Quan niệm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ e mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm của hồ chí minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 42)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em và sự cần thiết của việc

1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ e mở Việt Nam

Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em là một bộ phận của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Sự hình thành và phát triển của nó gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng về độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội của nhân loại.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh không chỉ có tình cảm với đồng bào, trẻ em trong nƣớc mà còn đối với đồng bào, trẻ em bị áp bức trên thế giới. Nhận thức của Hồ Chí Minh về quyền tự do độc lập của con ngƣời, hạnh phúc cho nhân dân, trong đó có quyền trẻ em đƣợc nâng cao trong thời gian Ngƣời hoạt động ở Pháp (1917). Ngƣời đã nghiên cứu, tiếp thu sâu sắc hơn những tƣ tƣởng tiến bộ của triết học ánh sáng Pháp, của cách mạng tƣ sản Pháp. Ngƣời cũng nhanh chóng tiếp nhận tƣ tƣởng tự do, bình đẳng qua “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” (1791) của cách mạng Pháp năm 1789. Tƣ tƣởng tiến bộ của “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ (1776) với mục tiêu xây dựng một nhà nƣớc dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự do cho mọi ngƣời cũng có ảnh hƣởng đến Ngƣời. Trong “Yêu sách 8 điểm”, gửi đến cho phái đoàn các nƣớc thắng trận trong chiến tranh thế giới lần thứ

nhất, họp tại Véc Xây (1919), Ngƣời nhấn mạnh đến quyền tự do giáo dục của ngƣời dân bản xứ, trong đó có trẻ em.

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, trong “Chánh cƣơng vắn tắt” của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo, Ngƣời chủ trƣơng phổ thông giáo dục. Năm 1941, khi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh có dịp chăm sóc dạy dỗ các cháu thiếu niên, nhi đồng. Đồng bào Pác Pó thời bấy giờ còn ghi lại những mẫu chuyện về ông Ké tắm rửa, chữa bệnh, dạy học cho các cháu thiếu niên nhi đồng, hay việc Hồ Chí Minh giữ đúng lời hứa mang quà cho một cháu gái khi đi công tác xa về. Trong thời kỳ này tình cảm yêu thƣơng, quan điểm về quyền trẻ em của Hồ Chí Minh trở thành đƣờng lối, chính sách cụ thể.

Mở đầu bản Tuyên ngôn Hồ Chí Minh đã trích dẫn lại những câu mở đầu trong bản Tuyên ngôn độc lập của nƣớc Mỹ năm 1776, và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791. Tuyên ngôn Độc lập của nƣớc Mỹ khẳng định:“Tất cả mọi ngƣời đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm đƣợc; trong những quyền ấy, có quyền đƣợc sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nƣớc Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sƣớng và quyền tự do.” [45, tr.1]. Hồ Chí Minh cũng đã nhắc đến quyền trẻ em trong Tuyên ngôn Độc lập. Bởi, dân tộc nào cũng có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sƣớng, quyền tự do thì nghĩa là, công dân nào, trẻ em nào trong dân tộc ấy cũng đƣợc hƣởng các quyền mà dân tộc đó có.

Trong những năm đầu cách mạng (1945-1946), Việt Nam trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cũng nhƣ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp rồi kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, bao giờ Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến các cháu thiếu nhi.

Thật hiếm có một vị lãnh tụ trên thế giới đã gửi nhiều thƣ, làm thơ, thăm các cháu thiếu nhi nhƣ chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Kể từ “thƣ gửi cho học sinh” (9-1945) đã đặt trách nhiệm cho học sinh đối với tƣơng lai của đất nƣớc cho đến “Di chúc” thiêng liêng (1969) Bác nhắc nhở trách nhiệm của Đảng, nhà nƣớc, nhân dân đối với thế hệ trẻ, trong Di chúc của Ngƣời có đoạn viết “Bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” [56,tr. 612]. Lời nhắn nhủ này của Ngƣời đƣợc ghi nhận nhƣ một mệnh lệnh phát ra từ con tim vĩ đại của Ngƣời đối với thế hệ trẻ và cũng là quan điểm cốt lõi của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Trước hết, quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền trẻ em được thể hiện qua việc tố cáo tội ác của bọn thực dân đối với trẻ em Việt Nam và các nước thuộc địa.

