Mạng lưới phát hành SGK trên
1.4. Vài nét về vai trò của các PTTTĐC trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xuất
bản nói riêng
Khái niệm truyền thông được định nghĩa như sau: Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức [31, tr 13].
Harold Laswell và Claude Shannon đã sơ đồ hóa mối quan hệ giữa các PTTTĐC với QHCC như sau [31]:
Nhìn vào sơ đồ, có thể thấy các PTTTĐC là kênh chuyển tải thông điệp về hoạt động của một tổ chức, cá nhân nào đó từ bộ phận QHCC tới người nhận là đông đảo công chúng nhằm tạo ra một hiệu quả nhất định.
Có thể định nghĩa ngắn gọn về QHCC dưới góc độ truyền thông như sau:
Quan hệ công chúng là nỗ lực một cách có kế hoạch và có tổ chức của một cá nhân hoặc tập thể nhằm thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với đông đảo công chúng của nó bằng các hình thức truyền thông [82 tr.14].
QHCC có liên hệ mật thiết với mọi lĩnh vực của đời sống như kinh tế, chính trị, xã hội và cả chính mạng lưới truyền thông toàn cầu. QHCC sử dụng các PTTTĐC như một kênh thông tin hiệu quả để chuyển tải những thông điệp mà tổ chức mình muốn công chúng biết đến. Bởi vậy, các PTTTĐC là một trong những phương tiện hữu hiệu để mọi tổ chức xây dựng hình ảnh trung thực của mình trong mắt công chúng. J.M.Kaul đã viết về công việc của nhân viên QHCC trong cuốn “Quan hệ công chúng ở Ấn Độ” như sau: "Mọi người nhìn chúng ta như thế nào là tất cả nội dung của hoạt động QHCC của chúng
Cá nhân, tổ chức Quan hệ công chúng Thông điệp Các PT TT ĐC Công chúng Hiệu quả
ta. Việc này lại phụ thuộc rất lớn vào việc các PTTTĐC nói về chúng ta như thế nào” [55] .
QHCC không phải là đánh bóng tên tuổi của một công ty, tổ chức nào đó, mà là công bố những thành tựu, những mặt tốt của tổ chức, công ty đó. Để công chúng lắng nghe và tin tưởng vào tổ chức đó thì điều họ nói ra phải dựa trên kết quả tốt đẹp thực chất của công việc họ làm. Các PTTTĐC chỉ là một trong số các kênh hiệu quả giúp các tổ chức thực hiện quá trình công bố sự thực tốt đẹp đó. “Quan hệ công chúng là 90% làm thật tốt và 10% nói về nó”. Không chỉ “hữu xạ tự nhiên hương” mà phải biết nói, biết giới thiệu, truyền thông cho mọi người biết những điều tốt đẹp của mình.
Những hoạt động truyền thông hiện nay lại được các doanh nghiệp đặc biệt coi trọng khi việc xây dựng những kế hoạch cải thiện hình ảnh về tổ chức của mình trong xã hội sao cho doanh nghiệp củng cố được uy tín, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình quan trọng hơn nhiều so với việc quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Những hoạt động truyền thông này được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng.
Các doanh nghiệp xuất bản cũng không là ngoại lệ. Hoạt động QHCC của bất cứ NXB nào cũng phải sử dụng các PTTTĐC để xây dựng và bảo vệ uy tín, thương hiệu của mình. Các NXB ngoài việc sử dụng các PTTTĐC để quảng bá sách trên thị trường (phục vụ mục đích kinh doanh của mình), thì còn cần đến các phương tiện này để quảng bá văn hóa đọc, thể hiện trách nhiệm của mình đối với quyền lợi của công chúng.
SGK là sản phẩm chủ yếu của NXBGD. Hàng năm, lượng SGK chiếm từ 70 - 80% tổng số phát hành của NXBGD. Việc phát hành mảng SGK của NXB không gặp nhiều khó khăn do có lợi thế độc quyền và tính bắt buộc phải có của mặt hàng này đối với mỗi HS.
Riêng đối với STK, việc phát hành không thuận lợi như đối với SGK. Cần phải có sự vận động và phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban (trong nội bộ) và sự phối hợp với các lực lượng bên ngoài (trong đó đặc biệt quan trọng là hoạt động QHCC) để đưa sản phẩm ra thị trường có hiệu quả, cạnh tranh được với STK của các NXB khác, trong một bối cảnh giáo dục đang có rất nhiều vấn đề bức xúc và gây nhiều tranh cãi.
NXBGD với tư cách là một NXB chuyên ngành khoa học giáo dục không thể thả nổi STK cho cơ chế thị trường mà cần có một sự hướng dẫn tiêu dùng
thực sự khoa học, khách quan đối với STK. Điều đó cũng tác động không nhỏ đến việc sử dụng các PTTTĐC trong việc nâng cao, quảng bá văn hóa đọc trong đông đảo các tầng lớp nhân dân (chứ không chỉ bó hẹp trong nhà trường), tiếp thị và quảng bá sách tới người tiêu dùng.
Tiểu kết chương 1: PHS là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình
xuất bản sách. Nó đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của quá trình truyền thông, thông qua kênh "sách". Hoạt động PHS vừa mang tính chính trị, đồng thời cũng là hoạt động kinh doanh. Nó là hoạt động trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng nhưng cũng phải tuân theo những quy luật của thị trường.
Hoạt động PHS ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra rất sôi động với nhiều lực lượng tham gia. Các hệ thống kinh doanh XBP này hoạt động đan xen, hợp tác với nhau trên nhiều mặt, cả đầu vào và đầu ra. Quá trình hoạt động đó cũng đã làm nảy sinh cạnh tranh giữa các hệ thống và trong chính bản thân hệ thống. Cạnh tranh đã làm cho hoạt động kinh doanh XBP ngày càng phát triển đi đến hoàn thiện.
Trong ngành xuất bản Việt Nam, NXBGD là một NXB chuyên ngành, với những hoạt động đặc thù, trực tiếp phục vụ hoạt động dạy và học trong nhà trường, ở mọi cấp học, và có một hệ thống phát hành đặc biệt ưu thế so với các
NXB khác. Lượng phát hành của NXB này chiếm tới 80% tổng lượng sách phát hành trong cả nước. Đây là ưu thế đặc biệt, đồng thời cũng là áp lực đối với NXB này, và cả với dư luận xã hội.
Trong xã hội thông tin, hoạt động PHS cũng như các lĩnh vực khác đều sử dụng, đồng thời chịu tác động của các PTTTĐC dưới nhiều góc độ khác nhau. Chương tiếp theo của luận văn sẽ khảo sát những tác động qua lại của các PTTTĐC và hoạt động PHS của NXBGD với những điểm đặc thù của NXB này.
CHƢƠNG 2