hoảng điểm Mức đ 1 – 1,75 Thấp 1,76 – 2,5 Trung bình 2,51 – 3,25 Cao 3,26 – 4 Rất cao 2.2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu * Mục đích nghiên cứu
Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập đươc thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
* Nội dung phỏng vấn.
Với phương pháp phỏng vấn sâu này chúng tôi tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng là khách thể chính. Đó là các em học sinh trung học phổ thông. Vì điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành phỏng vấn sâu ba trường hợp nhằm tìm hiểu thêm về nguyện vọng của các em về hình thức tổ chức giảng dạy bộ môn giáo dục giới tính cũng như nhu cầu của các em về việc giải đáp các thác mắc liên quan đến giới tính ở lứa tuổi mình. Tìm hiểu những suy nghĩ của các em về vấn đề giới tính và đồng thời làm rõ sự khác biệt trong khi tiếp cận nội dung môn học giới tính của các em nam và các em nữ.
* Khách thể phỏng vấn.
Như đã nói ở trên, khách thể chú trọng của chúng tôi khi tiến hành phỏng vấn sâu là các em học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nam Đàn. Số lượng khách thể là 3 em.
Cuộc phỏng vấn được tiến hành trong bầu không khí cởi mở, chân tình, taọ sự thân thiện và tránh đối đầu với khách thể để tạo cho khách thể cảm giác tin tưởng thoải mái.
Trong quá trình phỏng vấn, khách thể được trình bày một cách tự do về những vấn đề người phỏng vấn đặt ra. Trong phỏng vấn phải đưa ra những câu hỏi thích hợp vào những thời điểm thích hợp.
Thông thường bắt đầu bằng câu hỏi chung để tạo sự tin tưởng, sẵn sàng trò chuyện, điều này làm cho khách thể bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc một cách dễ dàng. Trong quá trình tiến hành phỏng vấn, cần tránh những câu hỏi dài, những câu hỏi mang tính chất bế tắc, những câu hỏi đóng mà cần đưa những câu hỏi rõ ràng, không gượng ép, cụ thể, liên quan mục đích cần nghiên cứu.
Khi tiến hành phỏng vấn, cần chủ động quan sát, lắng nghe phân tích đánh giá thích hợp trong nội dung câu trả lời của khách thể.
2.2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các giải pháp nâng cao thái độ tích cực của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính.
2.2.4. iai đoạn xử lý kết quả
Xử lý các số liệu thu được ở phần điều tra chính thức để phục vụ phân tích kết quả làm cơ sở cho việc viết báo cáo.
2.2.4.1. Phương pháp định lượng
Số liệu thu được sau khi điều tra chính thức được xử lý bằng chương trình phần mềm thống kê SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 13.0. Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.
Điểm trung bình cộng (mean) được dùng tính điểm đạt được của từng mệnh đề và của từng yếu tố.
Điểm lệch chuẩn (Standard deviation) được dùng để mô tả độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời của mẫu.
Tần suất và chỉ số phần trăm của các phương án trả lời của các câu hỏi đóng và các câu hỏi mở
Tiểu kết chƣơng 2
Nghiên cứu này được tiến hành theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ, nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin (phân tích tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu…). Việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và bổ trợ cho nhau để thông tin thu được mang tính chính xác, tin cậy. Các thông tin thu thập được xử lý và phân tích với nhiều kỹ thật đa dạng (phân tích định tính, phân tích định lượng) cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học đồng thời đã nhận được những kết quả mang tính chất khoa học.
Chƣơng 3
ẾT QUẢ N ÊN ỨU T Á Ủ Ọ S N TRUN Ọ P Ổ T ÔN Ố VỚ P ƢƠN P ÁP TỔ Ứ ẢN D Y
MÔN ÁO DỤ Ớ TÍN
3.1. Thái đ của học sinh trung học phổ thông đối với phƣơng pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính thể hiện ở mặt nhận thức
3.1.1. Nhận thức của học sinh trung học phổ thông đối với kiến thức môn giáo dục giới tính giáo dục giới tính
Việc tìm hiểu nhận thức của học sinh đối với kiến thức về giáo dục giới tính giúp chúng ta hiểu được hiện nay học sinh hiểu về giáo dục giới tính ở mức độ nào, hiểu tác dụng của môn giáo dục giới tính đối với lứa tuổi của các em hay không, từ đó chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề mình đang nghiên cứu. Vấn đề thái độ được thể hiện thông qua cấu trúc của nó gồm các mặt: Nhận thức – xúc cảm - hành vi. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề thái độ của học sinh đối với những vấn đề giáo dục giới tính chúng tôi tiến hành đánh giá từng mặt biểu hiện của thái độ, đồng thời chúng tôi cũng tiến hành so sánh sự khác nhau về thái độ của học sinh đối với vấn đề giáo dục giới tính.
Ở mặt biểu hiện về nhận thức chúng tôi dựa trên sự hiểu biết của học sinh về khái niệm, nội dung và vai trò của việc học những kiến thức đối với môn giáo dục giới tính.