Quá trình đi tìm đƣờng cứu nƣớc, tìm phƣơng pháp đấu tranh với kẻ thù, Hồ Chí Minh đã đi sâu nghiên cứu các thủ đoạn, tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam. Ngƣời dành thời gian đọc rất nhiều các nguồn tài liệu từ kho lƣu trữ và các thƣ viện của nƣớc Pháp, kết hợp với việc khảo sát, kiểm nghiệm thực tiễn đời sống của nhân dân Việt Nam dƣới chế độ thực dân.

Những năm sống ở đất Xô Viết (1923-1924) đƣợc chứng kiến một xã hội mới Hồ Chí Minh cũng chú ý nhiều đến quyền trẻ em, đặc biệt là quyền đƣợc học tập. Ngƣời có cơ hội so sánh hai nền giáo dục hoàn toàn khác nhau, điều này đƣợc Ngƣời thể hiện trong một bài viết “ giáo dục quốc dân” năm 1924:

"CÁI DÃ MAN" BÔNSƠVÍCH

Chính phủ Xôviết đã cho thực hiện chƣơng trình sau đây:

A) Giáo dục không mất tiền và bắt buộc; giáo dục phổ thông và bách khoa đối với các trẻ em nam nữ cho đến 17 tuổi; từ 17 tuổi trở lên thì giáo dục chuyên môn và chuyên nghiệp.

B) Nhà nƣớc chịu phí tổn cho tất cả học sinh về ăn uống, quần áo, giầy dép và những thứ cần dùng cho học sinh.

C) Thiết lập một hệ thống các trƣờng mẫu giáo và vỡ lòng, nhà giữ trẻ, vƣờn trẻ, nhà nuôi trẻ, v.v. nhằm mục đích cải thiện việc giáo dục của xã hội, giải phóng ngƣời phụ nữ.

D) Nhân dân lao động tích cực tham gia việc giáo dục quốc dân; phát triển các "Hội đồng giáo dục quốc dân"; tất cả những công dân có trình độ giáo dục phổ thông, đều thuộc quyền sử dụng của Nhà nƣớc, v.v..

E) Trong ngành đại học, các sinh viên nghèo và nhất là công nhân và nông dân đƣợc cấp học bổng và những ƣu tiên khác để họ có phƣơng tiện vật chất theo học ngay cả các trƣờng đại học.

"NỀN VĂN MINH" PHÁP

Trong xứ Goađơlúp, 10.000 trẻ em không có trƣờng học. Tại Angiêri thuộc Pháp, từ suốt 94 năm nay, trong số 5.000.000 dân chỉ có 35.000 học sinh là đƣợc hƣởng thụ một nền giáo dục nhỏ giọt, còn 695.000 trẻ em bản xứ thì phải chịu dốt nát. Tại Cao Miên: 60 trƣờng cho 2.000.000 dân! Tại Nam Kỳ (thuộc Pháp từ hơn nửa thế kỷ nay): trong số 2.500.000 ngƣời dân, chỉ có 51.000 học sinh. May mắn thay, tuy chúng ta thiếu trƣờng học, nhƣng nƣớc Pháp đã ban cho chúng ta rất nhiều nhà thổ, tiệm hút thuốc phiện và ty rƣợu.” [40, tr.337]

Trong bài này, tác giả đã nêu ra những tài liệu, số liệu về việc chính phủ xô viết thực hiện một số chính sách giáo dục “không mất tiền và bắt buộc”, nhà nƣớc chịu phí tổn cho học sinh, thành lập một hệ thống các trƣờng mẫu giáo và vỡ lòng, nhà giữ trẻ, vƣờn trẻ, nhà nuôi trẻ: Nhân dân lao động tích cực tham gia giáo dục quốc dân, trong lúc ấy chính phủ Pháp tự nhận là “khai hóa văn minh” trong các nƣớc đƣợc nƣớc mẹ bảo hộ, lại giam hãm nhân dân thuộc địa vào cảnh dốt nát và nghiện ngập. Có thể nói, đây là lời tố cáo đanh thép nhất về chính sách ngu dân và vi phạm quyền đƣợc học tập của trẻ em của bọn thực dân đế quốc và thúc dục mọi ngƣời đấu tranh vì độc lập đem lại quyền chính đáng cho trẻ em.

