Quan niệm về sự phát triển của giai cấp công nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 38 - 40)

1.2. Quan niệm về phát triển giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy

1.2.1. Quan niệm về sự phát triển của giai cấp công nhân

Phát triển là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định, được hình thành và phát triển thể hiện qua các phương diện: Số lượng, chất lượng, cơ cấu, tổ chức trong một điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Phát triển GCCN chính là quá trình tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng, hoàn thiện về cơ cấu, tổ chức của GCCN dựa trên những điều kiện tiền đề khách quan và những nhân tố chủ quan trong một thời kỳ lịch sử.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, GCCN là một tập đoàn xã hội to lớn, đang phát triển. Từ đó, có thể khái quát: Phát triển GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là quá trình chuyển hóa toàn diện theo xu hướng tăng lên về số lượng, chất lượng, hoàn thiện về cơ cấu và tổ chức của GCCN, trên cơ sở tác động của các điều kiện khách quan và chủ quan, làm cho GCCN ngày càng lớn mạnh, phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo xã hội, lực lượng đi đầu của sự nghiệp CNH, HĐH, lực lượng nòng cốt của khối liên minh công- nông- trí thức và khối đại đoàn kết toàn dân tộc

nhằm bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN và xây dựng thành công một nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Quan niệm trên cho thấy xu hướng phát triển, nội dung, điều kiện, con đường phát triển GCCN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Xu hướng là sự tăng lên theo hướng tích cực của các yếu tố cấu thành của GCCN: Số lượng, chất lượng, cơ cấu, tổ chức, làm cho GCCN Việt Nam ngày càng lớn mạnh về mọi mặt cùng với quá trình phát triển của đất nước và của thời đại.

Điều kiện phát triển GCCN là sự quy định của các yếu tố khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...của đất nước, nhất là sự phát triển của CNH, HĐH, kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, quá trình toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập. Điều kiện phát triển còn phụ thuộc vào đường lối, chính sách pháp luật, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và chất lượng hoạt động của các chủ thể: Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, doanh nghiệp và bản thân GCCN.

Con đường phát triển GCCN là thông qua việc tạo lập các điều kiện, các tiền đề, các nhân tố tích cực cả về khách quan và chủ quan phù hợp với quy luật phát triển của cơ cấu xã hội giai cấp và các quy luật xã hội khác trong thời kỳ quá độ; thông qua con đường hoạt động thực tiễn, thông qua giáo dục đào tạo, tự giáo dục, tự đào tạo...

Nội dung phát triển là sự lớn mạnh về số lượng, chất lượng, hợp lý về cơ cấu, tổ chức, để GCCN Việt Nam xứng đáng là giai cấp lãnh đạo, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)