Khảo sát thực tế hoạt động thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến công tác phát hành sách (Trang 50 - 78)

Mạng lưới phát hành SGK trên

2.2.2. Khảo sát thực tế hoạt động thông tin

2.2.2.1. Về số lượng tin bài

Từ năm học 2002 - 2003, khi SGK lớp 1 và lớp 6 biên soạn theo Chương trình Tiểu học mới được chính thức triển khai đại trà trên toàn quốc, các PTTTĐC thực sự vào cuộc với hàng loạt bài góp ý về chất lượng nội dung và hình thức SGK.

Luận văn lựa chọn nghiên cứu, khảo sát các bài viết về NXBGD và sản phẩm của NXBGD trên 20 tờ báo in và báo trực tuyến có số lượng phát hành lớn hoặc số lượng bạn đọc truy cập đông trong xã hội, một số báo thuộc ngành giáo dục - đào tạo, trong giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 10/2006. Việc khảo sát trên toàn bộ các PTTTĐC sẽ mang lại kết quả đầy đủ hơn, nhưng do thời gian có hạn nên luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi như đã trình bày. Tuy vậy, việc khảo sát vẫn cho kết quả đang tin cậy vì báo in, báo trực tuyến là phần quan trọng trong hệ thống các PTTTĐC.

20 tờ báo in và báo trực tuyến được lựa chọn khảo sát bao gồm:

1. Dantri.com.vn 2. Công an nhân dân

3. Giáo dục và Thời đại 4. Hà Nội mới

5. Khuyến học và Dân trí 6. Lao động

7. Nhân Dân 8. Phụ nữ Việt Nam

9. Quân đội nhân dân 10. Sài Gòn giải phóng

15. Tuổi trẻ TP.HCM 16. Văn hóa

17. Văn nghệ 18. Văn nghệ Trẻ

19. Vietnamnet 20. VnExpress

Qua thống kê cho thấy :

- Trong năm 2000: có 97 tin, bài về các hoạt động và sản phẩm của NXBGD - Trong năm 2001: có 37 tin, bài

- Trong năm 2002: có 60 tin, bài - Trong năm 2003: có 209 tin, bài - Trong năm 2004: có 303 tin, bài - Trong năm 2005: có 219 tin, bài

- Trong năm 2006: có 264 tin, bài (tính đến tháng 10/2006)

Có sự chênh lệch lớn về số lượng tin, bài giữa các năm như trên là do một số nguyên nhân sau :

- Trước năm học 2002 - 2003, tức là trước khi tiến hành triển khai đại trà SGK tiểu học và trung học cơ sở mới (bắt đầu là lớp 1 và lớp 6), hệ thống SGK phục vụ đổi mới này còn đang tiến hành thí điểm, chưa được giới báo chí quan tâm nhiều. Nhưng từ năm học 2002 - 2003 đến nay (tính từ thời điểm tháng 9/2002, SGK lớp 1, lớp 6 mới được triển khai đại trà), SGK mới đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Sự quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau, với những quan điểm khác nhau thể hiện rõ rệt và đồng thời trên nhiều tờ báo.

- Trước năm 2002, bộ phận QHCC của NXBGD chưa có chuyên viên chuyên trách nên việc quan hệ với giới báo chí, cập nhật thông tin về mọi mặt hoạt động của NXB tới báo chí chưa kịp thời và do đó thiếu hiệu quả. Chủ yếu là thụ động đáp ứng một số ít yêu cầu của báo chí. Vì vậy, ít thấy những tin, bài về mọi mặt hoạt động của NXBGD, trong đó thiếu những mảng thông tin rất quan trọng như tình hình biên tập, xuất bản, phát hành SGK mới, tình hình

chuẩn bị SGK và sản phẩm giáo dục cho năm học mới, những giải pháp của NXBGD chống lại tình trạng in lậu, phát hành trái tuyến SGK nhằm ổn định thị trường sản phẩm giáo dục,…

- Lãnh đạo NXB chưa thực sự quan tâm và nhận thức đúng vai trò của hoạt động QHCC (cũng như trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin cho xã hội), về vai trò của các PTTTĐC tới mọi mặt hoạt động của một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, có yếu tố độc quyền hợp pháp như NXBGD.

