Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc bảo vệ quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm của hồ chí minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 70)

2.1.1 .Thành tựu

2.1.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc bảo vệ quyền

2.1.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu

Thứ nhất, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền trẻ em.

Trẻ em là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc nhƣng lại non nớt về thể chất và tinh thần nên thƣờng dễ bị tổn thƣơng và bị xâm hại về quyền tự do về lợi ích hợp pháp của mình; trẻ em còn là nạn nhân kép của việc phân biệt đối xử, bất bình đẳng và là đối tƣợng dễ bị tƣớc bỏ các quyền vốn có. Quyền trẻ em cũng chính là quyền cơ bản của con ngƣời. Tôn trọng và bảo đảm các quyền trẻ em chính là tạo lập sự tôn trọng và bảo đảm các quyền con ngƣời cơ bản và là điều kiên tiên quyết để trẻ em đƣợc sống, đƣợc phát triển và trở thành những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân Việt Nam đã giành sự quan tâm đặc biệt cho công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

Văn kiện Đại hội Đảng đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “ Thúc đẩy phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, lành mạnh. Phát triển hài hòa về cả thể chất, trí tuệ và đạo đức”. [6, tr.103]

Đảng và nhà nƣớc Việt Nam quan niệm “Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lƣợc lâu dài, góp phần quan trọng vào việc

chuẩn bị và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Đầu tƣ cho trẻ em chính là đầu tƣ cho tƣơng lai của đất nƣớc. Làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phải thể, gia đình và toàn thể xã hội” (Chỉ thị số 20-CT-TW ngày 05/01/2012 của Bộ chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc và giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới).

Cƣơng lĩnh phát triển đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa VII) và cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 2011 (Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XI) đều khẳng định “Con ngƣời là trung tâm của chiến lƣợc phát triển; tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời, gắn quyền con ngƣời với quyền lợi của dân tộc, đất nƣớc và quyền làm chủ của nhân dân; thực hiên chính sách xã hội đúng đắn, công bằng, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; chăm lo đời sống những ngƣời già cả neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi; thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em…”

Ngay từ rất sớm, Việt Nam đã xây dựng, thực hiện một số chƣơng trình chiến lƣợc bảo vệ, chăm sóc và giáo duc trẻ em nhƣ: Chƣơng trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 1991- 2000; Chƣơng trình hành động quốc gia về bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 1999-2002.(Quyết định số134-1999 /QĐ-TTg ngày 31/5/1999); Chƣơng trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (Quyết đinh số 23-2001/QĐ-TTg ngày 26/02/2001); Chƣơng trình phòng ngừa trẻ em đƣờng phố lạm dụng tình dục và trẻ em làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010; Chiến lƣợc quốc gia về dinh dƣỡng giai đoạn 2001-1010 nhằm đảm bảo nâng cao các chỉ tiêu dinh dƣỡng cho trẻ em; Chuơng trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục

và trẻ em còn lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại giai đoạn 2004-2010; Chƣơng trình phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2004- 2010; Đề án quốc gia chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, trẻ em bị bỏ rơi, nhiễm chất độc hóa học, nhiễm HIV giai đoạn 2004- 2010.

Và đang thực hiện một số chƣơng trình nhƣ: Chƣơng trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/2/2011) tập trung vào giảm thiểu và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Chiến lƣợc quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 gồm các mục tiêu phòng chống HIV/AIDS ở trẻ em và từ mẹ lây sang con; Chƣơng trình quy hoạch hệ thống cơ sở văn hóa vui chơi, giải trí cho trẻ em giai đoạn 2010- 2015; Chiến lƣợc phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020; Chƣơng trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2012-2020. (Quyết định số 1555-2012/QĐ-TTg ngày 17/12/2012)

Sự lãnh đạo thƣờng xuyên, có hệ thống cụ thể của Đảng đối với công tác BVCS&GDTE là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành tựu bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam trong thời gian qua.

Thứ hai, sự quan tâm của gia đình, nhà trường và các tổ chức chính trị xã hội.

