1.2. Quan niệm về phát triển giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy
1.2.3. Các nhân tố quy định sự phát triển giai cấp công nhân Việt Nam
Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
* Sự phát triển của CNH, HĐH, kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế tạo
ra những tiền đề vật chất và môi trường xã hội cho sự phát triển của GCCN.
CNH là một giai đoạn tất yếu của mỗiquốc gia. Đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên CNXH, nhất thiết phải trải qua CNH. CNH, HĐH giúp phát triển lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động. Đây là thời kỳ tạo tiền đề vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước trong điều tiết sản xuất và dẫn dắt thị trường. Đồng thời, CNH, HĐH là động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố an ninh, quốc phòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế.
Trong quá trình CNH, HĐH, nước ta có thuận lợi cơ bản là nước đi sau, có thể học hỏi được kinh nghiệm thành công của những nước đi trước và có cơ hội rút ngắn thời gian thực hiện quá trình này. Trước đây, nước Anh thực hiện CNH đầu tiên, phải mất 120 năm; nước Mỹ đi sau, chỉ mất 90 năm; sau nữa là Nhật Bản xuống còn 70 năm; và các nước công nghiệp mới (NIC) có hơn 30 năm. Việt Nam thực thực hiện quá trình này trong bối cảnh loài người đang bắt đầu chuyển sang phát triển kinh tế tri thức, với sự bùng nổ của tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ gen, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới... đúng như tiên đoán của C.Mác và Ph. Ăng-ghen từ giữa thế kỷ XIX: ''Tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp''. Đây chính là cơ hội
lịch sử hiếm hoi mà thời đại tạo ra để các nước đi sau như Việt Nam rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước đi trước. Việc chuyển nền kinh nước ta sang hướng phát triển dựa vào tri thức trở thành yêu cầu cấp thiết không thể trì hoãn.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh CNH, HĐH và từng bước vững chắc chuyển sang nền kinh tế tri thức là có căn cứ khoa học và phù hợp với xu thế chung của thời đại. Thể hiện nhất quán tư tưởng đó, Đại hội X khẳng định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với sự phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [16, tr.95]. Như vậy, CNH, HĐH đặt ra yêu cầu khách quan phải phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng, mà đặc biệt là về chất lượng của GCCN trong giai đoạn hiện nay.
Chúng ta tiến hành CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện để GCCN Việt Nam không ngừng lớn mạnh. CNH, HĐH đã rèn cho người công nhân tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động. Không những vậy, nó đã dặt ra yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, vừa tạo tiền đề vật chất và cơ chế để nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, vừa đặt ra yêu cầu và khuyến khích người công nhân tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thích ứng với sự đổi mới nhanh của khoa học công nghệ. CNH, HĐH đã góp phần tạo ra đội ngũ công nhân có tay nghề, kỹ năng làm việc và có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cao. Đó phần lớn là lực lượng lao động trẻ, được đào tạo có hệ thống. Đây chính là lực lượng nòng cốt của cách mạng và đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Không những vậy, sự phát triển của CNH, HĐH với việc đòi hỏi cao về lao động kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nên thúc đẩy năng suất lao động xã hội ngày càng tăng, từ đó tạo điều kiện nâng cao thu nhập và đời sống người công nhân, tạo ra tiền đề về vật chất để người công nhân được hưởng các phúc lợi xã hội do mình tạo ra và có điều kiện phát triển đời sống văn hóa, tinh thần.
Nền kinh tế tri thức ngày nay đã và đang là động là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Kinh tế tri thức tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển về số lượng, biến động cơ cấu GCCN theo hướng hiện đại. Nó tạo ra điều kiện về vật chất, tinh thần và chính trị cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ công nhân, đồng thời chính quá trình phát triển kinh tế - xã hội lại làm xuát hiện nhiều ngành nghề mới, tạo nên nhu cầu ngày càng tăng về lao động có trình độ cao, từ đó thúc đẩy chất lượng giai GCCN được nâng cao.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế tri thức là hội nhập quốc tế và tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Nó đã tạo cho GCCN Việt Nam cơ hội và điều kiện để tiếp cận với những thành tự khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh của các nước; đồng thời để Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác giao lưu và tăng cường đoàn kết, tương trợ với GCCN và nhân dân lao động tiến bộ trên thế giới. Hội nhập quốc tế tạo cơ hội để Việt Nam thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư nước ngoài trên mọi lĩnh vực, theo đó, đội ngũ công nhân nước ta có điều kiện tăng nhanh về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu phù hợp.
* Đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội và hoạt động của doanh nghiệp đặt ra phương hướng, yêu cầu và điều kiện phát triển GCCN Việt Nam.
Đường lối của Đảng về CNH, HĐH đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tạo điều kiện để GCCN Việt Nam phát triển mạnh về số lượng. Đảng đã xác định " Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu", quan tâm lãnh đạo nhà nước đề ra chính sách pháp luật phát triển công tác giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục đào tạo người công nhân.