Trên cơ sở ấy, Ngƣời viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Với những bằng chứng cụ thể và sát thực, Hồ Chí Minh, đã vạch trần sự bƣng bít có tính chất hệ thống của thực dân Pháp về tội ác của chúng ở Việt Nam và các nƣớc thuộc địa. Ngƣời chỉ ra một cách thuyết phục rằng, thực dân Pháp đã thi hành một chính sách phi kinh tế, thu lợi nhuận tối đa, thực hiện chuyên chế về chính trị, thẳng tay đàn áp, không cho nhân dân Việt Nam đƣợc hƣởng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ. Thông qua tác phẩm, Hồ Chí Minh còn tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở chính sách ngu dân, bắt ngƣời dân thuộc địa phải mua rƣơụ và thuốc phiện, hạn chế mở trƣờng học. Ngƣời viết “… Lúc ấy, cứ một nghìn làng thì có đến một nghìn năm trăm đại lý bán lẻ rƣợu và thuốc phiện. Nhƣng cũng trong số một nghìn làng đó lại chỉ có vẻn vẹn mƣời trƣờng học. Trƣớc khi có bức thƣ quý hoá trên, hằng năm ngƣời ta cũng đã tọng từ 23 đến 24 triệu lít rƣợu cho 12 triệu ngƣời bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con”.[41, tr.23]

Thực dân Pháp tự xƣng là “mẫu quốc đi khai hóa văn minh” cho các dân tộc bản xứ mà trẻ em bản xứ không đƣợc đi học sớm, phải lao động để kiếm sống và phải gánh đủ thứ thuế. Hơn nữa, trẻ em chẳng những không đƣợc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục mà ngƣợc lại còn bị hành hạ làm cho ngu dốt bằng cách bắt đàn bà trẻ con không uống rƣợu cũng phải mua và không cho đến trƣờng. Hậu quả của chính sách ngu dân này của thực dân Pháp đã làm cho 95% dân An nam bị mù chữ, tỷ lệ trẻ em không đƣợc đến trƣờng chiếm một phần không nhỏ.

Thông qua việc tố cáo chính sách ngu dân của bọn thực dân, Hồ Chí Minh không chỉ lên án chúng chà đạp lên nguyện vọng học tập của trẻ em mà còn chứng minh rằng, ở các nƣớc thuộc địa trẻ em cũng nhƣ phụ nữ là đối tƣợng đàn áp, bóc lột trực tiếp của bọn thực dân nên chúng phải làm cho ngu để dễ bề cai trị.

Hồ Chí Minh khẳng định, trẻ em cũng nhƣ mọi tầng lớp nhân dân khác trong xã hội đều có quyền sống, quyền hƣởng hạnh phúc và quyền tự do. Đó là quyền thiêng liêng của mọi ngƣời trong đó có trẻ em. Cho nên, bất cứ sự áp bức bóc lột nào, bất cứ tội ác nào gây ra cho trẻ em đều bị lên án và đều vi phạm quyền trẻ em. Ngƣời đã vận dụng kinh nghiệm lịch sử này để giáo dục cho trẻ em tham gia cách mạng. Rõ ràng, Ngƣời chỉ cho trẻ em hiểu đƣợc nổi cơ cực, nhục nhã thì trẻ em mới căm thù và tăng cƣờng sức mạnh đấu tranh. Cho nên, Ngƣời luôn chú trọng đến việc nâng cao nhận thức chính trị của trẻ em. Trong “Thƣ trung thu gửi các cháu nhi đồng” (13/9/1951) Ngƣời căn dặn: “…các cháu phải ghét cay, ghét đắng bọn thực dân, bọn can thiệp Mỹ, bọn Việt gian bù nhìn, vì chúng nó mà chúng ta khổ các cháu phải yêu, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động. Các cháu phải gắng giúp đỡ thƣơng yêu gia đình chiến sĩ, gắng giữ gìn vệ sinh, giữ gìn thật thà, gắng học hành”

Thứ hai, trẻ em là tương lai của đất nước.