Bảng 2.2. Thống kê một số vấn đề của NXBGD được báo chí quan tâm từ năm 2000 - tháng 10/2006 (đơn vị tính : tin, bài)

Năm

Loại tin, bài phản ánh

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Đến tháng

10/2006

Những sai sót trong sản phẩm của NXBGD (về nội dung, hình thức, phương thức phục vụ… hoặc ý kiến khác) 60 6 18 61 56 59 64 Về hoạt động chính của NXBGD: biên tập, xuất bản, phát hành SGK nói chung, đặc biệt là SGK mới

4 16 12 28 54 35 66

Về các hoạt động khác của NXBGD (công tác chống in lậu, hội nghị tác giả, các cuộc thi…)

33 15 25 66 90 59 24

Về các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội

Sách bán ghép, độn; loạn STK 0 0 0 9 13 6 6 Giới thiệu sách 0 0 5 10 14 41 27 Các bài viết khác (độc quyền

SGK, về chương trình và SGK mới, phê bình khác…)

2.2.2.2. Về các mảng nội dung được đề cập

* Mảng nội dung thứ nhất

Qua bảng trên có thể thấy, những bài viết về các sai sót trong một số sản phẩm của NXBGD chiếm số lượng nhiều nhất. Chủ trương đổi mới chương trình và SGK phổ thông của Quốc hội buộc ngành giáo dục - đào tạo phải xây dựng một chương trình mới và một bộ SGK mới dựa trên chương trình khung đó. Và sự đổi mới nào cũng gây tranh cãi, nhất là trong lĩnh vực được toàn dân quan tâm và chịu ảnh hưởng như giáo dục.

Báo Lao động số 106 ra ngày 29/5/2000 “giật tít”: Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển: Sách giáo khoa phổ thông “càng nghiên cứu càng phát hiện ra những bất hợp lí”. Trong báo cáo được chuẩn bị trước trả lời chất vấn của 14 đoàn đại biểu và các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng đã thẳng thắn thừa nhận: “Về vấn đề chất lượng SGK đúng là còn nhiều bất cập, càng nghiên cứu càng phát hiện ra những cái bất hợp lí”.

Bài viết Chương trình và SGK lớp 6 mới dù được hoan nghênh nhưng còn sai sót (đăng trên báo Tiền phong số 106, ra ngày 8/8/2001), dựa trên những ý kiến đóng góp của GV tham dự Hội nghị sơ kết thí điểm chương trình và SGK lớp 6 vòng 1 để chuẩn bị thí điểm vòng 2, nhận định: Về cơ bản mức độ của chương trình cũng như SGK lớp 6 đã phù hợp với trình độ tiếp thu của HS trong cả nước kể cả các trường thuộc các xã vùng xa xôi như Kon Tum, Bạc Liêu, Tuyên Quang… Tuy nhiên, ở một số bài, phần của một số môn còn yêu cầu cao đối với HS. Biểu hiện của nhược điểm này là, hoặc dung lượng kiến thức quá nhiều, hoặc yêu cầu về trình độ của kiến thức và kĩ năng còn cao. Qua thực tế giảng dạy, những GV đứng lớp đã nhận ra những hạn chế, bất cập ở nhiều mức độ khác nhau của SGK biên soạn theo chương trình mới. Điều này là dễ hiểu do khâu biên soạn có “nhiều chuyên gia quá, ít người làm công tác thực tiễn ở địa phương”.

Báo Quân đội nhân dân cuối tuần số 465, ra ngày 5/10/2003 phản ánh những điều chưa chuẩn trong SGK Lịch sử 7: SGK Lịch sử 7, những điều chưa chuẩn. Theo tác giả Phạm Võ Thanh Hà, "nhìn bề ngoài SGK Lịch sử 7 nhìn khá bắt mắt: 158 trang, giấy trắng bìa đẹp gồm 2 phần: Lịch sử thế giới trung đại và lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX, do một tập thể tác giả biên soạn. Phải chăng vì tính chất đó (chia chương phần, cho từng người) mà cuốn sách không có được sự thống nhất trên nhiều phương diện ?

Trước hết SGK Lịch sử 7 đã không tìm ra tiếng nói chung khi sử dụng các dẫn chứng bổ trợ. Hãy xem, khi dẫn bài thơ của Trần Quang Khải “Phò giá về Kinh" (Chương Dương cướp giáo giặc - Hàm Tử bắt quân thù - Thái bình nên gắng sức - Non nước ấy ngàn thu) thì soạn giả SGK đưa tên người dịch là Trần Trọng Kim (trang 61); ngược lại, khi văn bản dịch tác phẩm "Bình Ngô đại cáo", được minh hoạ cho chiến thắng trong khởi nghĩa Lam Sơn, người đọc lại không thấy một dòng chú thích về tên dịch giả (trang 91).

