Các PTTTĐC tác động tích cực tới hoạt động PHS của NXBGD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến công tác phát hành sách (Trang 90 - 92)

- Sách giáo khoa thay đổi "xoành xoạch"

2.3.1. Các PTTTĐC tác động tích cực tới hoạt động PHS của NXBGD

Như trên đã nói, sản phẩm sách của NXBGD gồm có SGK và STK. Với cùng một hệ thống phát hành, nhưng do tính chất của hai loại sách này khác nhau nên hoạt động phát hành cũng có những khó khăn và thuận lợi riêng. Nếu như SGK phát hành trong một thị trường ổn định và rộng lớn thì STK có thị trường nhỏ hẹp và bấp bênh hơn rất nhiều. Phát hành SGK lợi nhuận không cao, chỉ trông chờ vào số lượng lớn, còn phát hành STK lại đạt doanh thu lớn hơn, lợi nhuận cao hơn do mục đích kinh doanh của loại sách này có phần được coi trọng hơn nhiệm vụ chính trị (so với SGK) dù số lượng phát hành không lớn.

* Trên thực tế, các PTTTĐC dù thông tin về SGK theo chiều hướng nào thì lượng phát hành loại sản phẩm này vẫn không bị ảnh hưởng. Lượng SGK phát hành hàng năm vẫn căn cứ trên nhu cầu thực tế của từng địa phương, theo số lượng HS. Và về cơ bản, số lượng này là ổn định.

* Ngược lại, với sản phẩm STK, sự tác động của các PTTTĐC lại lớn hơn. Việc quảng bá cho các sản phẩm mới có ảnh hưởng khá lớn tới mức tiêu thụ loại sản phẩm này.

Cũng cần nói thêm rằng, STK có thể phân chia làm hai loại chính là STK bổ trợ SGK (loại trực tiếp phục vụ hoạt động dạy và học trong nhà trường) và STK nâng cao kiến thức (có đối tượng độc giả rộng lớn hơn). Loại STK bổ trợ SGK thuộc loại “thiết yếu” và đa số GV, HS cần có sách. Về cơ bản, lượng phát hành loại sách này ít bị ảnh hưởng bởi các PTTTĐC. Nhưng loại STK nâng cao kiến thức nói chung lại cần được quảng bá rộng rãi.

Sách của NXBGD được quảng cáo, tiếp thị trên báo, trong các chương trình phát thanh - truyền hình, đặc biệt là trong các hội chợ, triển lãm nói chung và của ngành giáo dục nói riêng; thông qua các hoạt động truyền thông như:

+ Tổ chức giới thiệu sách trước khi in, sau khi in xong và cả trong quá trình phát hành bằng các ấn phẩm như tờ rời, tờ gấp,…

+ Thông qua các hội thảo, các buổi nói chuyện, giới thiệu sách, triển lãm sách, ngày hội sách trong và ngoài ngành…

+ Tổ chức các cuộc thi gắn liền với nhiệm vụ chính trị của đơn vị như

Cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng;

Viết truyện ngắn cho thanh niên HS, sinh viên; Sáng tác thơ, truyện cho lứa tuổi mầm non; Ảnh về đề tài giáo dục; Viết truyện ngắn về nhà giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Biên soạn truyện tranh lịch sử theo SGK lịch sử hiện hành,…

Các hoạt động này đều nhằm mục đích trực tiếp thúc đẩy hoạt động PHS của NXBGD. Và chúng đã có tác động không nhỏ tới công tác phát hành của NXBGD.

Trong quá trình tiến hành những cuộc thi và các sự kiện đó, các PTTTĐC đưa tin và ủng hộ cho cuộc thi, sự kiện văn hóa - xã hội có ý nghĩa là một cách tích cực xây dựng một hình ảnh đẹp về NXBGD, thiết lập trong tâm lí người tiêu dùng ấn tượng tốt về một NXB chuyên ngành chú trọng đến vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ - một vấn đề được toàn xã hội đặc biệt quan tâm.

Các tác phẩm đạt giải cao hoặc có chất lượng tốt được tập hợp lại để xuất bản thành các tập sách với những chủ đề nhất định. Như cuộc thi Sáng tác thơ truyện cho lứa tuổi mầm non sau khi kết thúc đã có 2 tập sách được xuất bản; cuộc Vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên nhi đồng có 3 tập sách; cuộc thi Viết truyện ngắn cho thanh niên HS, sinh viên có 12 tập sách; cuộc thi Ảnh về đề tài giáo dục đã sử dụng khoảng gần 300 tác phẩm dự thi vào

việc minh hoạ cho SGK nói riêng và sách giáo dục nói chung (tính đến thời điểm luận văn này hoàn thành)… Bên cạnh ý nghĩa tốt đẹp của các cuộc thi thì những sản phẩm thu được sau đó còn mang lại những lợi ích kinh tế nhất định.

Đáng chú ý là Hội thi Cán bộ GV thư viện giỏi toàn quốc được tổ chức liên tục từ năm 2001 đến nay. Tại hội thi này, các cán bộ GV thư viện thể hiện khả năng tuyên truyền, giới thiệu sách trong thư viện nhà trường. Đây cũng là một kênh quảng bá hiệu quả cho sách của NXBGD, thông qua hệ thống thư viện. Đặc biệt, những chuyên mục như Sách và Đời sống trên báo Sài Gòn giải phóng, NXBGD giới thiệu sách mới trên báo Giáo dục và Thời đại, Sách mới

trên báo Tuổi trẻ TP.HCM… khi đăng các bài viết giới thiệu sách mới của NXBGD đã góp phần vào việc quảng bá cho văn hóa đọc nói chung và sách của các NXB nói riêng.

* Việc chủ động thông tin về tình hình xuất bản - in - phát hành SGK cho năm học mới, các đợt phát hành sách, những cố gắng của NXB trong việc ổn định thị trường SGK… (như trên đã phân tích) là góp phần ổn định tâm lý người tiêu dùng, củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với NXBGD và sản phẩm của NXBGD. Điều đó cũng góp phần thúc đẩy hoạt động PHS của NXB, ở khía cạnh giúp HS chủ động mua sách kịp thời.

* Các PTTTĐC đưa thông tin về những hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội của NXBGD là sự hỗ trợ hiệu quả cho NXB, để người tiêu dùng nhận thấy NXBGD là một doanh nghiệp không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao cho, kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở phục vụ nhiệm vụ chính trị là chính, mà còn quan tâm tới các hoạt động xã hội: chia sẻ với các em HS gặp khó khăn ở nhiều vùng, với đồng bào gặp hoạn nạn trên cả nước…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến công tác phát hành sách (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)