Các phƣơng tiện thông tin đại chúng tăng cƣờng công tác truyên truyền về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thông qua chƣơng trình truyền hình vì trẻ em phát sóng hàng tuần, các chiến dịch truyền thông nhân Tháng hành động vì trẻ em... nhằm giúp mọi ngƣời hiểu đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nhận thức của gia đình, nhà trƣờng và xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em ngày càng đƣợc nâng cao, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nhiều gia đình, tổ chức xã hội, doanh nghiệp đã tích cực tham gia vào việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc nhận chăm nuôi đỡ đầu trẻ, nhận trẻ làm con nuôi, qua đó tạo cho trẻ một mái ấm gia đình, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Nhiều phong trào đƣợc phát động nhằm tăng cƣờng chất lƣợng học tập, giảng dạy trong trƣờng học. Các chƣơng trình học chính khóa và ngoại khóa trong nhà trƣờng từng bƣớc có sự đổi mới, lồng ghép nhiều nội dung liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhƣ giáo dục kỹ năng sống, phòng HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thƣơng tích trẻ em...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân nhƣ: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Bảo vệ quyền trẻ em, các tổ chức phi chính phủ trong nƣớc và quốc tế tham gia tích cực trong hoạt động tuyên truyền giáo dục Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Công ƣớc Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Đặc biệt, mạng lƣới cán bộ Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên các cấp đã tham gia tích cực vào việc giáo dục trẻ em cá biệt tại thôn, xóm, tổ dân phố hoặc phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật; nhiều thành viên của các đoàn thể tham gia làm tuyên truyền viên xã/phƣờng và cộng tác viên thôn, bản cho các chƣơng trình, dự án bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhƣ chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi, vận động nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống tai nạn thƣơng tích trẻ em...; tham gia vào tổ hoà giải làm giảm sự tan vỡ của nhiều gia đình, phòng ngừa sự thiệt thòi có thể xảy ra đối với trẻ em, ngăn chặn các nguy cơ trẻ em bỏ nhà đi lang thang hoặc sa vào các tệ nạn xã hội khác.

Dƣới sự lãnh đạo của các chi bộ, đảng bộ cơ sở, sự phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và gia đình, cộng đồng, các chính sách, chƣơng trình mục tiêu cho trẻ em ở địa phƣơng, nhất là “Tháng hành động vì trẻ em” đƣợc duy trì hàng năm và ngày càng có hiệu quả thiết thực. Sự đóng góp công sức, nguồn lực của từng cơ sở, địa phƣơng đã góp phần tích cực thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu chƣơng trình hành động vì trẻ em.

2.1.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Do đặc thù về lứa tuổi, tâm lý, sinh lý, năng lực của trẻ em đang trong thời kỳ phát triển và chƣa trƣởng thành, nên từ nhận thức tới hành động của

trẻ em còn rất nhiều bồng bột, nông nổi. Vì thế, trƣớc tác động đa chiều bởi nhiều yếu tố khác nhau của cuộc sống gồm cả tốt lẫn xấu mà trẻ em chƣa phân biệt đƣợc. Đồng thời việc nhận thức và hành động về quyền trẻ em chƣa đầy đủ nên việc bảo vệ quyền trẻ em còn có nhiều hạn chế.

Thứ nhất, nhận thức về tầm quan trọng việc bảo vệ quyền trẻ em chưa được đầy đủ.

Nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chƣa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ; nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho trẻ em chƣa đƣợc các cấp, các ngành quan tâm đấu tranh loại bỏ nhƣ quan niệm “yêu cho roi cho vọt”. Việc ngƣợc đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chƣa đƣợc cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì ngƣời tố giác không đƣợc bảo vệ. Sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chƣa đƣợc cảnh báo đúng mức. Trẻ em bị ngƣợc đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ti hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội, khi trƣởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tƣơng tự đối với ngƣời khác.

Các hoạt động chăm sóc sức khỏe sơ sinh và bà mẹ đang mang thai vẫn chƣa thực sự hiệu quả ở vùng sâu vùng xa, cùng với đó là trình độ dân trí thấp, nhận thức của bà mẹ mang thai và ngƣời dân còn hạn chế về kỷ thuật chăm sóc bản thân và trẻ sơ sinh, về quyền lợi và bổn phận, trách nhiệm mang tính pháp lý của ngƣời mẹ đối với việc chăm sóc thai nhi và con cái… chẳng hạn sau vài ngày sinh cả mẹ và trẻ sơ sinh đều lên nƣơng rẫy, điều này dẫn đến trẻ viêm phổi và nguy cơ mắc bệnh tật cao.

Tình trạng bạo hành đối với trẻ em ở địa phƣơng, đặc biệt là những vùng ven sông Hồng nơi mà truyền thống, tập tục “trọng nam khinh nữ” vẫn còn khá phổ biến diễn ra hết sức phức tạp và nhức nhối. Ví dụ do ảnh hƣởng nặng nề của việc trọng nam khinh nữ, tình trạng trẻ em gái bị phân biệt đối xử

không công bằng, hay phƣơng pháp kỷ luật tiêu cực (với những hình thức nhƣ roi vọt, mắng chửi, hạ thấp nhân phẩm.) vẫn còn khá phổ biến. Mặc dù chính quyền ban ngành và đoàn thể đã có những chƣơng trình và kế hoạch nhằm khắc phục tình trạng này nhƣng việc thực hiện chƣa thực sự hiệu quả.