… Xung quanh những nhân vật, sự kiện khá điển hình, SGK Lịch sử 7 đưa ra những nhận định chưa chuẩn. Ở trang 30, sách viết: “… Thái hậu họ Dương thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình bèn lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua” là không chính xác. Lẽ ra, sách chỉ nên viết “Phần lớn quan lại đồng tình”, bởi nếu không, ta sẽ giải thích thế nào đây, khi Nguyễn Bặc, Đinh Điền và một số người khác lại dấy binh chống lại Lê Hoàn mà sử sách đều ghi chép ?…

Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến cách diễn đạt không trong sáng, thiếu tinh tế của những người soạn sách. Hai tiểu mục của bài 25 Phong trào Tây Sơn” được trích dẫn dưới đây, hoàn toàn ảnh hưởng từ tiểu thuyết chương hồi thời Minh Thanh (Trung Quốc):

III.2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà

(trang 126)…

Đặc trưng cho lối diễn đạt không đúng văn phong SGK dẫn đến hiểu sai ý, phải nhắc đến đoạn trích dưới đây:

“Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hóa, được một viên quan đại thần họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là người có tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông và sinh hạ được ba vị vua cho nhà Trần…” (trang 77). Sự thực lịch sử thì hai người cô của Hồ Quý Ly, một người sinh ra Trần Nghệ Tông, một người sinh ra Trần Duệ Tông… Nhưng với cách diễn đạt “Ông là người có tài năng… và sinh hạ được ba vị vua cho triều Trần” khiến nhiều HS không bứt ra khỏi ý nghĩ rằng Hồ Quý Ly là thân phụ của ba vị vua. Cho nên, câu văn trên phải được sửa thành: “… có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông và hai người cô này sinh được ba vị vua cho triều Trần…”…

Một số bức ảnh trong SGK Lịch sử 7 cũng không chính xác, chưa đạt hiệu quả thẩm mĩ cao. Chẳng hạn, trang 101 hình 50 là tượng voi làm bằng cát trộn với mật mía (vì chưa có xi măng) lại được chú: “Tượng voi chầu bằng đá”. Rồi hình 40 trang 79: “Di tích thành nhà Hồ” đem lại cho người đọc bức ảnh quá nhỏ bé, không thấy được sự quy mô, kỳ vĩ của khu thành”…

Bài viết Chấp nhận học vẹt cũng không xong lại phản ánh những bức xúc của phụ huynh HS trước những kiến thức khá là khó đối với HS lớp 6. Bài viết đăng trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, số thứ 4 ngày 3/11/2004:

Thật là kỳ ! Chương trình SGK cải cách vừa được biên soạn mới tốn bạc tỉ, vậy mà các cháu nhỏ vẫn phải chấp nhận học vẹt nhưng cũng không xong ! Tôi đến trường nêu vấn đề với cô giáo của cháu thì được cô trả lời: Việc HS phải học thuộc là yêu cầu của trên.

… Tôi lấy cuốn Ngữ văn lớp 6 theo chương trình cải cách mới nhất in năm 2003 của NXBGD ra coi thử. Riêng phần đầu cuốn sách, nhiều mẩu ghi nhớ, nhiều từ Hán Nôm với cách hành văn theo kiểu nghiên cứu văn học rất khó nhớ đối với lứa tuổi 11. Ngay bài văn đầu tiên, mục ghi nhớ đóng khung được cô giáo yêu cầu học thuộc có câu: “Truyện "Con rồng cháu tiên" có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo… nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt..”… Mấy bài kế tiếp cũng tương tự, đại loại như truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" có lời phân tích: “…Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường… Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc”…

Những bài viết kiểu “nhặt sạn” như vậy rất nhiều trên báo chí trong những năm bắt đầu thay SGK mới. Có bài viết đúng, có bài chưa đúng, thậm chí thiếu thiện chí dẫn đến những dư luận xã hội bất lợi không đáng có.