Từ việc tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trẻ em là tƣơng lai của đất nƣớc, của thế giới vì vậy sự định hình nhân cách, lý tƣởng của trẻ em hôm nay quyết định nhân cách, lý tƣởng của trẻ em quyết định đất nƣớc sẽ tồn tại nhƣ thế nào trong tƣơng lai Ngƣời nói: Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau, các cháu là ngƣời chủ của nƣớc nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hòa bình và dân chủ, sẽ không có chiến tranh. [48, tr. 186]

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí vai trò của trẻ em đối với tƣơng lai của nƣớc nhà hết sức gần gũi với quan điểm của các nhà tiến bộ trên thế giới vào những năm 70 của thế kỷ XX mà nay vẫn còn nguyên giá trị: Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Vì vậy, chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc cần có một môi trƣờng chăm sóc tốt, giáo dục tốt trong môi trƣờng xã hội lành mạnh. Việc chăm lo cho trẻ em trong xã hội hiện tại sẽ quyết định sự tồn vong của xã hội trong tƣơng lai: Bác mong các cháu chăm ngoan, mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng

Ngày nay trong nhận thức của nhiều ngƣời không phải ai cũng cho rằng trẻ em là một cá thể có các quyền cơ bản và cần đƣợc tôn trọng nhƣng với Hồ Chí Minh, Ngƣời đã sớm nhận ra điều đó, Ngƣời đặt trẻ em ở một vị trí công dân nhỏ tuổi. Khi nhà nƣớc độc lập thì các em trở thành những tiểu quốc dân của một nƣớc độc lập.

Nhìn sự vật, sự việc từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện tại đến tƣơng lai nên Hồ Chí Minh còn phát hiện ở trẻ em nhiều tiềm năng không chỉ phát huy đƣợc trong tƣơng lai mà còn phát triển đƣợc ở hiện tại. Các em có thể hoàn toàn đóng góp sức mình cho đất nƣớc cho xã hội nếu có sự động viên và định hƣớng đúng đắn của ngƣời lớn.

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.” [48, tr. 499]

Quan điểm của Hồ Chí Minh về “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” là một di sản quý báu, là một trong những tƣ duy về tiềm năng của trẻ em và tƣ duy về quyền đƣợc tham gia của trẻ em.

Thứ ba, điểm nổi bật trong quan điểm Hồ Chí Minh về việc bảo vệ

quyền trẻ em là thực hiện những quyền cơ bản như ăn, ở, học hành, vui chơi giải trí…

Khát vọng mà suốt cuộc đời Ngƣời luôn hƣớng tới là giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc xâm lƣợc, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Ngƣời nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nƣớc ta đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đƣợc học hành”. [43, tr.178] Ham muốn tột bậc đó chính là mục tiêu, lý tƣởng đấu tranh cách mạng của Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại, trong đó có trẻ em. Nó đƣợc thể hiện trƣớc hết ở việc làm của Ngƣời cho nhân dân, cho các em đƣợc ấm no, đƣợc học hành.

Sự quan tâm của Ngƣời đối với quyền trẻ em nhất là quyền học tập của trẻ em đƣợc nêu trong “Yêu sách 8 điểm”, trong “Chánh cƣơng vắn tắt”, trong “Chƣơng trình Việt Minh”, trong các Hiến pháp của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Ngƣời chủ trƣơng soạn thảo và trong Di chúc của Ngƣời.

Trong “ Bản yêu sách tám điểm” gửi đến hội nghị Véc Xây đòi quyền độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam- thể hiện nguyện vọng của nhân dân các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc. Hồ Chí Minh không chỉ tố cáo tội ác của bọn thực dân đối với con ngƣời mà còn đòi các quyền tự do dân chủ, trong đó có quyền tự do giáo dục, thành lập các trƣờng học cho ngƣời bản xứ có thể nói rằng, những vấn đề cơ bản trong “Yêu sách tám điểm” của Hồ Chí Minh chính là lời tố cáo sự vi phạm quyền con ngƣời theo quan niệm hiện nay đó là:

+ Quyền đƣợc đảm bảo. + Quyền đƣợc bảo vệ. + Quyền đƣợc tham gia.

Trong “Chánh cƣơng vắn tắt” đƣợc thông qua tại Đại Hội thành lập Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo, Ngƣời chủ trƣơng “phổ thông giáo dục theo công nông hóa.” [42, tr.1]

Trong “Chƣơng trình Việt Minh” quy định rất rõ chính sách văn hóa, giáo dục đối với trẻ em nhƣ:

“ - Hủy bỏ nền giáo dục nô lệ. Gây dựng nền quốc dân giáo dục. Cƣỡng bức giáo dục từ bậc sơ học. Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục dân tộc mình…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm của hồ chí minh vào việc thực hiện quyền trẻ em ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)