. Mức đ h i lòng khi tham gia v o các buổi học giáo dục giới tính

Stt N i dung TB L

1 Hình thức học tập 2,29 .93

2 Thời gian học tập 2,36 .84

3 Phương pháp giảng dạy 2,71 .82

4 Nội dung môn học 2,76 .87

5 Tài liệu tham khảo 2,58 .87

6 Bầu không khí lớp học 2,74 .97

Tổng 2,57 .63

Điểm trung bình chung của thang đo này là 2,57, đây là mức điểm Khá trong toàn thang đo. Trong đó ý kiến có sự lựa chọn nhiều nhất là “nội dung học tập” có điểm trung bình cao nhất trong thang đo 2,76 và ý kiến có sự lựa chọn thấp nhất là “hình thức học tập hiện nay” chỉ có mức điểm trung bình là 2,29. Nhìn vào bảng số liệu 3.4 chúng tôi cũng nhận thấy ở cấp độ “không hài lòng” thì có tới 24,2% số lượng học sinh tham gia lựa chọn phương án này cho ý kiến “hình thức học tập hiện nay” đây là tỷ lệ % không hài lòng cao nhất trong thang đo này. Trong khi đó ý kiến được yêu thích nhiều nhất là “phương pháp giảng dạy của giáo viên” chiếm 57,9% số lượng câu trả lời cho mức độ “hài lòng”.

Khi tiến hành phỏng vấn sâu chúng tôi được biết các em chưa thực sự hài lòng với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay đối với môn giáo dục giới tính. Một em học sinh lớp 12 chia sẻ “hình thức học

nó lại không gây được sự quan tâm cũng như sự yêu thích của bọn em. Bản thân

chúng em đi học cũng không thích. Ngồi nghe các thầy cô nói một cách chung chung các vấn đề về giới tính. Em nghĩ nếu để bọn em thích thú hơn với việc học môn này thì các thầy cô không nên chỉ đứng giảng như thế. Em nghĩ tổ chức các

11 lại cho rằng “Em thích học những kiến thức này, tuy nhiên hình thức học như hiện nay chúng em chưa thực sự thích. Hiện nay, nhà trường mới chỉ tổ chức như

những buổi nói chuyện mà thôi.

Như vậy, qua bảng số liệu 3.4 cũng như qua quá trình tiến hành phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy đa phần học sinh đều có sự hứng thú với việc học những kiến thức về giáo dục giới tính. Nhưng như chúng tôi đã phân tích thì chúng tôi cũng nhận thấy học sinh tỏ ra yêu thích và hứng thú hơn cả với việc được tiếp cận với môn học này theo một cách riêng đó là được tổ chức thành nhưng “buổi học ngoại khóa”, cũng như theo các em thì việc “vẫn học như các môn học chính khóa” không mang lại hiệu quả cũng như sự yêu thích cho các em. Như vậy, có thế nói với hình thức giảng dạy như hiện nay thì cá em chưa thực sự hài lòng.

Chúng tôi cũng tiến hành điều tra trên GV và được biết, hiện tại các thầy cô chủ yếu giảng dạy môn học này theo hình thức “tổ chức thành các buổi nói chuyện” (10/10 giáo viên đồng ý với ý kiến này). Tất cả GV cũng cho rằng “rất khó khăn” khi phải “tìm kiếm phương pháp giảng dạy phù hợp” bởi đây là vấn đề không dễ để truyền đạt. Chính điều này cũng là một phần làm cản trở tới việc tiếp cận môn học của các em học sinh.

Liên hệ với sự yêu thích và đánh giá sự cần thiết của việc giáo dục giới tính của các em học sinh thiết nghĩ nếu chúng ta có sự thay đổi mạnh dạn hơn trong phương pháp truyền đạt kiến thức này cho học sinh thì sẽ càng duy trì được sự yêu thích và làm tăng lên nhận thức về sự cần thiết của những kiến thức về giáo dục giới tính của học sinh.

3.3. Thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính biểu hiện ở mặt hành vi dục giới tính biểu hiện ở mặt hành vi

Hành vi là mặt biểu hiện rất quan trọng của thái độ. Khi nghiên cứu về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay (Trang 62 - 74)