Một cuốn SGK thí điểm có đến 60 lỗi là một ví dụ. Bài viết của tác giả Lý Quảng Trịnh đăng trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, số ra ngày 3/10/2003. Cuốn SGK mà tác giả nhắc tới là cuốn SGK Địa lý lớp 10 thí điểm. Theo tác giả, đó là một cuốn sách quá nhiều lỗi. “Nói là có một số nội dung cần sửa, nhưng trong sáu trang giấy A4 người ta có đếm được không dưới 60 nội dung cần sửa. Có lẽ vì một cuốn SGK 184 trang sách vỏn vẹn 10 chương, 42 tiết học mà có trên 60 nội dung cần sửa, NXBGD đã không thể làm cái việc đính chính và thế là trăm lỗi đổ đầu HS. Tuy nhiên, điều thật sự khiến người ta phải nghĩ về sự cẩu thả đến vô trách nhiệm của những người chịu trách nhiệm về cuốn sách là những nội dung cần sửa không phải là những lỗi chính tả hay một đôi từ in sai. Bắt đầu từ trang 3 đến hết trang cuối, các lỗi xuất hiện ở hầu hết các trang

được hướng dẫn sửa theo cách: “Trang x, dòng y đến dòng x từ trên xuống xin đọc là…”. Ngoài các lỗi “xin đọc là…”, rất nhiều dấu cộng (+) hướng dẫn HS sửa theo cách “Trang x, xin bỏ từ dòng y đến dòng z”. Có tất cả 11 lần “bỏ từ dòng… đến dòng…”. Ít là hai dòng (trang 15), nhiều là 25 dòng của toàn bộ phần nội dung (trang 16). Không chỉ bỏ từ dòng… đến dòng…, hơn thế, với những sai sót không thể tính từng dòng, các nhà làm SGK đã phải hướng dẫn HS bỏ nguyên 2/3 trang sách gồm nội dung câu hỏi và bài tập (trang 16)…

Sai một li, đi một dặm ! SGK là loại sách phải được in ấn nghiêm túc, thông tin chuẩn mực. Sai một chữ, một từ đã làm hỏng nghĩa. Sai cả dòng, nhiều dòng, thậm chí cả câu thì câu chữ què cụt khiến cuốn sách trở thành thứ hàng kém chất lượng, chẳng khác mấy hàng dỏm. Vậy nhưng thay vì thu hồi, tiêu hủy thứ hàng phế phẩm, các nhà làm sách lại buộc học trò phải cặm cụi vá víu, sửa chữa những điều mà chính các em chưa được học. Hơn nữa lại sửa theo bản hướng dẫn in ấn luộm thuộm, câu chữ rối rắm, tối nghĩa…

Đành rằng đây là SGK thí điểm, nhưng thí điểm không có nghĩa là được quyền cẩu thả, bởi trên hết đối tượng tiếp nhận là những con người đi học. Rất nhiều lỗi, từ lỗi về số trang, bài, dòng đến lỗi về nội dung sai được sửa bằng những nội dung thiếu từ, cụt nghĩa, méo mó và khi đọc nghe rất ngây ngô. Bởi dung lượng bài báo có hạn, hơn nữa tác giả bài viết cũng thật sự lạc trong mớ bòng bong của chính hướng dẫn sửa lỗi cho một cuốn sách quá nhiều lỗi, vì vậy xin chỉ nêu một vài dẫn chứng với ý nghĩ: NXBGD nên thu hồi và sửa chữa ngay những cuốn SGK loại này”.

Sau khi cho kiểm tra lại những điều bài viết nêu, NXBGD đã có công văn trả lời chính thức gửi tới báo Tuổi trẻ TP.HCM. Trong công văn nêu rõ, cuốn SGK mà tác giả nói đến đúng là SGK Địa lý thí điểm lớp 10 do NXBGD xuất bản. Song bản đính chính 60 lỗi đính kèm trong sách không phải do NXBGD phát hành mà do một tác giả của bộ sách tự ý kèm vào khi phát SGK cho các

GV dự tập huấn thay SGK mới. Và mặc dù đã kịp thời đính chính thông tin thiếu chính xác nói trên nhưng thái độ thiếu thiện chí của tác giả bài viết đăng trên một trong những tờ báo có lượng phát hành lớn nhất cả nước đã ảnh hưởng tới uy tín của NXBGD nói riêng và chất lượng SGK biên soạn theo chương trình mới nói chung. Cũng cần nói thêm rằng, rất ít báo khi cho đăng những bài viết loại này lại cho đăng ý kiến phản hồi của NXBGD trước những vấn đề bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến công tác phát hành sách (Trang 50 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)