Những vấn đề mới nảy sinh và thách thức đối với hoạt động PHS ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến công tác phát hành sách (Trang 26 - 30)

ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm gần đây, toàn ngành PHS đi vào thế ổn định và phát triển phù hợp với cơ chế thị trường, hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp PHS đã chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động kinh doanh. Ngành PHS đã bám sát các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, vừa phục vụ công cuộc đổi mới, vừa tự đổi mới để thích nghi với cơ chế mới, đã cố gắng thực hiện mục tiêu: "Đưa sách tốt, sách hay đến tay người đọc". Nhiều siêu thị, trung tâm, cửa hàng và hệ thống đại lý sách đã đổi mới phương thức hoạt động,

bước đầu đã hình thành thị trường XBP đa dạng, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề không nhỏ đối với ngành PHS. Đó là:

* Hệ thống PHS nhà nước phát triển chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống hiệu sách nhân dân cấp huyện bị tan rã, thay vào đó ở một số huyện là các cửa hàng, đại lý tư nhân kinh doanh tổng hợp, trong đó có mặt hàng sách. Trong toàn ngành PHS nói chung, hệ thống cửa hàng, hiệu sách bán lẻ ở các huyện còn rất ít, doanh thu quá thấp, trong đó doanh thu từ bán sách chỉ chiếm 15 - 20%.

Đặc biệt có một số công ty cấp tỉnh đến nay vẫn không có cửa hàng bán lẻ, hiệu sách ở huyện, do đó hoạt động kinh doanh và tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ, phổ biến văn hóa qua sách báo của các đơn vị phát hành đó chỉ dừng ở thành phố, thị xã, không có khả năng đưa sách về nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Mạng lưới PHS phát triển không đều ở các vùng, miền, chủ yếu tập trung ở các đô thị, thành phố lớn, còn ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được chú trọng, không được quan tâm đúng mức.

* Sự phát triển nhanh nhưng thiếu quy hoạch của hệ thống PHS tư nhân. Do chưa được quy hoạch và thiếu một hành lang pháp lý cần thiết, đồng thời bản thân các nhà sách tư nhân thường xác định mục tiêu kinh doanh là chính, nên trong quá trình phát triển, hệ thống PHS tư nhân đã bộc lộ nhiều yếu kém. Một số PHS tư nhân chỉ tập trung vào khâu liên kết làm các loại sách dễ bán, có lãi nhiều, chỉ mở rộng mạng lưới tại các tỉnh, đô thị, bỏ các địa bàn xa. Không ít các nhà sách, đặc biệt là những nhà sách nhỏ, không tên tuổi làm ăn nhỏ lẻ, chụp giật, in lậu, in nối bản, in quá số lượng cho phép, in lại sách của các cơ sở khác dẫn đến làm rối loạn thị trường sách, gây hoang mang trong bạn

đọc. Một số nhà sách tư nhân khi liên kết xuất bản đã tìm mọi cách đẩy giá sách lên cao, tạo ra giá sách ảo. Giá ghi trên bìa gấp 2-3 lần giá thành. Việc trừ chiết khấu (phát hành phí) của các nhà sách tư nhân hết sức phi lý: một số nhà sách tư nhân đã mặc sức thao túng, đẩy phát hành phí cao ngất ngưởng, 30 - 40%, thậm chí tới 50 - 60% (theo quy định hiện hành là 26%).

Theo quy chế của Bộ Văn hóa - Thông tin, tư nhân, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được phép liên kết trong lĩnh vực in và phát hành XBP. Nhưng trong thực tế, tư nhân trực tiếp tham gia vào khâu xuất bản. Họ trực tiếp chủ động khai thác đề tài (thông qua NXB để xin đăng ký kế hoạch xuất bản với cơ quan quản lý nhà nước). Việc liên doanh, liên kết ở một số nhà xuất bản đã vượt qua những quy định pháp luật hiện hành, thậm chí một số nhà sách, công ty PHS, công ty dịch vụ văn hóa của tư nhân hoạt động như một đơn vị xuất bản. Họ có đội ngũ biên tập viên có trình độ, có trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, có cơ sở in, có thị trường ổn định và đã làm được một số sách có giá trị, chất lượng khá, quy mô lớn, bên cạnh không ít những loại sách giải trí, sách "hàng chợ", dễ dãi, chiều theo thị hiếu tầm thường và có nhiều sai phạm theo quy định của Luật Xuất bản.

* Vấn đề giá sách cao và sự thiếu thống nhất trong tỷ lệ chiết khấu.