3.1.1.1. Nhận thức về mức độ cần thiết của giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông
Với mục đích nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh trung học phổ thông hiện nay đối với kiến thức môn giáo dục giới tính chúng tôi cũng tiến hành đưa ra cho các em câu hỏi: “Theo em có thực sự cần thiết phải giáo dục giới tính cho học sinh THPT hay không”.
Theo kết quả biểu đồ 3.1 chúng tôi nhận được cho thấy: 46.9 % số học sinh được hỏi cho biết việc học những kiến thức về giáo dục giới tính là rất cần thiết, 31.7% số học sinh được hỏi cho rằng cần thiết khi học những kiến thức về giáo dục giới tính và cũng có tới 21.4% số học sinh được hỏi cho rằng việc học những kiến thức về giáo dục giới tính là không cần thiết.
Khi tiến hành phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy, với các em những kiến thức về giáo dục giới tính là rất cần thiết. Em học sinh lớp 10 cho rằng: “Việc giáo dục giới tính là việc cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển nhận thức về giới tính của các em sau này. Ở lứa tuổi nào, giáo dục giới tính cũng rất quan trọng, ngay đến tuổi kết hôn, sinh con, kiến thức về giới tính cũng không giảm đi tầm quan trọng của nó”.
Như vậy, có thể thấy số lượng học sinh nhận thức về sự cần thiết của những kiến thức về giáo dục giới tính đối với bản thân là chiếm số đông. Nhưng bên cạnh đó, số học sinh tỏ ra không quan tâm và chưa nhận ra việc cần thiết của những kiến thức này cũng chiếm số lượng không hề nhỏ. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể không phủ nhận rằng hiện nay việc đưa kiến thức GDGT vào hệ thống trường THPT chưa thực sự mang tính chất quy mô
và đại trà. Nó chưa thực sự được quan tâm đúng mức và cũng chỉ được xem là một môn học ngoại khóa, một môn học phụ. Đồng thời chúng ta cũng nhận ra rằng, việc giảng dạy những kiến thức về giáo dục giới tính hiện nay chưa mang tính chất chuyên nghiệp và có sự nghiêm túc trong cách truyền đạt. Đặc biệt, hình thức giảng dạy chưa đáp ứng được hết nhu cầu của các em học sinh. Đó là điểm hạn chế và có tác động không nhỏ đến sự hứng thú trong học tập cũng như ảnh hưởng tới nhận thức của các em về vai trò, tầm quan trọng của những kiến thức này. Do vậy việc có tới 21.4 % số lượng học sinh lựa chọn phương án “không cần thiết” cũng là điều dễ hiểu.
Từ những số liệu đã thu được ở trên, chúng tôi thấy rằng mặc dù học sinh đã có những mức độ hiểu biết về giáo dục giới tính nhưng một số bộ phận học sinh hiện nay chưa có cách nhìn nhận về giáo dục giới tính một cách toàn vẹn và sâu sát. Việc các em còn thờ ơ với những nội dung của giáo dục giới tính là một điều đáng để chúng ta quan tâm. Bởi vẫn còn một số em học sinh cho rằng việc học những kiến thức về giáo dục giới tính là không cần thiết với bản thân.
3.1.1.2. Nhận thức về khái niệm giáo dục giới tính
Nhằm đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về những kiến thức giáo dục giới tính như thế nào, tìm hiểu xem theo các em hiểu giáo dục giới tính là những vấn đề gì. Chúng tôi sử dụng câu hỏi: “ Theo em hiểu giáo dục giới tính là những vấn đề gì”, đây là một câu hỏi mở và sau khi tổng hợp những ý kiến trả lời của các em học sinh chúng tôi đã phân ra làm bốn nhóm câu trả lời:
Nhóm 1: Không biết giáo dục giới tính là gì.
Nhóm 2: Giáo dục giới tính là giáo dục về sức khỏe sinh sản và những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Nhóm 3: giáo dục giới tính là giáo dục về tình cảm, về quan hệ tình dục và những vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục.
Nhóm 4: Giáo dục giới tính là giáo dục về những vấn đề liên quan đến giới tính, sự thay đổi thể chất tâm sinh lý của học sinh THPT. Tiến hành xử lý những thông tin thu thập được. Kết quả mà chúng tôi thu được:
Bảng 3.1. Mức đ nhận thức về n i dung của môn học giáo dục giới tính
Stt N i dung %
1 Không biết giáo dục giới tính là gì. 14,4 2 Giáo dục giới tính là giáo dục về sức khỏe sinh
sản và những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản
14,1
3 Giáo dục giới tính là giáo dục về tình cảm, về quan hệ tình dục và những vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục.
38,0
4 Giáo dục giới tính là giáo dục về những vấn đề liên quan đến giới tính, sự thay đổi thể chất tâm sinh lý của học sinh
33,5
Kết quả tại bảng 3.1 chúng tôi thu được: có 38,0% số lượng học sinh được hỏi cho rằng giáo dục giới tính là giáo dục về tình cảm, về quan hệ tình dục và những vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục, 33,5% số lượng học sinh lại cho rằng giáo dục giới tính là giáo dục về những vấn đề liên quan đến giới tính, sự thay đổi thể chất tâm sinh lý của học sinh, trong khi đó có 14,1% số học sinh được hỏi lại cho rằng đó là những vấn đề Giáo dục giới tính là giáo dục về sức khỏe sinh sản và những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, 14,4 % số lượng học sinh cho rằng không biết cụ thể giáo dục giới tính là gì.
