Năm Tổng số lao động ( ngƣời) Lao động phổ thông (%) Cao đẳng, đại học (%) Đào tạo khác (%) 2003 2931 49,3 19,7 31,0 2004 5286 59,5 15,2 25,3 2005 8168 75,1 11,3 13,6 2006 11432 78,0 10,4 11,6 2007 19476 80,0 10,3 9,7 2008 33111 72,5 16,6 10,9 2009 41323 78,3 17,3 4,4 2010 56874 82,5 10,6 6,9 2011 87053 72,6 20,1 7,3 2012 117455 75,2 17,3 7,1 Quý II/2015 193198 70,0 20,6 9,4
Nguồn: Báo cáo của Tỉnh ủy Bắc Ninh về Hiệu quả đầu tư xây dựng các khu, cum công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình làm việc, người công nhân luôn nỗ lực vươn lên, nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới. Cùng với quá trình CNH, HĐH, nhờ sự phát triển lớn mạnh của kỹ thuật công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực điện tử tin học, một mặt đã trí thức hóa lực lượng lao động; mặt khác, thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cao hơn cho đội ngũ công nhân trong địa bàn tỉnh, nếu muốn tự khẳng định vai trò của mình công nhân phải vươn lên đáp ứng yêu cầu của cách mạng khoa học công nghệ. Bắt nguồn từ thực tế trên bằng những hành động cụ thể như trau dồi kiến thức chuyên môn, trình độ văn hóa, trình độ lý luận và cả trình độ sử dụng vi tính và ngoại ngữ…mà đội ngũ công nhân trên địa bàn Bắc Ninh có những bước tiến vượt bậc.
Đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cơ bản có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhận thức được vị trí và vai trò của mình trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, trong những năm qua, đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh đã luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống.
Phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh một mặt đã kế thừa được những truyền thống quý báu của quê hương đất nước như: Cần cù, chăm chỉ, yêu lao động, đoàn kết, có tin thần trách nhiệm cao... ; mặt khác cũng đã sớm tiếp thu tác phong công nghiệp của người công nhân thời đại mới: Tôn trọng kỷ luật, năng động, sáng tạo, tích cực học tập nâng cao trình độ... Vì vậy, trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh của quá trình CNH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đội ngũ công nhân cũng đã không ngừng nâng tầm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi của công việc về trình độ chuyên môn, tay nghề cũng như tác phong, kỷ luật trong công việc. Cũng từ đó, đội ngũ công nhân đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ và thợ, giữa những công nhân với nhau và giữa công nhân với nhân dân địa phương- nơi sinh sống và làm việc.
Ba là, phát triển về cơ cấu
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH của tỉnh Bắc Ninh, đội ngũ công nhân trên địa bàn Bắc Ninh cũng phát triển theo hướng phong phú đa dạng về ngành nghề, sự mở rộng các khu, cụm công nghiệp còn thu hút một lực lượng không nhỏ từ các tỉnh lân cận đến vì vậy số lượng công nhân trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh. Hơn nữa quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cùng với quá trình đô thị hóa cũng tác động mạnh mẽ đến việc chuyển hóa một bộ phận nông dân thành công nhân. Ngoài ra còn xuất
hiện thêm những lao động làm việc tại các đơn vị kinh tế hộ gia đình dưới hình thức gia công, hình thành những cơ sở sản xuất vệ tinh.
Trong sự phát triển về cơ cấu đội ngũ công nhân thì lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm. Theo số liệu của Sở Lao động- Thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh, năm 2006, tổng số các lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn là 58.410 người, năm 2012 đã tăng lên 188.360 người. Trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 9.620 người năm 2006 lên 116.030 người năm 2012, tăng 1.106%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng từ 39.640 người năm 2006 lên 59.963 người năm 2012, tăng 51,3%.
Bên cạnh đó, cùng với sự tăng nhanh của đội ngũ lao động tại các khu công nghiệp thì cơ cấu giữa lao động trong tỉnh và lao động ngoại tỉnh có sự biến đổi, tỷ lệ lao động trong tỉnh có xu hướng giảm và lao động ngoại tỉnh có xu hướng tăng nhanh. Tính đến năm 2013, số lao động ngoại tỉnh chiếm 65% tổng số lao động.