Dư luận hiện nay vẫn cho rằng giá sách quá đắt. Có cuốn tới 400.000 - 500.000đ. Có bộ sách hàng triệu đồng. Đối với đại đa số người dân thì sách là một thứ "xa xỉ phẩm". Vì vậy dân số nước ta có hơn 80 triệu người mà mỗi tên sách chỉ in 600 - 1.000 bản (trừ SGK phổ thông). Giá sách cao (theo tính toán sơ bộ, giá thành chỉ khoảng 40% giá bìa), ít người mua sách, khiến cả người đọc và đơn vị xuất bản bị thiệt hại.

Chiết khấu quá cao ở bộ phận PHS tư nhân, mà nhà nước không quản lý được, đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh; làm cho khách hàng, độc giả hoang mang về nội dung, chất lượng, giá cả, hoài nghi: "PHS lãi quá lớn".

* Mối quan hệ giữa mạng lưới PHS với hệ thống thư viện chưa chặt chẽ, nhịp nhàng và hiệu quả thấp.

Qua điều tra cho thấy, nhiều thư viện chưa phải là nơi tích lũy và truyền bá các thành tựu về sách bởi vì nhiều loại sách tốt, sách hay phục vụ đông đảo bạn đọc ít đến được các thư viện công cộng. Ngược lại, một số loại sách tồn kho, sách phục vụ các đối tượng hẹp… của các công ty PHS, của tư nhân lại được đưa vào thư viện. Đó là do một bộ phận cán bộ của hai cơ quan trên quan tâm nhiều tới tỉ lệ hoa hồng mà ít chú ý đến nhu cầu của người đọc. Một số thư viện là nơi tiêu thụ sách khó bán, sách giá cao.

* Đối với khu vực phát hành, có đến 29,34% lao động chưa qua đào tạo. Hiện trong ngành phát hành XBP, số lượng cán bộ đã qua đào tạo đạt tỉ lệ chưa đến 40%. Riêng ở khu vực phía Nam, cán bộ được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động chỉ đạt khoảng 15%. Một số đơn vị có nhiệm vụ chính là kinh doanh phát hành các loại sách nhưng không có một lao động nào được đào tạo nghiệp vụ phát hành. Đặc biệt ở bộ phận phát hành XBP tư nhân, tỉ lệ này còn thấp hơn.

Cơ chế thị trường đã phá vỡ thế độc quyền của hệ thống PHS quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý và xã hội để các thành phần kinh tế tư nhân được tham gia kinh doanh XBP. Sự có mặt của tư nhân trong hoạt động PHS đã tạo ra một sự năng động hơn, nhanh nhạy hơn, góp phần làm cho thị trường sách trở nên sôi động, phong phú, đa dạng và sự cạnh tranh mạnh mẽ, gay gắt. Sự tồn tại của thành phần kinh tế tư nhân trong lĩnh vực kinh doanh XBP là một tất yếu khách quan trong cơ chế thị trường. Nó đòi hỏi các NXB muốn tồn tại có hiệu quả phải không ngừng đặt mình trong thế cạnh tranh, chạy đua cả về chất lượng bản thảo, chất lượng in cũng như nghiệp vụ phát hành thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả.

Trên thị trường phát hành XBP đã hình thành nhiều kênh PHS cạnh tranh gay gắt, quyết liệt, đôi khi sự cạnh tranh không lành mạnh đã dẫn đến tranh mua, tranh bán, giành giật khách hàng bằng mọi thủ đoạn kinh doanh. Sự bung ra chưa có định hướng rõ ràng, chưa kịp thời hướng dẫn, quản lý đã dẫn đến tình trạng rối loạn thị trường sách, rối loạn thị hiếu bạn đọc. Quy luật lợi nhuận đã làm cho thị trường ở thành phố trở nên sôi động, trở thành thị trường béo bở của các tư nhân cạnh tranh, giành giật khách hàng. Sách dồn ứ ở thành phố, trong đó còn tồn tại các sách ít bổ ích, rẻ tiền, phục vụ những thị hiếu nhất thời… Trong khi đó ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa lại thiếu sách, đói sách. Trong cơ chế thị trường, do cạnh tranh, sách đã bị biến thành loại hàng hóa đơn thuần dẫn đến khuynh hướng tìm mọi cách thƣơng mại hóa đơn thuần hoạt động PHS.

Do khuynh hướng thương mại hóa, kinh doanh đơn thuần và đặt lợi nhuận lên hàng đầu nên không ít các doanh nghiệp hoạt động PHS (kể cả quốc doanh) đã làm trái quy định pháp luật trong quá trình kinh doanh sách. Đó là đẩy giá sách lên cao, nâng tỉ lệ chiết khấu, in nối bản…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến công tác phát hành sách (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)