Kết quả đó cho thấy rằng, đại đa số học sinh chỉ cho rằng giáo dục giới tính chủ yếu liên quan đến tình dục và những vấn đề về tình dục an toàn. Điều này cũng được thể hiện ở bảng phỏng vấn sâu. Các em chưa thực sự nắm bắt được giáo dục giới tính là vấn đề gì, với các em hiểu đơn giản “giáo dục giới tính có thể hiểu là dạy, truyền đạt, cung cấp các thông tin chính xác về giới tính cho người khác như cách phòng tránh thai và các vấn đề về tình dục an toàn.” (học sinh lớp 10). Em học sinh lớp 11 thì lại có quan điểm “Giáo dục giới tính theo em hiểu là một hoạt động thuộc về lĩnh vực giáo dục, mà nội dung truyền đạt, giảng dạy của nó là về những vấn đề liên quan đến giới tính, những đặc điểm, sự nhận biết về sự phát triển giới tính. Đặc biệt đó là những kiến thức về tình dục cũng như tình dục an toàn”.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi khi điều tra trên giáo viên chúng tôi được biết hiện nay, việc giảng dạy những kiến thức về giáo dục giới tính chủ yếu là theo hình thức “tọa đàm, tổ chức thành những buổi nói chuyện”. Nhà trường chưa đưa nó lên thành một một học và cũng chưa được đầu tư, chưa biết nên đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Giáo dục giới tính chưa có sự chuyên sâu và chưa được đầu tư nhiều thời gian cũng như đầu tư sâu cho nội dung bài học. Do đó sẽ dễ dàng dẫn tới có những nhận thức chưa đầy đủ về nội dung của môn học.
Khi tiến hành phỏng vấn sâu chúng tôi được biết, việc giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay mới chỉ được áp dụng như một hình thức học ngoại khóa. Số lượng thời gian ít và nội dung thì không có sự chuyên sâu. Một học sinh lớp 11 cho biết: “các hoạt động học những kiến thức về giáo dục giới tính hầu như rất ít và chưa có sự chuyên sâu trong đó. Hầu như một kỳ học chỉ học hai đến 3 buổi nhưng chỉ như một buổi nói chuyện đơn thuần. Bọn em không được học một cách cụ thể, bài bản hay có tài liệu thống nhất”.
Như vậy có thể thấy rằng, chính hình thức và cách thức giảng dạy mà làm hạn chế đến nhận thức của các em về môn học này.
Qua đây chúng ta cũng thấy mức độ hiểu biết về vấn đề giáo dục giới tính của các em chưa hoàn toàn đầy đủ. Các em đang hiểu mập mờ giữa giáo dục tình dục và giáo dục giới tính. Các em chỉ hiểu một cách thuần túy là giáo dục tình dục chính là giáo dục giới tính. Chính cách hiểu sơ sài này đã ảnh hưởng đến nhận thức của các em về những vấn đề liên quan đến giới tính của mình. Đồng thời nó cũng là rào cản làm hạn chế đến hành động tự tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giới tính của các em.
Giáo dục giới tính không đơn thuần chỉ là giáo dục tình dục an toàn hay là các cách phòng tránh thai hay không chỉ là những vấn đề về tình cảm nam nữ như nhận thức của các em. Mà giáo dục giới tính nó bao hàm tất cả những vấn đề về giải phẫu sinh dục, sản, quan hệ tình dục mục đích lớn nhất của giáo dục giới tính là hình thành tiêu chuẩn đạo đức hành vi có liên quan đến những vấn đề thầm kín của đời sống con người đồng thời giúp hình thành nên những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa các em trai và em gái.
3.1.1.3. Nhận thức về vai trò của việc học giáo dục giới tính
Ngoài việc tìm hiểu về nhận thức của các em về khái niệm cũng như nội dung của giáo dục giới tính, chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu nhận thức của các em học sinh về vai trò của giáo dục giới tính. Chúng tôi sử dụng câu hỏi 15. Kết quả nhận được:
Bảng 3.2. Vai trò của giáo dục giới tính
STT N i dung TB L
quan trọng về giới, giới tính và những vấn đề liên quan đến tình dục an toàn 2 Giúp học sinh lĩnh hội được những kiến
thức về vấn đề giới tính, hình thành nên tâm lý mới, tích cực chủ động tìm hiểu những vấn đề về giới tính mà trước đây không dám tìm hiểu
3,11 .97
3 Giúp học sinh phát triển nhận thức, có góc nhìn mới hơn, lành mạnh hơn và tích cực hơn về vấn đề giới tính
3,50 .76
Tổng 3,33 .72
Nhìn vào bảng số liệu 3.2 cho thấy điểm trung bình chung của toàn