Cơ cấu lao động nam nữ trong các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 74 - 129)

Năm Tổng số Nam Nữ Số lao động Tỷ lệ (%) Số lao động Tỷ lệ (%) 2008 33.111 14.302 43,2 18.809 56,8 2009 41.323 15.767 38,2 25.556 61,8 2010 56.874 21.226 37,3 35.648 62,7 2011 87.053 25.478 29,3 61.575 70,7 2012 117.455 32.517 27,7 84.938 72,3 2013 121.407 32.620 26,8 88.787 73,2 Quý II/2015 193.823 60.085 30,8 133.738 69,2%

( Nguồn từ Phòng QL Lao động BQL các KCN Bắc Ninh)

Về cơ cấu độ tuổi, đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh đang ở thời kỳ vàng: Độ tuổi lao động trên 45: khoảng 5%; Độ tuổi từ 31 đến 45 khoảng 15%; Độ tuổi từ 18 đến 30 khoảng 80%. Như vậy có thể thấy, đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hầu hết đều rất trẻ, đó sẽ là lợi thế để phát huy tình năng động, sáng tạo, tích cực trong việc tiếp cận và làm chủ những dây truyền sản xuất với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, đồng thời tích cực học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề.

Bốn là, phát triển về tổ chức

Tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp cũng được quan tâm xây dựng và củng cố, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước, qua đó thể hiện vai trò tiên phong của đội ngũ công nhân. Trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, mặc dù chưa thành lập được các chi bộ đảng nhưng cũng đã nhận

được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ các cấp. Đối với các công nhân giác ngộ ý thức giai cấp, có trình độ tay nghề cao được quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để sớm đứng vào hàng ngũ của đảng.

Trong những năm qua, số lượng tổ chức công đoàn cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã phát triển mạnh, nâng cao vị thế, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích cho người công nhân, đồng thời thông qua đó tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lao động cho người công nhân. Tính đến tháng 6 năm 2013, Công đoàn các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh đã có 193 công đoàn cơ sở với 48.468 đoàn viên, tăng 188 công đoàn cơ sở, 46.743 đoàn viên so với khi mới thành lập ( tháng 5/2004).

Công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động được chỉ đạo thường xuyên và công đoàn cơ sở thực hiện tích cực, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo đời sống tinh thần, vật chất của công nhân lao động trong các doanh nghiệp; công đoàn phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm với các cơ quan, ban ngành chức năng giải quyết kịp thời các cuộc mâu thuẫn phát sinh, ổn định tình hình, đảm bảo môi trường đầu tư cũng như môi trường lao động sản xuất.

Thông qua các tổ chức công đoàn cơ sở , người công nhân được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của mình, thường xuyên được quan tâm hỗ trợ trong việc ký giao kết hợp đồng lao động. Công đoàn cơ sở tư vấn cho người lao động đọc kỹ các nội dung trong bản hơp đồng lao động, mạnh dạn hỏi người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền đại diên cho người lao động trước khi ký và chỉ ký sau khi đã nắm vững và hiểu hết những nội dung đã ghi trong hợp đồng. Công đoàn các khu công nghiệp còn quan tâm chi đạo xây dựng nội dung thỏa ước lao động tập thể, tích cực đàm phán với chủ sử dụng lao đông để thương lượng tiến tới ký kết thỏa ước lao động tập thể giữa

công đoàn và chủ sử dụng lao động, đồng thời chỉ đạo công đoàn cơ sở nắm vững thời hiệu của thỏa ước lao động tập thể để sửa đổi bổ sung khi có sự thay đổi chế độ chính sách của Nhà nước việt Nam hoặc diễn biến thực tiễn không còn phù hợp hoặc thỏa ước lao động tập thể đã hết hiệu lực.

Cùng với tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ cũng đã và đang ngày càng phát huy được vai trò của mình tại các doanh nghiệp, là tổ chức đoàn kết, tập hợp các bộ phận trong đội ngũ công nhân, có những hoạt động thiết thực để động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để đội ngũ công nhân cùng nhau phát triển về mọi mặt.

* Nguyên nhân của thành tựu

Chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, nhà nước nói chung, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh nói riêng về chính sách phát triển CNH, HĐH, chính sách phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, từ đó đã

tạo điều kiện thuận lợi vật chất, tinh thần cho đội ngũ công nhân trên địa bàn

tỉnh Bắc Ninh phát triển không ngừng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, tổ chức.

Ngay khi được tái lập, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã tập trung giải quyết các nhiệm vụ cấp bách, giải quyết những khó khăn trước mắt để nhanh chóng ổn định sản xuất. Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, tỉnh Bắc Ninh đã rà soát xây dựng kế hoạch phát triển cho từng giai đoạn, đồng thời đề ra những chủ trương, chính sách thích hợp, bám sát điều kiện thực tiễn, phù hợp với xu thế chung của đất nước. Nhờ vậy, quá trình CNH trên địa bàn tỉnh đã đạt được những bước phát triển vượt bậc, tạo điều kiện cho quá trình phát triển của đội ngũ công nhân.

Bắc Ninh đã xác định rõ nhiệm vụ trong từng giai đoạn về phát triển công nghiệp, trong đó có việc hình thành và phát triển khu công nghiệp và nguồn nhân lực tại các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16, 17, 18. Đến

nay, đã có một hệ thống các chính sách, chủ trương tương đối hoàn thiện và đầy đủ cho sự phát triển công nghiệp, khu công nghiệp và nguồn nhân lực:

- Nghị quyết số 12-NQ/TU về xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

- Quyết định số 23/2012/QĐ – UBND ngày 11-5-2012 về việc phê duyệt Đề án xác định một số chỉ tiêu chủ yếu và giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.

- Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015.

- Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030.

- Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 8-6-2012 của UBND tỉnh về việc quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài.

- Nghị quyết số 83/2013/NQ-HĐND ngày 23-4-2013 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 43/2012/QĐ-HĐND ngày 25-4-2012 của HĐND tỉnh về quy định chế độ, chính sách đào tạo, thu hút và sử dụng nhân tài.

- Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2015 định hướng đến năm 2020.

Đây là những điều kiện quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển công nghiệp nói chung và công nhân nói riêng, ngoài ra còn có nhiều chính sách hỗ trợ về đầu tư, chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh, chính sách về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, chính sách về thị trường, về khoa học công nghệ, về nguồn nhân lực… cũng góp phần thúc đẩy nhanh hơn và khả thi hơn cho sự phát triển đội ngũ công nhân.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng của tỉnh cũng luôn chủ động phát hiện và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực lao động, môi trường, đất đai… Để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lý tốt những dự án FDI đã và đang hoạt động, Bắc Ninh luôn chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng sản xuất thông qua việc hoàn thiện quy hoạch và triển khai đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp. Ưu tiên các dự án công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường và đầu tư theo hình thức BOT, BT…

Tỉnh luôn tập trung, chú trọng đẩy mạnh công tác quản lý, xúc tiến, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thông qua các kênh khác nhau, đặc biệt xúc tiến đầu tư của tỉnh chuyển hướng sang hình thức vận động thu hút đầu tư theo dự án có trọng điểm, công nghệ hiện đại và đối tác có năng lực tài chính, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nhờ vậy, hoạt động xúc tiến và hỗ trợ đầu tư bước đầu phát huy hiệu quả, thu hút được nhiều nhà đầu tư, dự án mới trong và ngoài nước tìm đến Bắc Ninh.

Nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội khi chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế.

Chính vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực là việc làm cần thiết để phát huy hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi của địa phương trong hoàn cảnh mới, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.

Với những cán bộ, công nhân viên trên địa bàn tỉnh được cử đi học và sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi ra trường, Bắc Ninh đều có những chế độ, chính sách hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, những trường hợp có nhu cầu về đất ở sẽ được ưu tiên giải quyết (áp dụng hình thức trả chậm), sắp xếp

việc làm cho vợ (chồng), con để họ có điều kiện yên tâm công tác lâu dài ở Bắc Ninh.

Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng trình độ chuyên môn để họ phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ của mình trong công việc. Đồng thời chú trọng, ưu tiên khi xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, tạo điều kiện cho họ đóng góp, cống hiến được nhiều nhất tài năng, trí tuệ của mình. Đối với những người hết tuổi lao động, nếu cơ quan đơn vị có nhu cầu sử dụng và bản thân họ tự nguyện ở lại thì được tiếp tục công tác theo quy định của pháp luật. Cơ quan, đơn vị quản lý nhân tài cũng tạo điều kiện thuận lợi để họ được học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức, trình độ, tay nghề để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là những người yêu quê

hương, luôn có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Họ đã dốc hết tâm lực của mình để phục vụ quê hương để Bắc Ninh thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, từng bước đi lên vững chắc.

Bắc Ninh là mảnh đất có truyền thống hiếu học, khoa bảng đã ảnh hưởng tới nhận thức, hiểu biết trình độ tay nghề của công nhân; đồng thời với bản tính cần cù, thông minh, sáng tạo, bắt kịp xu thế của chính người công nhân nên đã góp phần to lớn vào sự phát triển công nghiệp của tỉnh nói chung, của bản thân người công nhân nói riêng. Đặc biệt họ được rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật cũng như nội quy quy chế của doanh nghiệp. Đội ngũ công nhân trên địa bàn Bắc Ninh đang phát huy vai trò nòng cốt của mình để phát triển quan hệ liên minh vững chắc về kinh tế, chính trị với nông dân, thúc đẩy giao lưu hàng hóa giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn, đoàn kết với trí thức, động viên trí thức đem tài năng và trí tuệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.

Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội mà trọng tâm đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, là tỉnh có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, về con người và các tiềm năng phát triển khác. Bắc Ninh đã khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hoàn cảnh mới, từ đó thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời.Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài.

Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và có vị trí quan trọng để thông thương, giao lưu kinh tế quốc tế.

Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

2.2.2. Hạn chế trong phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nguyên nhân

* Về hạn chế

Một là, về chất lượng, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp của

đội ngũ công nhân trên địa bàn Bắc Ninh còn thấp so với yêu cầu của sự

nghiệp CNH, HĐH.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, Bắc Ninh còn thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Trình độ học vấn của công nhân vẫn còn ở trình độ trung học cơ sở, số thợ bậc cao còn ít. Nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp có thiết bị công nghệ hiện đại nhưng đang thiếu nghiêm trọng công nhân lành nghề. Theo kết quả điều tra lao động của ngành Lao Động thương binh và Xã hội, thực trạng chất lượng lao động tại 500 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thì số lao động phổ thông là 12.099 người chiếm 23,8%. Công nhân kỹ thuật không có bằng cấp, chứng chỉ nghề là 14.576 người chiếm 28,6%. Trình độ sơ cấp và chứng chỉ dưới 3 tháng là 10.134 người chiếm 19,9%. Nhu cầu tuyển lao động phân tích theo trình độ tay nghề là cao đẳng 5%, trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật 7%, sơ cấp và học nghề thường xuyên dưới 3 tháng 74%, không trình độ chuyên môn kỹ thuật 14%. Tình trạng này phản ánh sự thiếu trầm trọng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.

Sự thiếu hụt này đang hạn chế việc áp dụng khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào sản xuất .

Trong khi đó, ngày càng nhiều công nhân có tay nghề cao đang được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 74 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)