Nhiều gia đình chỉ chú trọng việc làm ăn kinh tế, ít dành thời gian quan tâm đến con cái. Tình trạng thiếu trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái hay còn gọi là sự “sao nhãng” trẻ em theo quan niệm của cộng đồng quốc tế, còn khá phổ biến ở nƣớc ta.

Thiếu hiểu biết về luật pháp bảo vệ quyền trẻ em, không nhận thức đƣợc các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng ngƣời thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em (chiếm khoảng 50% tổng số vụ vi phạm). Trong xã hội, nhiều vụ phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự.

Thứ hai, Hệ thống tổ chức bảo vệ chăm sóc trẻ em chậm được củng cố, kiện toàn.

- Về hệ thống tổ chức và cán bộ: Trong những năm qua, hệ thống quản lý nhà nƣớc về bảo vệ, chăm sóc trẻ em liên tục đƣợc điều chỉnh đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Trong giai đoạn quá độ, đội ngũ cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ Trung ƣơng đến cơ sở, đặc biệt mạng lƣới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở địa bàn thôn, bản, khu, ấp... chậm đƣợc kiện toàn, chƣa đủ số lƣợng và chất lƣợng để bảo vệ trẻ em có hiệu quả. Trƣớc năm 2007, cả nƣớc có khoảng 160.000 cộng tác viên ở cấp thôn bản, hiện nay chỉ còn trên 7.000. Ở cấp xã trƣớc đây, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do cán bộ dân số gia đình và trẻ em đảm nhận, hiện nay do cán bộ Lao động thƣơng binh và xã hội kiêm nhiệm, song công việc vừa mới mẻ vừa quá tải. Cấp huyện trƣớc có Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em đảm nhận với số lƣợng từ 7- 9 cán bộ, trong đó có ít nhất là 2 cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhƣng khi chuyển

về ngành Lao động thƣơng binh và xã hội thì chƣa có đến 1 cán bộ chuyên trách và thƣờng phải kiêm nhiệm; cấp tỉnh trƣớc 2007 có từ 5 -7 cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì này chỉ còn 3 - 4 ngƣời. Hiện nay chúng ta vẫn đang thiếu đội ngũ cán bộ xã hội có tính chuyên nghiệp có đủ năng lực thực hiện các hoạt động phát hiện, can thiệp, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em có nguy cơ bị tổn thƣơng.

- Về cơ chế phối hợp hoạt động: Việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức chƣa hiệu quả do có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và do năng lực chuyên môn hạn chế… Việc phân loại, quản lý và theo dõi các nhóm đối tƣợng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt không chặt chẽ. Việc phát hiện sớm, can thiệp và trợ giúp các trƣờng hợp trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em vi phạm pháp luật chƣa kịp thời, nhiều trƣờng hợp để lại hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em và gia đình, để lại sự hận thù trong lòng trẻ em.

- Chậm chuyển đổi về cách tiếp cận bảo vệ trẻ em: Công tác bảo vệ trẻ em hiện nay tập trung chủ yếu cho các hoạt động trợ giúp cho trẻ em đã rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc đã bị tổn hại, chậm chuyển đổi từ giải quyết hậu quả sang chủ động phòng ngừa; từ tiếp cận mang tính ban ơn sang khuyến khích động viên phát huy tính năng động và sự tham gia của trẻ em và gia đình trẻ em; cơ chế, biện pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em có nguy cơ bị tổn thƣơng chƣa chuyển mạnh theo hƣớng quản lý chặt chẽ và có hệ thống.

- Cấu trúc mạng lƣới dịch vụ bảo vệ quyền trẻ em chƣa đồng bộ, thiếu tính liên kết chặt chẽ và chƣa đƣợc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng, dẫn đến việc bảo vệ quyền trẻ em chƣa đầy đủ và chƣa liên tục; đặc biệt là việc phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm để loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. Chƣa có sự gắn kết chặt chẽ theo quy trình, chức năng giữa các hoạt động: truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi cho cha mẹ,

ngƣời chăm sóc trẻ, thầy cô giáo và trẻ em; tƣ vấn, tham vấn, trị liệu phục hồi tâm lý, phục hồi thể chất. Đặc biệt sự kết nối các nhiệm vụ, hoạt động và dịch vụ bảo vệ trẻ em giữa các ngành trong việc quản lý ca, chuyển tuyến đối với trẻ em có nguy cơ cao, bị tổn hại và tạo dựng môi trƣờng sống an toàn cho trẻ em còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ.

Thứ ba, ngân sách phân bổ cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ trẻ em quá thấp.

Các kết quả nghiên cứu và báo cáo của các địa phƣơng trong một số năm gần đây cho thấy ngân sách dành cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ quyền trẻ em chƣa tƣơng xứng với tăng trƣởng kinh tế và đầu tƣ cho các lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm của hồ chí minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)