Đảng đã đề ra chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện để GCCN tiếp cận học hỏi công nhân các nước trên thế giới và khu vực, đồng thời đề ra chủ trương đẩy mạnh bồi dưỡng, giáo dục công nhân. Không những vậy, Đảng đã chú trọng lãnh đạo xây dựng chính sách pháp luật nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người công nhân, và chính sách động viên khuyến khích mọi tiềm năng sáng tạo của người công nhân cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, lối sống lành mạnh, tác phong công nghiệp...cũng được Đảng thường xuyên quan tâm chỉ đạo.
Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước ban hành đã thể hiện lập trường quan điểm của GCCN, từng bước đảm bảo hài hòa lợi ích GCCN với lợi ích các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Nhà nước đã chú trọng thể chế hóa đường lối của Đảng thành các chính sách pháp luật đối với GCCN, đề ra chính sách quốc gia về giải quyết việc làm, đề ra những giải pháp tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện để công nhân phát triển về kinh tế, giải quyết việc làm.
Chính sách pháp luật của Nhà nước đã từng bước giải quyết hài hòa giữa huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, tạo điều kiện để công nhân phát huy quyền làm chủ của mình, góp tiếng nói xứng đáng trong tham gia hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật.
Nhờ có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước đối với công tác xây dựng, phát huy vai trò GCCN, nên đời sống của công nhân từng bước ổn định, số lượng, chất lượng GCCN từng bước tăng lên, cơ cấu GCCN từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực.
Ngoài ra, hoạt động của các doanh nghiệp cũng đã đặt ra yêu cầu và điều kiện để phát triển GCCN Việt Nam. Sự tăng lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho sự phát triển về số lượng GCCN; Sự phát triển mạnh của các lĩnh vực sản xuất công nghiệp công nghệ cao đặt ra yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tác phong lao động đối với công nhân; Sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước cũng góp phần làm biến đổi cơ cấu GCCN...
* Sự phát triển của giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ, văn hoá- xã hội…là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển GCCN.
Trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH HĐH, Đảng và nhà nước ta đã luôn chú trọng phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ, văn hoá- xã hội. Nhờ đó, trình độ của GCCN đã không ngừng được nâng cao, sớm tiếp cận và làm chủ được những máy móc kỹ thuật hiện đại, chủ động sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH ( Bổ sung, phát triển 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu;
đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”
Việc chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi yêu cầu rất cao về nguồn nhân lực có năng
lực về thị trường, về kinh doanh, về đổi mới và sáng tạo khoa học - công nghệ, sản phẩm mới. Đồng thời đặt ra nhiều vấn đề mới trong phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học - công nghệ nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đối với giáo dục, giải quyết vấn đề cạnh tranh trong giáo dục, thương mại hoá giáo dục, công bằng giáo dục, phúc lợi xã hội trong giáo dục và dịch vụ giáo dục cũng như sở hữu trí tuệ, thị trường khoa học – công nghệ, đào tạo và sử dụng nhân tài.
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII nêu rõ: "Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" . Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế trí thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp và tăng trưởng” . Như vậy, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học – công nghệ phải được coi là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH thắng lợi.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Tốc độ phát minh khoa học ngày càng gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn. Sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt. Truyền thông về khoa học - công nghệ diễn ra sôi động. Nhiều tri thức và công nghệ mới ra đời đòi hỏi quá trình giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, suốt đời để người lao động có thể thích nghi được với những biến đổi mới của khoa học - công nghệ. Giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ phải được "chuẩn hoá", "hiện đại hoá", và hội nhập quốc tế.
* Vai trò nỗ lực phấn đấu của chính bản thân người công nhân trong việc đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
GCCN Việt Nam ra đời trong những điều kiện khó khăn, tuy nhiên đã sớm ý thức được địa vị chính trị của giai cấp mình và vươn lên nắm vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, ngoài những yêu cầu khách quan đặt ra, bản thân người công nhân cũng luôn tích cực, nỗ lực phấn đấu không ngừng để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của đất nước trong thời đại mới.
Trong xã hội Việt Nam ngày nay, GCCN đang ngày càng lớn mạnh và khẳng định được vai trò của mình trong công cuộc đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, phấn đấu cho một đất nước ngày càng giàu đẹp. Không những vậy, đã tích cực tự mình phấn đấu nâng cao tri thức, tay nghề để có thế làm tốt sứ mệnh lịch sử đã đề ra. Bên cạnh đó, thường xuyên rèn luyện về tư tưởng, giữ vững lập trường chính trị, đấu tranh chống các thế lực thù địch lôi kéo, tránh xa các tệ nạn xã hội, góp phần làm xã hội ngày càng trong sạch, văn minh, lịch sự. Phấn đấu đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp trong năm 2020 như đúng mục tiêu mà Đảng và nhà nước đã đặt ra, đưa nước ta lên một tầm cao mới.
Chƣơng 2. PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA